Sunday, March 11, 2018

👶👶...DẠY CON TỪ THUỞ CÒN THƠ












📖
BÀI 1 : LÀM BẠN VỚI CON


1. Làm bạn với con từ cách nói chuyện với bé sơ sinh từ 0 đến 3 tuổi.

Phải nói To, Nhanh, Rõ. Thế chúng ta có để ý con mình thích chương trình nào trên TV không? Đó là phim hoạt hình! Vì nó nhanh, nói liên tục với những âm thanh vui tai. Nhanh làm thu hút sự chú ý của trẻ.

Tuyệt đối không được nói giọng léo nhéo, méo tiếng, bắt chước giọng con nít để nói chuyện với bé vì bé sẽ bị bối rối không biết chuyện gì xảy ra với mình khi bố mẹ nói chuyện với người khác thì nói giọng khác, mà nói với mình lại là giọng khác, dễ gây ra tâm lí bất thường và bé sẽ học theo cách nói khác thường đó.

Chị kể một câu chuyện vui thế này: chị nghe lời các bác sĩ tâm lý Châu Âu khuyên nên cho trẻ chậm nói chơi với các con vật như chim, vẹt…có lần chị đến khách sạn Rex, thấy có con vẹt, chị tới nói “hello” với nó, nó đáp lại “hello” và con chị lúc đó gần 2 tuổi cũng nói “hello” làm chị sướng rân cả người, hôm sau vác con vẹt về ngay để cho con chơi. Một ngày đẹp trời chị về nhà, lúc ấy con chị phải đang ở nhà trẻ nhưng chị lại nghe tiếng con léo nhéo trên sân thượng. Chị chạy lên thì hỡi ôi con vẹt nói cái giọng y chang như con chị!

Các bậc cha mẹ phải dùng từ ngữ phong phú, nói chuyện với bé như người lớn từ sơ sinh để bé hấp thu trong tiềm thức, làm giàu vốn từ vựng, giúp con phát triển ngôn ngữ sau này. Đừng bao giờ nghĩ rằng bé còn nhỏ mà không chịu nói chuyện với bé! Và không sử dụng cách nói chuyện trịch thượng với bé. Nếu mình không thích người khác nói chuyện trịch thượng với mình thì mình đừng nói với con với cái giọng như vậy nhé!

Khi bé trong độ tuổi từ 0 – 18 tháng, bé thường ê a những âm thanh mà ta chả hiểu gì cả. Tuy nhiên, đừng bao giờ phớt lờ khi bé phát âm. Nếu bạn không tương tác với bé, bạn đã gieo mầm cho bé việc bé bị phớt lờ và rằng bạn không phải là bạn của con! Vậy nên khi bé bi ba bi bô, chúng ta phải tương tác lại ví dụ như “mẹ nghe nè con, con đang nói gì đó? Con kể chuyện cho mẹ nghe à?”

Một trong những điều cấm kỵ nữa là không được nhại giọng của bé khi bé phát âm không chuẩn. Ông bà ta nói “chửi cha không bằng pha tiếng” chớ có sai. Bạn nhại giọng bé chẳng khác nào bạn chửi bé, làm bé quê xệ và sẽ nhụt chí phấn đấu. Nếu bé nói sai thì mình nói đúng lại cho con nghe.

Không bao giờ bắt bé lặp lại điều bạn vừa nói. Ví dụ khi bạn đi ra ngoài, bạn dặn bé “không được vô toi lét chơi nghen con, con có thể bị kẹt trong bồn cầu”. Bạn không được bảo bé lặp lại vì bé sẽ không lặp lại được vì sẽ không nhớ. Bạn hỏi bé bằng cách “con không được vô đâu? Tại sao?” thì bé sẽ trả lời và sẽ nhớ.

Dạy con về thứ tự trong câu. Ví dụ “Mẹ ơi, con muốn ăn bánh”. Bạn dạy con nói câu này như thế nào? Phải dạy con từ bánh -> ăn -> muốn -> con -> mẹ ơi

Về cách thiết kế câu cho con học nói, tránh những âm tương tự gần giống nhau. Ví dụ: cây đa, la đà, cành lá, bé vẽ bê…vì bé sẽ chỉ nhớ được một âm đó thôi mà không nhớ được cả từ.

2. Làm bạn với con qua cách đối xử và trò chuyện cùng con.

Có phải chúng ta ai cũng muốn biết trước những gì đang xảy ra không? Thậm chí còn đi coi bói để biết những gì sắp xảy ra nữa chứ. Vậy nên chúng ta phải nói trước với bé những gì bạn và bé sẽ làm dù là những điều kinh khủng nhất như đi chích ngừa hoặc việc bố mẹ li dị! Đi đâu, làm gì cũng phải nói thật chứ đừng nói dối để dụ dỗ bé, như vậy bạn đã làm mất lòng tin ở bé, sau này nói gì bé sẽ không tin mình nữa.

Cho bé tham gia các hoạt động chung của gia đình càng sớm càng tốt như ăn chung, chơi chung, dã ngoại chung, trò chuyện chung, tắm chung…để bé cảm thấy được đối xử bình đẳng, sẽ không có cái tật hóng hớt người lớn nói chuyện vì cái gì mình cũng biết và được tham gia hết rồi.

Phải giáo dục giới tính cho bé từ 3 tuổi, đến 10 tuổi là bé phải biết hết. Điều này trong các trường quốc tế đang áp dụng. Mình đã từng ngạc nhiên khi con của một chị bạn mới 10 tuổi đã làm project về quá trình thụ thai và sinh sản, bé biết rõ và tường tận!

