Friday, October 11, 2019

💬 ...PERSUASIVE LEADERSHIP: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHƯA CÓ POWER ĐỦ MẠNH MÀ KHIẾN LÃNH ĐẠO TRIỂN KHAI ĐIỀU MÌNH CHO RẰNG LÀ ĐÚNG?



📖

Nhiều người có ý tưởng hay, giải pháp đúng nhưng không thể triển khai được vì không đủ quyền lực để triển khai, thường họ nghĩ là điều này khó thực hiện. Tôi cho rằng đây chỉ là vấn đề của kỹ thuật, nếu đã là điều đúng và tốt thì bạn sẽ có thể dễ dàng khiến lãnh đạo của bạn là người có quyền lực khiến điều này xảy ra. Nếu bạn có phương pháp bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, sau đây là một phương pháp mà bạn có thể áp dụng được.


0 - Luôn ghi nhớ.Không quan trọng là bạn nói ra được gì, mà quan trọng là người nghe tiếp thu được gì.


1 - Chuẩn bị nội dung thuyết phục và nhất quán.Đầu tiên để thuyết phục thì bạn phải có một nội dung có tính thuyết phục và nhất quán. Tính nhất quán quan trọng vì bạn sẽ phải thuyết phục nhiều lần, theo kiểu mưa dần thấm lâu, nếu không nhất quán, không dùng cùng một câu chữ thì khó mà ngấm được.


2 - Xây dựng tâm thế cho người tiếp thu.Người ta sẽ tiếp thu nếu tâm thế sẵn sàng tiếp thu. Vì vậy bạn phải chuẩn bị tâm thế cho điều đó, hãy làm sao để người ta muốn tiếp thu, quan tâm tới việc lắng nghe, đủ thông tin để hiểu điều bạn muốn nói. Khi nào thấy tâm thế họ sẵn sàng thì mới bắt đầu góp ý. Thường thì khi một người có nguyện vọng và sở hữu kiến thức phù hợp, tâm thế họ sẽ sẵn sàng hơn.

Nói nôm na, Xây dựng tâm thế cho người tiếp thu là đặt họ vào trạng thái sẵn sàng tiếp thu. Tùy hoàn cảnh mà nó khác nhau.

Ví dụ thuyết phục sếp thì sếp phải thấy lợi ích và mong muốn nghe điều mình sắp nói, sếp phải có đủ hiểu biết và thông tin để hiểu được điều mình sắp nói.

Thuyết phục đối tác thì trước khi đưa ra đề nghị của mình họ phải thấy mình là người đáng tin tưởng, điều mình nói có chứa lợi ích của họ, mình đủ tầm cỡ để hợp tác với họ.

Hoặc anh Thăng muốn xã hội ủng hộ và chi tiền cho các việc anh ấy làm thì anh phải chém những câu để xã hội thấy anh ấy quan tâm tới họ, đứng về phía họ.

Chị Tiến nhẩy đi chứng minh bằng số liệu thì nói đúng tới mấy người ta cũng đâu quan tâm lý luận của chị. Việc đầu tiên chị cần làm là cho các bố mẹ người ta thấy tôi thông cảm với anh/chị, tôi hiểu nỗi lo sợ của anh/chị, tôi đang giải quyết vấn đề của anh/chị. Sau khi người ta đã ở tâm thế muốn nghe rồi, thì chỉ cần nói có lý một tí là các bố mẹ nghe theo.

