Thursday, March 15, 2018

👫 ...VẠN LẦN ÂN ÁI KHÔNG BẰNG MỘT CÁI NẮM TAY



.
Hôm nay dù ho như Scooby-Doo, thanh niên một múi sáu vẫn chui vào công viên chạy bộ. Nhờ vượt qua cơn lười mà bắt gặp một hình ảnh thiệt đẹp. Một bác đầu hơi hói, nắm tay một cô cũng trung niên rồi.

Nói chung mình thích thấy người ta nắm tay lắm. Một cặp học sinh, một đôi tình nhân trẻ, hai người già, thấy họ nắm tay là mình thấy vui, trời ơi già rồi sinh lý đơn giản dễ vui vậy đó. Nhưng hôm nay thấy cái cặp quá lứa lỡ thì này nắm tay đi bộ trong công viên thì lại càng thấy vui lạ nữa.

Mình chạy hai vòng, quay lại thì thấy họ vẫn nắm. Kiểu như dù cho mưa anh xin đưa em tới cuối công viên ra bãi giữ xe vậy đó. Nghe loáng thoáng cô trung niên nói: “Con em bữa nay vừa đi học vừa chạy grab”. Anh kia nói: “Giờ này mà còn con em con anh chi nữa”. Á đù, ngôn tình U50 chăng?

Mình nghĩ nắm tay là một hành động vừa lãng mạn, vừa rất là thiêng liêng, lại vô cùng á đông nữa. Coi phim Mỹ, trai gái đâu có nắm tay để tỏ tình đâu. Tụi nó nhìn nhau xong hôn hít, xong thằng này hỏi: “Vô nhà anh hôn”, nhỏ kia liền: “Chơi, sợ gì”. Thế là sáp lá cà. Người Mỹ hôn nhau, làm tình rồi mới nắm tay. Cái năm tay của Âu - Mỹ thể hiện một sự trấn an, san sẻ nhiều hơn là cử chỉ biểu lộ tình cảm. Còn Á Đông, nắm tay là xác tín của tình yêu, một sự cam kết. Trai gặp gái lần đầu, kiểu gì kiểu cũng phải nắm cái tay đã. Sau đó mấy chuyên xôi thịt tính sau.

Bạn anh nói không nhớ nụ hôn đầu tiên như thế nào, lần đầu make love ra sao, nhưng nhớ như in cái nắm tay đầu tiên. Anh cũng nghĩ vậy. Cái nắm tay lần đầu ấy, như có điện chạy qua, khiến hai con người bối rối không biết nói gì, mà cũng không cần nói gì nữa. Rồi nhìn hai người U50 kia, đã sống qua nửa đời người, có khi đổ vỡ cũng mấy bận, giờ lại nắm được tay nhau giữa một cái công viên. An ủi biết bao. Chớt nhớ lại mấy câu thơ của Xuân Quỳnh:

“Gia tài em chỉ có bàn tay,
Em trao tặng cho anh từ ngày ấy,
Quá khứ dài là mái tóc em đen.
Vui, buồn trong tiếng nói, nụ cười em,
Qua gương mặt anh hiểu điều lo lắng,
Qua ánh mắt anh hiểu điều mong ngóng,
Anh nghĩ gì khi nhìn xuống bàn tay?”

Mình nghĩ sau bao nhiêu bộn bề và thất bại, điều an ủi cuối cùng là vẫn còn một bàn tay luôn sẵn sàng chìa cho nhau.

Những năm tháng cùng nhau anh chỉ thấy

Chạy bộ xong ma sến nhập .
.
👫 👫

BIẾT CÁCH NẮM TAY CHƯA?