Đừng nói chuyện với nhau mà không nói với bé khi bé có mặt ở đó. Bạn có thích mọi người cắm đầu vô nói chuyện với nhau mà không thèm đếm xỉa đến bạn khi bạn đang ngồi chung bàn không? Bạn hiểu cảm giác đó thì đừng áp dụng với con.

Cũng đừng nói chuyện với nhau về bé mà không nói với bé khi bé đang có mặt. Bé sẽ có cảm giác là bị nói xấu một cách trắng trợn! Nếu có nói tốt bé thì bé cũng sẽ nghĩ mình đâu phải là thứ mà người ta muốn nói gì thì nói, không coi mình ra gì J

Vậy nên chúng ta phải giao lưu, tương tác với bé để bé không có cảm giác bị tẩy chay, bỏ mặc.

Không thách đố con! Không ăn gian với con! Ví dụ” bạn dùng đồ chơi để khuyến khích bé bò lại chỗ đặt đồ chơi. Bé sẽ rất hồ hởi phấn khởi cố gắng bò lại đó để lấy món đồ chơi đó. Khi bé bò đến nơi, thay vì ngợi khen con và thưởng cho con đồ chơi đó thì bạn lại dời nó đến một vị trí khác để bé tiếp tục bò. Làm như vậy đối với trẻ mềm mỏng sẽ triệt tiêu ý chí phấn đấu của con. Còn đối với trẻ hung hăng, bé sẽ la hét trong lúc bò, tập cho bé có hành vi xấu và gieo mầm mống cho bé trở thành người thủ đoạn để đạt được mục tiêu sau này.

Chúng ta phải đối xử với các bé một cách tôn trọng, công bằng. Còn yêu thương thì đã có thừa. Nhưng đối xử vui vẻ với con cái thì tùy vào tâm tính của các bậc cha mẹ. Có nhiều cha mẹ không hiểu sao lại rất khắt khe và ít khi chịu cười với con. Làm cho không khí gia đình rất tẻ nhạt và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ rất nhiều.

3. Những hành vi cần tránh khi tương tác với trẻ từ 0-3t.

Tránh hù dọa, đánh, mắng, nói dối, ép trẻ ăn theo ý phụ huynh, phớt lờ khi bé tương tác. Nên tạo thói quen ôm con đến lớn để tạo sự yêu thương, kết nối, gần gũi, thân mật. Những hành vi yêu thương rất dễ xóa bỏ xung đột. Khi vợ chồng con cái xảy ra căng thẳng, chỉ cần một cái ôm thật chặt cũng đủ xóa bỏ sự nặng nề. Tương tác về xúc giác đặc biệt quan trọng đối với bé gái. Nếu mình không ôm ấp vuốt ve con thường xuyên thì sau này khi gặp một người đàn ông làm điều này với con mình, bé sẽ “chết” dưới tay người này và sẽ nghe lời người đàn ông này mà chống lại mình.

Đến đây đã kết thúc buổi học đầu tiên. Còn 11 buổi nữa sẽ giúp chúng ta tìm hiểu và giải tỏa thêm những khúc mắc trong việc nuôi dạy con.


📖
BÀI 2: MONG CON YÊU VƯỢT TRỘI

Bạn có muốn con mình phát triển tối đa? Bạn muốn con mình trở thành bé thông minh hay “thường thôi cũng được”? Làm sao biết được con mình có phát triển bình thường hay không?...

Trên đây là những ước muốn rất chính đáng của các bậc cha mẹ. Ai cũng mong con mình đuợc khỏe mạnh, ngoan ngoãn, thông minh, học giỏi. Nhưng ít ai biết được rằng ở độ tuổi từ sơ sinh đến 6 tuổi là giai đoạn quyết định con bạn sau này khi học trung học, đại học sẽ như thế nào. Sau 6 tuổi sẽ rất khó điều chỉnh.


Về thần kinh học, thông tin đưa vào não trẻ qua 5 giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác. Bạn bỏ vào bao nhiêu thông tin thì sau này sẽ lấy ra được bấy nhiểu. Những em bé 3 tháng tuổi đã bắt đầu có thể học từ trong bụng mẹ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra chương trình thai giáo để các bà mẹ áp dụng cho con. Hồi mẹ Gấu có bầu, may mắn được ông nội Quế Anh đưa cho một bài báo về thai giáo, mẹ Gấu áp dụng ngay lập tức và khi sinh bé ra mới thấy kết quả. Lúc có bầu, mẹ Gấu thường xuyên nói chuyện với Gấu nhỏ, cho bé biết bé tên là Trần Quế Anh, mẹ tên gì, bố tên gì, hay kể chuyện cho bé nghe, cho bé nghe nhạc, dùng đèn pin rọi vào thành bụng để kích thích thị giác của bé. Kết quả là khi mới sinh ra, mỗi khi nghe mẹ gọi Quế Anh là bé đạp chân đạp tay, mắt dáo dát tìm mẹ. Mới sinh ra bé đã nhìn vô đèn không hề bị chói mắt, nheo mắt và hiện tại mắt bé rất tinh, ngồi trong xe hơi mà nhìn thấy máy bay nhỏ xíu bay ngang qua trong khi chả ai nhìn thấy cả. Hơn 20 tháng bé đã nói được họ tên của bố, mẹ, ông, bà, nanny và chú tài xế.