Các bác sỹ có phong cách hiền từ, lắng nghe thường được bệnh nhân tin tưởng hơn là vì vậy, riêng cái phong thái của anh đã đặt bệnh nhân vào tâm thế sẵn sàng nghe theo.

các startup muốn vận động bỏ 292 thì phải cho người ta thấy là tôi có giá trị, tôi hữu ích, tôi tử tế. Đây các bố chửi ẩm lên là người ta dốt, xấu , đòi bỏ Việt Nam sang Singapore, viết thư phản đối với lời lẽ sát phạt. Chuẩn bị tâm thế cho người nghe như thế bảo sao chả đứt


3 - Thuyết phục phải có và mạnh dạn trình bày giải pháp cụ thể, hạn chế chung chung Nhìn vấn đề thì dễ chứ đưa giải pháp mới khó. Ngồi vạch không rồi rốt cục ai giải quyết vấn đề

Để hiệu quả cao, khi tìm ra vấn-đề thì người-tìm-ra vấn-đề nên luôn dành thêm chút thời gian nghiên-cứu coi vấn đề đó nên được giải-quyết ra sao mà suggest. dĩ nhiên chỉ cần suggest giải-pháp ở mức độ phạm vi công-việc và hiểu-biết của người đó là đủ cho người trực-tiếp chịu trách-nhiệm thực-hiện giải-pháp để giải-quyết vấn đề có hướng hành-động cụ thể rồi


4- Thuyết phục là một chặng đường, không phải là đích đến. Và khi đã là một chặng đường thì bạn phải làm từ từ, từng bước, bằng nhiều hành động nối tiếp nhau, không có cách nào để độp một cái tới đích luôn.


5 - Chỉ nói khi người ta muốn nghe. Thời điểm là cực kỳ quan trọng. Ví dụ bạn muốn đi ngược đám đông, thì phải kiên nhẫn chờ tới lúc họ ít phẫn nộ nhất, mệt mỏi với tiếng nói đơn chiều nhất, muốn thử nghe tiếng nói từ chiều khác nhất.


6 - Thuyết phục bằng tấm gương.Trải nghiệm là cách tự nhiên nhất khiến người ta chú ý, chấp nhận và học hỏi. Hãy tạo ra các tình huống thực tế chứng minh điều bạn nói là đúng, show nó cho sếp của bạn, bạn không cần phải bình phẩm câu nào, ông ta đủ giỏi để hiểu ra tất cả những điều bạn muốn nói. Nhưng đừng quên sử dụng thông điệp nêu ở mục 1 để chốt vấn đề, nếu bạn giỏi nữa thì hãy để sếp tự phát ngôn ra thông điệp đó cho bạn, bạn chỉ việc tấm tắc khen khiến ông ta ghi nhớ và coi thông điệp, sáng kiến đó là của chính ông ta. Một kỹ thuật mình hay dùng là tán thưởng chính lời của người đối thoại để nhấn mạnh và khắc sâu điều mình muốn nói ;)


7- Potential problem analysis :những tình huống ẩn chứa rủi ro chắc chắc sẽ có tranh cãi. Muốn chuẩn bị thuyết phục cho tốt phải đưa ra những gạch đầu dòng được tình huống xấu, action thế nào thì tính thuyết phục cao hơn


8-Vấn đề này, ý anh thế nào ? (ngừng vài giây , nhìn vào mắt đối tượng)…theo em thì nên làm thế này anh thấy được ko???
giả bộ Hỏi để tỏ ra tôn trọng, xong đưa phương án luôn, nêu lên cái được cái mất …. Mạnh dạn phân tích, ra quyết định hỏi ý kiến sẽ tạo sức thuyết phục mạnh hơn là răm rắp làm theo lối mòn và khi gặp issue toàn đi hỏi cấp trên


TÚM LẠI,

Kỹ thuật này thực ra không giới hạn trong việc thuyết phục sếp, có thể sử dụng nó trong gia đình, dậy con; có thể sử dụng nó với sếp, với đồng nghiệp ngang vai, với cấp dưới; có thể sử dụng nó trên MXH với cá nhân, khi đi ngược đám đông để bảo vệ các giá trị bạn tin tưởng, khi đi xuôi đám đông; và có thể sử dụng để lobby chính trị, quan hệ, chính sách (trường hợp này cần phải thêm nhiều kỹ thuật khác nữa)


📖
LINKHAY/NGAO TIÊN SINH