Nếu đang cô đơn, bạn sẽ biết rõ giá trị của cái nắm tay. Và nếu đang yêu, bạn càng hiểu rõ hơn điều ấy. Đôi khi cái nắm tay còn giá trị hơn cả một nụ hôn. Nhưng nắm tay cũng cần có kỹ thuật đấy bạn ạ!Không phải ai cũng biết nắm tay và thực tế có khá nhiều người tỏ ra lúng túng với việc nắm tay ai đó, hoặc luôn luôn là người bị động để người khác nắm tay mình. Nhưng nếu bạn đã biết giá trị cảm xúc mà mình nhận được từ một cái nắm tay, bạn chắc chắn sẽ muốn đem lại điều tương tự cho người mình yêu thương bằng cách chủ động nắm lấy tay họ.Việc học cách nắm tay người khác có thể nghe thật lạ lùng và khá bối rối. Đừng ngại, luyện tập một kỹ năng truyền đạt yêu thương là việc đáng để bạn vượt qua những ngại ngùng.Từng bước một, chậm rãi thôi, …

Bước 1:
  • Tất nhiên là bạn phải tìm đối tượng để nắm tay đã. Ai sẽ là người này, và họ sẽ phản ứng với việc bạn sẽ nắm tay họ ra sao? Đó có thể là một đứa trẻ trong gia đình, hoặc một người bạn thân, hoặc anh chị em, hoặc chính chồng / vợ / người yêu của bạn. Hãy lưu ý về giới tính của người đó, đôi khi cái nắm tay của hai người cùng giới còn khó khăn hơn nhiều cái nắm tay giữa hai người khác phái.

Bước 2:
  • Hãy hình dung cảm giác của cái nắm tay mà bạn sắp thực hiện. Nếu bạn quá căng thẳng, hãy nghĩ đến cảm giác tuyệt vời bạn nhận lại khi người kia nắm lại tay bạn.
Bước 3:
  • Nắm tay tiếp cận. Bạn có thể thử nắm tay người này khi hai bạn đang đi dạo với nhau, với vai và cánh tay của hai bạn ở cự ly gần và thậm chí hơi chạm vào nhau. Nhưng đừng chọn nơi quá đông đúc nhé, có thể người bạn của bạn sẽ không thích đâu. Trong khi ngồi, đứng hoặc di cạnh nhau, hãy nắm lấy tay họ và hơi xiết nhẹ trong chốc lát. Đây là cái nắm tay tiếp cận, và bạn chỉ cần “tóm” lấy bàn tay họ một cách tự nhiên nhất mà thôi.
Bước 4:
  • Đợi đối phương nắm lại tay bạn. Nếu họ xiết tay lại, điều đó chứng tỏ họ thích sự thân mật mà bạn tạo ra từ việc chủ động nắm tay họ, vậy thì bạn hết ngại rồi đúng không.
Bước 5:
Đây là lúc bạn áp dụng kỹ thuật nắm tay, hãy chọn một trong hai cách sau để giữ tay người khác trong tay bạn nhé!
  • 1- Đơn giản nhất, bạn chỉ cần nắm trọn bàn tay họ. Cách này dễ làm nhưng sẽ khó mà kéo dài được cái nắm tay.
  • 2- Đan ngón tay vào nhau. Cách này thường kéo dài được cái nắm tay lâu hơn, khăng khít hơn vì người kia cũng sẽ hưởng ứng và nắm lại tay bạn. Nhưng thường thì bạn nên bắt đầu từ cách thứ nhất đến khi bạn đã chắc chắn rằng người kia thoải mái thì có thể chuyển sang cách đan tay. Cách nắm đan tay cũng đem lại cảm giác thân mật hơn.


Bước 6:
  • Nếu bạn hoàn toàn chắc chắn rằng người ấy thích thú và thoải mái với cái nắm taycủa bạn, hãy đáp lại bằng cách nhìn vào mắt họ và mỉm cười. Tiếp đến, hãy cho họ biết là bạn rất vui bằng cách xiết nhẹ một chút.