I. Bé 0 – 18 tháng:

Thính giác:
- Chịu khó nói chuyện với con khi con được 3 tháng tuổi, đọc sách, hát, kể chuyện cho bé nghe…

- Sơ sinh: phải nói chuyện với bé thật nhiều, cho bé nghe nhạc giao hưởng vì nhạc giao hưởng có tiết tấu trầm bổng, nhịp địu nhanh chậm chứ không đều đều dễ kích thích thần kinh bé. Nhưng nghe với thời lượng ngắn 1-2 phút nhiều lần trong ngày.

Cách làm não năng động = thời lượng ít + tần suất cao

- Hiện tại, đa số các trường học bắt trẻ nhồi nhét quá nhiều, quá lâu nên trẻ dễ bị lo ra, thiếu tập trung, nhốn nháo như ong vỡ tổ.

- Cho con nghe những âm thanh đa dạng như tiếng sóng, tiếng chim hót, tiếng gà gáy, tiếng sét, tiếng mưa…và thuyết minh cho con nghe để con dễ nhận biết sau này.

2. Thị giác:

- 0-3 tuổi: cho bé xem chữ size 12cm trở lên với nét đậm, xem nhiều tranh ảnh khổ lớn, nhỏ nhất là A4, hình ảnh đơn giản rất ít chi tiết, màu sắc không quá nhiều và tương phản, đơn sắc càng tốt vì mắt bé phải điều tiết co giãn nhiều để nhận biết các họa tiết và màu sắc không phù hợp với thể trạng của bé.

- 6 tháng tuổi trở đi đã có thể học toán và đọc.
- Sử dụng màu trắng và đỏ vì màu đỏ giúp kích thích thị giác nhiều hơn các màu khác. Giấy trắng, chữ đỏ.

3. Xúc giác:

- Cho bé tiếp xúc nhiều cảm giác trái ngược nhau: nóng – lạnh, mát – ấm, nhám – trơn, cứng – mềm, ướt – khô…và phải thuyết minh cho bé biết. Cần cho bé tiếp xúc cả tứ chi mới kích thích toàn bộ não hoạt động. Thông thường ta chỉ cho bé tiếp xúc bằng 2 tay thì chỉ kích thích được 50% bộ não hoạt động.

- Massage, xoa bóp toàn thân và đầu cho bé với thời lượng ít nhưng nhiều lần. Cách xoa bóp: dùng những động tác khác nhau thay đổi liên tục vài giây một lần tại một chỗ để kích thích não hoạt động như cánh tay, bàn tay, bàn chân, lưng…Nếu bạn chỉ vuốt một động tác quá lâu tại một vị trí bé sẽ rất mau “phê” và lăn ra ngủ, khi ngủ não của bé sẽ giảm hoạt động và sẽ không tiếp nhận thông tin.

4. Khứu giác: bất cứ cái gì cũng cho bé ngửi và thuyết minh.

5. Vị giác:

Cho bé nếm và gặm các đồ vật với nhiều hương vị khác nhau hoặc trét đồ ăn lên đồ chơi của bé và phải thuyết minh cho bé biết vị chua, ngọt, đắng, mặn, lạt….Dĩ nhiên là bạn phải tiệt trùng các đồ chơi của bé nhé

6. Vận động:

- “Tư thế chéo” rất quan trọng vì hỗ trợ phát triển tư duy rất nhiều: cho bé nằm sấp, 2 người đứng 2 bên, cùng lúc kéo tay chân của bé nguợc nhau, bên co bên duỗi, tối đa 2 phút/ lần, tổng cộng 40 phút/ngày. Tập cho bé sớm chừng nào tốt chừng nấy, giúp bé phát triển ngôn ngữ, tư duy và khả năng vận động sau này.

- Bé 2-3 tuổi trở lên thì khó bắt nằm sấp. Bắc cái ghế nhỏ tương đương với chiều cao của bé, đặt chân phải lên ghế, tay trái đặt lên gối phải và ngược lại. Người lớn tập động tác này cũng giúp trẻ lâu.

- Tư thế nằm tốt cho trẻ sơ sinh khi ngủ là nằm nghiêng để tránh trường hợp bé bị ộc và sặc sữa lúc ngủ nếu nằm ngửa.

- Thường xuyên cho bé nằm sấp khoảng 1 phút rồi lật lên sẽ giúp bé phát triển khả năng vận động tốt hơn vì khi nằm sấp, chân tay bé bị hạn chế, bé sẽ chòi đạp nhiều, kích thích bộ não hoạt động.

- Cho bé ợ sữa bằng cách vác lên vai, nếu vác lâu mà bé không ợ thì đổi tư thế: mẹ ngồi, cho bé nằm sấp, bụng lọt giữa 2 đùi mẹ, vỗ nhẹ lưng.

- Để giúp bé đưa oxy lên não tốt hơn bằng cách bế bé trên tay đưa qua đưa lại cho đầu bé trút xuống đất hoặc nắm 2 chân bé trút đầu xuống đất rất nhanh, làm vài lần trong ngày. Các bé từ 12 tháng trở đi thường có xu hướng cắm đầu xuống đất, chổng mông lên trờ là vì bé muốn đưa oxy lên não, làm như vậy bé sẽ dễ chịu hơn mà ta không biết!

II. Bé 19 tháng – 3 tuổi:
Thính giác:

  • - Dùng những từ ngữ phong phú nói chuyện với bé. Ví dụ: có vẻ như trời sắp mưa đấy con ạ, con đi ăn tiệc phải mang giày búp bê mới thanh lịch, mang dép xỏ ngón không phù hợp đâu con ạ…
  • - Bé 4-5 tuổi là khả năng ngôn ngữ và văn học đã phát triển tốt rồi, từ vựng của trẻ đã được khoảng 1500 từ. Cứ nói câu dài, phong phú, bé không hiểu sẽ hỏi lại ngay, khi ta giải thích bé sẽ nhớ.

2. Thị giác:
  • - Cho bé xem tranh hoặc chữ nhỏ hơn và tăng dần chi tiết, chủ đạo vẫn Đỏ – Trắng.
  • - Cho bé chơi các trò chơi thị giác: các vật giống –khác, các vật tương tự, to nhỏ, cao thấp và trò nhanh mắt đoán vật (lấy vài cái ly giấy úp xuống bàn theo một hàng ngang, để 1 viên kẹo úp trong một ly rồi di chuyển các ly cho bé nhìn thấy viên kẹo và bảo bé đoán viên kẹo nằm trong ly nào).
  • - Cho bé xem nhiều vật dụng nhanh.

3. Xúc giác:

  • - Cho chọn lựa đồ vật bằng tứ chi, giới thiệu những cảm giác tinh vi như nhéo, thọt lét, xoa, ấn, gãi…
  • - Bỏ các đồ chơi quen thuộc của bé với nhiều chất liệu và hình dạng khác nhau vô một cái bao vải rồi cho bé thò tay vào bốc và gọi tên từng đồ vật.
  • - 1-3 tuổi: cho bé ăn bốc để bé khám phá nhiều dạng thức ăn khác nhau. Trên 3t mới cho bé ăn bằng muỗng nĩa đúng lễ nghi.
4. Khứu giác:
  • - Cho bé chọn đồ ăn bằng mùi: bịt mắt bé, cho ngửi và đoán đồ ăn rồi mới được ăn

5. Vị giác: giới thiệu các mùi mới, lạ.

6. Vận động:
  • - Cho bé đi bộ 2km/ngày, không chạy, số km tăng theo số tuổi nhưng max là 10km/ngày và nên cho bé đi trong môi truờng mát mẻ, lạnh, nếu nóng bức thì cơ thể dễ rối loạn.


- 2 kênh thần kinh mạnh của con người là Thính Giác (Nghe) và Thị Giác (Nhìn). Nhưng hiếm ai mạnh cả 2 giác quan, tập trung vào 1 sẽ xao nhãng 2

- Nếu bé Nghe mà không Nhìn: bé mạnh về thính giác và ngược lại. Cần xác định bé mạnh kênh nào để đưa thông tin thì bé sẽ học nhanh, thoải mái, không bị căng thẳng.

- Tạo môi trường nhiều thông tin cho bé: tạo điều kiện cho bé lật, bò, trườn nhiều, không khuyến khích ngồi và đi sớm. Bò là hoạt động chính tác động lên hệ thần kinh. Trốn bò là khiếm khuyết thần kinh não, sẽ biểu hiện rõ khi bé học cấp 2 trở lên, bé sẽ học yếu và sợ học.

- Chịu khó đưa bé vào những tư thế tự di chuyển, khuyến khích bò cầu thang, đeo bám, leo trèo ở mọi tư thế nhưng tuyệt đối không đụng vào người bé, chỉ giơ tay phòng bé bị ngã mới chụp. Vì nếu ta đụng vào bé thì não bé sẽ “chuyển chế độ”, không tiếp thu nữa.

- Với những trẻ trốn bò thì hệ tiền đình bị suy giảm, tác động bằng cách nhấc ngược bé xuống, tập bé bò cầu thang, đặt bé nằm sấp lên 1 trái banh vừa với bé sao cho chân tay bé có thể đụng sàn để bé tự vận động chân tay giữ thăng bằng đồng thời giúp bé bò với trái bánh dưới bụng.

- Từ 18 tháng, làm bộ xà bằng sắt như 3 cái thang chiều ngang 60cm, chiều cao khoảng 1.5m, chiều dài 2-3m ráp lại thành hình chữ U úp xuống đất, dưới đất lót miếng nệm để bé tự leo trèo, giúp bé vận động toàn thân. Nếu bạn có dịp ra công viên hoặc playground có các bé người nước ngoài chơi sẽ thấy các bé đu bám, leo trèo rất hăng say trong khi khác bé Việt Nam thì không dám.

III. Phát hiện rắc rối:

Thính giác: sợ chỗ đông người, ồn ào, khó ngủ, ngủ không say, ngôn ngữ kém.

Thị giác: ít tập trung nhìn, sợ những bài học bằng mắt, hay lật sách rất nhanh, hay dụi mắt, ấn mắt có những góc nhìn ở những tư thế không bình thường như không nhìn thằng mà quay đầu sang một bên rồi mới đưa mắt nhìn.


3. Rắc rối bên thuận:

- Mỗi người chỉ thuận 1 trong 2 tay – trái hoặc phải. Não bộ của con nguời có 2 bán cầu, bán cầu não bên này chỉ huy những hoạt động của nửa thân bên kia, 2 bán cầu cũng có sự hỗ trợ và phối hợp với nhau. Nhưng bán cầu não nào đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng hơn được coi là bán cầu não ưu thế. Bán cầu não ưu thế phụ trách những hoạt động nhanh, mạnh, các cử động khéo léo, tinh vi của bàn tay bên kia, còn gọi là “tay thuận”. Bán cầu não bên kia, hay bán cầu thứ yếu, chức năng của nó trội về sự nhận biết, vị trí cơ thể, nhận thức về không gian ba chiều và cảm xúc âm nhạc.