Bước 7:
  • Nếu muốn cái nắm tay của bạn trở nên thân mật hơn (trong trường hợp hai bạn là một cặp tình nhân hoặc vợ chồng), trong khi tay vẫn đan tay, dùng ngón tay cái nhẹ nhàng chà xát lên xuống trên mu bàn tay của đối phương. Nếu họ cũng lặp lại cử chỉ này, không cần nói chắc bạn cũng hiểu được tình cảm người ấy dành cho bạn.


Một cách khác khá đơn giản và tự nhiên để đề nghị nắm tay, nhất là khi bạn là phụ nữ và đối phương chính là người đàn ông của bạn. Bạn đưa bàn tay ra trước về phía tay chàng như trong hành động bắt tay, nhưng vị trí bàn tay ở thấp hơn so với bắt tay. Luồn bàn tay bạn vào mặt trong bàn tay chàng và nắm lại.

Bạn hẳn sẽ hơi căng thẳng nếu đây là cái nắm tay chủ động đầu tiên của một tình yêu còn e ấp. Nhưng không sao cả, chàng / nàng cũng sẽ hồi hộp y như bạn vậy. Và đó là một dấu hiệu tốt để “bật đèn xanh” cho tình yêu của bạn phải không?

Có một tiết lộ nhỏ khá thú vị về cái nắm tay giữa một đôi nam nữ mà bạn hẳn sẽ muốn biết: Thường thì khi nắm tay, bàn tay của người đàn ông sẽ nằm trên bàn tay người phụ nữ,điều này hoàn toàn bản năng và hợp lý vì chiều cao của đàn ông thường vượt trội so với phụ nữ. Về mặt cảm xúc, vị trí bàn tay cho thấy sự mạnh mẽ, tính sở hữu và chủ động của các quý ông khi muốn giữ lấy người phụ nữ của mình. Ngược lại, bàn tay phụ nữ bên dưới thể hiện sự nhu mì và là điểm tựa cho người đàn ông. Đôi khi, hai bạn hãy thử đổi chỗ cho nhau để trải nghiệm một cảm giác khác từ cái nắm tay không thuận, có khi bạn sẽ nhận ra giá trị của những điều đơn giản và nhỏ bé khi làm một việc trái với bình thường đấy.

Vài gợi ý và lưu ý nho nhỏ cho những cái nắm tay của bạn:
  • – Hãy giữ đôi tay bạn mềm mại. Bạn có thể dưỡng da tay bằng kem tay, nhưng đừng dùng kem dưỡng ngay trước khi bạn định nắm tay ai đó, vì cái nắm tay nhớp nháp hoặc trơn tuột thật không vui chút nào.
  • – Đừng quá căng thẳng và lo lắng về chuyện nắm tay. Căng thẳng có thể khiến tay bạn đổ mồ hôi, và cũng như trên, không ai thích nắm một bàn tay ướt lạnh cả. Nếu tay bạn quá dễ đổ mồ hôi, đừng nắm tay quá chặt và quá lâu.
  • – Nếu bạn muốn được nắm tay, hãy đề nghị hoặc đưa ra những gợi ý đúng trọng tâm. Nếu bạn là nam, hãy nhận định mức độ thân mật giữ hai bạn để đưa ra lời đề nghị hoặc chủ động nắm lấy tay nàng. Nếu bạn là nữ, một cái rùng mình nũng nịu “tay em lạnh quá!” có thể là một gợi ý hết sức rõ ràng, hoặc bạn có thể cố ý để tay mình ở gần với tay chàng nhất có thể mà không quá sỗ sàng.
  • – Và nếu đối phương rút tay lại khi bạn chủ động nắm tay, đó là dấu hiệu cho thấy họ chưa sẵn sàng cho cái nắm tay này, đừng cố sống cố chết mà nắm lại. (Nếu bạn là chàng trai đang yêu một cô nàng đỏng đảnh hoặc nàng đang giận dỗi, hãy linh hoạt với tình huống thực tế, đôi khi bạn cũng nên “chai mặt” và “làm liều”.)

💬 BINH BONG BOT