- Có khoảng 85% nguời thuận tay phải là 15% thuận tay trái.

- Những rắc rối xảy ra khi bị bắt sử dụng bên không thuận:
nói và đọc khó, nói chậm, nói ngược, nói lắp; viết chậm, nguợc, khó, xấu
có vẻ như suy nghĩ chậm dù rất thông minh: hỏi cái gì trả lời rất lâu nhưng lại có câu trả lời chính xác và chất lượng
khó quyết định khi phải chọn lựa



GS- TS Lê Văn Thành có viết một bài “Không nên ép trẻ nhỏ thuận tay trái viết tay phải” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày Thứ Hai 17-05-2004:
  • “…chúng ta cần tôn trọng sự phân công di truyền rất tự nhiên này. Các bậc phụ huynh và nhất là thầy cô giáo không nên ép trẻ thuận tay trái phải viết bằng tay phải. Vì nếu làm như vậy vô tình chúng ta đã bắt bán cầu thứ yếu của não phải kiêm thêm chức năng vận động tinh vi, một chức năng xa lạ. Những đứa trẻ này sẽ có những triệu chứng tiềm ẩn về rối loạn tính tình, mặc cảm, chữ viết xấu và khó sửa.

Ở nhiều nước, họ sản xuất các dụng cụ riêng biệt cho người thuận tay trái sử dụng và không bao giờ ép trẻ quen sử dụng tay này phải đổi sang tay kia, họ hiểu như vậy là trái với tự nhiên.

Chúng ta đã từng thấy nhiều nhà khoa học, chính khách lớn trên thế giới là những người thuận tay trái, ký tay trái! Chúng tôi mong rằng BGD-ĐT nghiên cứu thêm, nếu được xin hướng dẫn chính thức ngay từ lớp mẫu giáo.”


Kiểm tra bé thuận tay nào:

  • - bé trên 12 tháng: đưa một vật ở vị trí chính giữa 2 tay, tay thuận sẽ nắm lấy đồ vật.
  • - cho bé nhìn qua lỗ khe xem bé nhìn bằng con mắt nào, có thể dùng bìa cứng đục lỗ rồi cho bé nhìn.
  • - có bé không xác định được bên thuận, bên nào bé cũng nhìn thì tập cho bé đu xà, bò, trườn, đi bộ.


📖
BÀI 3: THỂ CHẤT - NỀN TẢNG CỦA TRÍ TUỆ

Bài học hôm nay rất hay và bổ ích, không chỉ giúp cho con trẻ mà còn giúp cho người lớn chúng ta kịp thời sửa chửa.

Có những ý kiến khác nhau về tầm quan trọng của Thể Chất và Trí Tuệ. Có người cho rằng Trí Tuệ mới quan trọng, họ chỉ cần con khôn ngoan, hiền lành chỉn chu là tốt rồi, sợ con hoạt động nhiều mất năng lượng. Nhưng cũng có người chú trọng đến Thể Chất và cho rằng “mập với khỏe”, “hoạt động nhiều không mập nổi” nên cố ép con ăn mà không cho vận động sợ tiêu hao năng lượng.

Thân và Tâm là 2 phần chính của cơ thể, có tương tác hữu cơ với nhau. Thể Chất là nền tảng của Trí Tuệ, và Trí Tuệ (não) điều khiển Thể Chất. Nếu Trí Tuệ không ra gì thì thể chất cũng vô dụng (trường hợp những em bé bại não, tự kỷ…). Nếu Thể Chất không khỏe thì khó có thể minh mẫn đối với người bình thường, còn đối với những em bé khi mới sinh ra đời đã bị ngạt do nhau quấn cổ, sử dụng các dụng cụ hút thì chắc chắn Trí Tuệ của các em sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến chậm phát triển, bại não…

NÃO chính là phần Thể Chất rất đặc biệt và cũng chính là Trí Tuệ.

1. Tầm quan trọng của Oxy não trong việc phát triển trí tuệ:

Một cơ thể trung bình 50kg khi hít thở sẽ cần 70% lượng O2 đưa vào cơ thể và 30% lượng O2 đưa lên Não, nhưng Não chỉ nặng trung bình 1.5kg, chỉ chiếm 3% so với toàn bộ cơ thể. Vậy nên Não cần O2 nhiều nhất.

Suy Nghĩ (nhận và xử lí thông tin) chính là những hoạt động tiêu tốn O2 nhiều nhất của Não.

Viện Tâm Linh Thế Giới đo được 1 người bình thường có khoảng 50.000 suy nghĩ/ ngày, trung bình 300-400 suy nghĩ/ giờ. 1 ngày rắc rối sẽ có khoảng 80.000 suy nghĩ/ ngày, cao hơn mức bình thường nên Não phải điều phối lượng O2 từ cơ thể lên Não, cơ thể bị thiếu hụt O2 nên sẽ bị mệt.

Một người nếu thiếu O2 lên não sẽ bị Rối Loạn Tiền Đình vì O2 bị cắt ở Tiền Đình trước. Tiền Đình giống như một người nhạc trưởng điều khiển cả dàn nhạc bao gồm các nhạc công là Thính Giác, Thị Giác, Khứu Giác, Xúc Giác, Vị Giác. Nếu cắt O2 ở Tiền Đình chưa đủ thì Não sẽ cắt tiếp ở các nhạc công là 5 giác quan.

Cơ chế điều phối khi Não bị thiếu O2:

- Những chức năng chủ chốt, quan trọng sống còn như Hô Hấp, Tuần Hoàn, Tiêu Hóa, Hấp Thu, Chuyển Hóa, Lọc – Thải, Bài Tiết, Nội Tiết sẽ được Não điều O2 trước và nhiều vì nếu ngưng hô hấp vì ta sẽ chết, còn nếu rối loạn những chức năng quan trọng khác thì cũng sẽ rất nguy kịch. Rối loạn Nội Tiết sẽ dẫn đến Trầm Cảm, Tăng Động…

- Những chức năng kém quan trọng hơn như Tư Duy, Ngôn Ngữ, Vận Động & 5 giác quan thì sẽ được nhận O2 sau và ít hơn vì nếu không có các chức năng này thì ta không chết ngay.

2. Môi trường và hiện tượng gây thiếu O2 Não:

- Áp suất thấp, vùng núi cao. Áp suất liên quan đến việc hòa tan O2 vào máu nên nếu áp suất thấp thì độ hòa tan của O2 thấp.

- Độ ẩm cao: mức độ chứa O2 của máu hạ thấp, nếu đưa nước vô cơ thể thì nuớc sẽ đẩy O2 ra.

- Nhiệt độ cao: nhiệt độ tăng 1 độ C thì nhu cầu O2 lên Não tăng 7%. Khí hậu lạnh rất tốt cho Não nên cần tạo điều kiện cho con học và chơi trong môi trường lạnh.

- Đối với những người lao động nặng, vận động viên, dân văn phòng…khi làm việc nặng, mệt mỏi tránh uống nước ừng ực vì sẽ đẩy O2 ra ngoài dẫn đến việc không đủ O2 lên Não. Nếu để ý sẽ thấy các cầu thủ đá banh chỉ cầm chai nước đổ lên đầu và lên mặt hoặc chỉ hớp 1 ngụm nhỏ ngậm trong miệng đợi dịu cơn mệt mới uống. Uống nuớc từng ngụm nhiều lần sẽ tốt hơn uống ừng ực một lần với nhiều lượng nước.

- Bệnh lí về hô hấp như Ngáy rất hại não vì ống thở bị hẹp dẫn đến thiếu O2 lên Não, thở khó, hơi thở không sâu, suyễn, dị tật tim phổi, tai nạn…

- Sống trong môi trường thiếu O2 thường xuyên như chợ, hầm mỏ, nhà máy…

- Ngâm người trong nước nóng quá lâu, chỉ 10 phút là max. Đối với những người thích xông hơi thì nên xông ở nhiệt độ thật nóng để mồ hôi ra nhanh trong vòng 2-3 phút, sau đó dội nước lạnh lên người để giúp tuần hoàn máu.

- Nằm gối cao làm máu lên đầu không đủ. Đối với bé sơ sinh đến 1 tuổi thì không cần nằm gối vì đầu bé to so với cơ thể, hoặc cho bé nằm gối cát để giúp định vị cổ của bé. 1 tuổi trở lên thì nằm gối thật mỏng. Đối với dân văn phòng thì nên có 1 cái gối tựa lưng giúp ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm.

3. Hỗ Trợ Tăng O2 Não:

- Cho bé vận động càng nhiều càng thông minh

- Đi bộ nhiều lần trong ngày, mỗi lần 10-15 phút chứ không đi lâu

- Cho bé nằm ngửa, ép lồng ngực như hô hấp nhân tạo khoảng 7-8 cái x 100 lần trong ngày (áp dụng cho những bé thiếu tháng, đẻ mổ)

- Đu xà (đã nói trong bài 2)

- Uốn dẻo, tư thế Cobra trong Yoga

- Trồng chuối, trút đầu xuống đất

- Đối với người lớn thì tập Thiền và Yoga sẽ rất tốt cho việc tuần hoàn O2 Não

- Tắm nước ấm nhưng cuối cùng dội nước lạnh lên khắp người để tăng tuần hoàn máu.

4. Trò chơi tốt cho sự phát triển thần kinh và O2 Não:

Não là trung tâm chỉ huy điều phối toàn bộ cơ thể. Tiền Đình ảnh hưởng đến việc nhìn vấn đề và giải quyết vấn đề bao quát, toàn diện nên ta cần phải luyện tập cho Não năng động và giữ cho Tiền Đình được duy trì trong điều kiện tốt.

  • - Bố mẹ nắm 2 chân con trút đầu xuống đất hoặc vắt 2 chân bé lên vai ngửa ra, tay nắm lấy nách bé trút đầu xuống đất trong vài giây, làm nhiều lần trong ngày.
  • - Cho bé lộn mèo, đầy xe kút kít (nắm 2 chân bé cho bé bò với đầu thấp hơn chân)
  • - Trồng chuối
  • - Những trò chơi cảm giác mạnh
  • - Choàng khăn qua bụng, nằm sấp, giơ lên đưa qua đưa lại
  • - Cho bé nằm trên thảm, nắm 2 chân bé kéo đi bé sẽ rất thích
  • - Cho bé đi máy bay (nằm sấp hoặc ngửa trên tay đưa qua đưa lại hoặc chạy vòng vòng trong nhà)
  • - Bơi lội, đu xà
  • - Tập đi xe đạp 2 bánh ngay từ lần đầu tiên, không cho bé đi xe đạp có 2 bánh hỗ trợ 2 bên vì 2 bánh phụ đó tác động đến việc kích thích Não bé hoạt động giống như việc cho bé bò cầu thang mà ta đụng vào người bé là không còn tác dụng.

5. Những điều nên tránh:
  • - Không hạn chế bé vận động
  • - Không cấm bé thực hiện những động tác lộn mèo, dốc đầu xuống
  • - Trẻ sơ sinh không nằm gối
  • - Ngáy, thở khò khè phải mang đi bác sĩ ngay
  • - Không được tắm nước nóng quá lâu
  • - Tránh không cho bé ở môi trường nhiệt độ cao
  • - Liệu pháp “O2 cao áp” chỉ tốt cho người bị tai biến, không tốt cho người bình thường. Lượng O2 trong không khí là 21%, nếu ta bị cung cấp O2 cao hơn 21% thì sẽ bị ngộ độc dưỡng khí, mạch máu sẽ bị co lại. Đây là cảnh báo cho những người nhà có bệnh nhân cần trợ giúp thở O2, hay tự ý tăng liều lượng O2 lên vì nghĩ rằng nhiều O2 sẽ tốt.
6. Chế độ dinh dưỡng phù hợp:

- bé dưới 1 tuổi: lượng nước của bé đưa vào cơ thể tùy theo thời tiết, trung bình 800ml – 1 lít/ngày. Những bé bú sữa mẹ thì thường không cần uống thêm nước vì 80% sữa mẹ là nước. Nuớc phải được uống nhiều lần trong ngày với lượng ít. Nếu bé sốt hoặc tiêu chảy phải tăng lên.

- Ăn trong Chánh Niệm: khi ăn chỉ tập trung vào việc ăn, không nghĩ đến những việc khác và ăn trong sự yêu thích, vui vẻ thì cơ thể sẽ hấp thụ thức ăn rất tốt. Những em bé nông thôn khi có thức ăn các bé rất mừng rỡ và tập trung ăn ngấu nghiến nên các bé hấp thụ thức ăn rất tốt, khỏe cùi cụi. Trong khi các bé thành thị lịch ăn dày đặc, thức ăn thừa mứa mà vẫn không đủ dinh dưỡng. Các nhà sư ăn uống rất đạm bạc nhưng vẫn rất khỏe mạnh. Khi bị ép ăn hoặc ăn uống không vui vẻ, tập trung thì cơ thể bị ức chế không tiết được men tiêu hóa để hấp thụ thức ăn.

- Ngộ nhận “càng ăn nhiều càng bụ bẫm” nên ép con ăn nhiều và liên tục làm trẻ sợ ăn nên không tiết được men tiêu hóa, nhu cầu ăn sẽ giảm dẫn đến việc biếng ăn nên có trường hợp các bé bị “suy dinh dưỡng vì thừa thức ăn”.

- Đối với nhiều gia đình, bữa ăn của bé là bữa hát bội, cả nhà phải hát hò, nhảy múa, đập, gõ, xem TV…Điều này sẽ làm giảm chức năng vị giác và tiêu hóa vì Não phải tập trung thêm vào thị giác và thính giác, dễ phát sinh bệnh lí về tiêu hóa, loét dạ dày, rối loạn hấp thu, rối loạn tiêu hóa. Phải tập cho bé tập trung vào việc ăn uống và tạo không khí ăn vui vẻ.

- Ngộ nhận “uống sữa mới đủ canxi”. Có nhiều loại thực phẩm chứa canxi như cua đồng, tôm, bồ ngót, cá…Sữa không đủ làm nguồn dinh dưỡng chính sau 2 tuổi nên cần phải bổ sung thức ăn cho bé.


Những điều cần lưu ý về bữa ăn của bé:

  • - Bé ăn có chu kỳ nhiều ít nên không nên ép bé
  • - Cho bé vận động nhiều
  • - Cho bé ăn thức ăn càng đa dạng càng tốt
  • - Chú ý đến khẩu vị của bé: cho bé thử tất cả các mùi vị nhưng phải tôn trọng khẩu vị của bé, bé không thích ăn ngọt thì không nên ép bé.
  • - Không ép trẻ ăn, phải tạo sự vui vẻ cho bé ăn
  • - Lịch ăn không quá dày. Bé dưới 1 tuổi thì 6 cữ, bé 1-5 tuổi là 3 bữa đạm chính và 2 bữa vitamin phụ.
  • - Không khí trong bữa ăn phải vui vẻ, cho bé ăn chung càng sớm càng tốt. Ông bà có câu “trời đánh tránh bữa ăn” nên khi ăn không nên đem những chuyện gây áp lực hoặc không vui ra nói.
  • - Không khích bác, so sánh việc ăn của bé với những bé khác. Không nên tập cho bé ý thức so sánh mà phải tập cho bé ý thức về bản thân “tôi là tôi, nếu tôi muốn tốt hơn thì tôi phải vượt qua chính tôi”.
  • - Những bé kén ăn vì bệnh lí thì cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên môn. Còn đối với những trẻ kén ăn tâm lí thì không ép bé ăn, bé ăn được bao nhiêu thì ăn. Có thể cho bé bỏ 1-2 bữa ăn nếu bé không muốn ăn. Tự cơ thể bé sẽ có nhu cầu cần thức ăn và bé sẽ đòi ăn, khi đó mình sẽ cho bé ăn những món bé yêu thích và sẽ yêu cầu bé tập trung ăn, không được chạy nhảy và làm những hoạt động khác như chơi hoặc xem TV trong lúc ăn.


Những thức ăn thận trọng:
  • - Đồ biển có vỏ cứng như nghêu sò ốc hến, cá thu, cá ngừ vì có nhiều thủy ngân
  • - Đậu phộng, dầu phộng. Ở những nước phương Tây họ ít ăn đậu phộng vì dễ gây dị ứng và trên thực phẩm họ có ghi rõ “có hoặc không có đậu phộng”
  • - Chuối già (chuối trái dài): độc, chỉ nên ăn chuối sứ. Đối với người bệnh gan ăn mỗi ngày 10 trái chuối sứ trong 3 tháng sẽ có thể khỏi bệnh.

Đối với những bé có chế độ dinh dưỡng không phù hợp hoặc cơ thể không hấp thu gây thiếu Canxi sẽ có những triệu chứng sau:

  • - Răng xấu, tóc xấu
  • - Hay gồng người
  • - Không thích vận động nhiều, hay đòi bế
  • - Đổ mồ hôi trộm
  • - Ngủ nghiến răng
  • - Răng bị mẻ hoặc bị xiết

Việc hạ canxi đường huyết rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nên phải cho bé uống canxi bổ sung nhưng phải kết hợp tâp thể dục thì cơ thể mới hấp thu

📖

BÀI 4: CHÍNH SÁCH – CÁCH ĐÀO TẠO TRẺ SIÊNG NĂNG

Chúng ta muốn con mình siêng năng, hoạt bát hay lười biếng, thụ động?

Ngày xưa nước ta còn nghèo, thiếu thốn vật chất lẫn thông tin, ông bà cha mẹ chúng ta dạy con có phần áp chế và cực đoan. Họ nghĩ là mình nghèo, mình thiếu thốn nên quyết chí không để con khổ, mình thiếu cái gì con mình sẽ có cái đó, và rất kỳ vọng vào con, bắt con trở thành thứ mình mong muốn. Tuy nhiên, sự kỳ vọng của họ về con cái chỉ là cách áp đặt nhưng lại thiếu sự kích thích 5 giác quan nên trẻ không học được, khó trở thành một đứa trẻ theo mong muốn của cha mẹ.

Não con người chỉ phát triển khi nhận thông tin liên tục từ 5 giác quan, kết hợp với vận động.

Não thoái hóa được tính bằng giờ, nâng cấp thì tính bằng năm. Nên nếu não không vận động là sẽ thoái hóa. Chúng ta đã đọc bài “Con Yêu Vượt Trội” và nếu muốn con mình thông minh giỏi giang thì cần phải hành động.

Chúng ta ắt hẳn đã nghe rất nhiều lần từ Chính Sách. Nhưng Chính Sách là gì?

  • Chính Sách là những điều nên làm, nếu làm thì được thưởng.
  • Chính sách khác với luật, khuyến khích chứ không ép buộc.
  • Bản chất của đứa bé khi sinh ra là rất siêng năng, thích bắt chước, nhưng bị người lớn ngăn cản, cấm đoán các hành vi siêng năng tự phát của trẻ nên vô tình chúng ta triệt tiêu bản năng của con.
  • Vậy nên nếu chúng ta nhận thức được điều này thì nên giữ lại sự siêng năng sẵn có của con và khuyến khích nó phát triển hơn nữa bằng cách áp dụng chính sách KHEN – THƯỞNG.
  • Khi tương tác với con, bắt đầu từ 0-18 tháng đã có thể áp dụng chính sách Khen – Thưởng để trẻ hiểu được giá trị của việc mình làm, nhưng dần dần phải khuyến khích bé thành tự nguyện làm mà không cần thưởng.

Ví dụ: cháu gái của chị Phương Nga 5 tuổi đã biết giúp mẹ dọn cơm, khi được khách khen cháu nói “có gì đâu mà giỏi”. Cháu đã ý thức được đây là công việc cháu phải làm như là một trách nhiệm.


Khen – Thưởng, khởi đầu bằng những hành vi tự phát. Trẻ con có rất nhiều những hành vi tự phát nhưng đa phần mình chỉ nhớ những cái xấu của bé như làm bể đồ, vẽ bậy…và la mắng bé. Vậy nên khi ta thấy con làm việc gì tốt là phải khen ngay. Ví dụ bé cầm đưa cho mình một vật gì mình phải cảm ơn bé và khen bé ngay, bé sẽ rất thích thú. Khi bé uống hết bình sữa, ăn hết cháo…mình cũng khen bé…

Công thức dạy dỗ thường thấy của ngày xưa là “Ngoan là bổn phận. Hư thì bị phạt”. Công thức này làm các bé ngoan miễn cưỡng, nào có biết đây chính là mầm mống hận thù, chống đối. Đến một thời điểm nào đó sẽ bùng phát như bỏ nhà đi bụi, kinh khủng hơn nữa là tự tử, giết người.

Có những bậc phụ huynh rất kiệm lời khen. Khi con được điểm 10 trừ đem về khoe bố mẹ “hôm nay con được điểm 10 trừ, bạn lớp trưởng chỉ được có 8 thôi”. Thay vì khen bé thì lại nói “sao lại 10 trừ, phải 10 tròn chứ!”. Làm cho bé cụt hứng.

Mình có một cô bạn hồi học cấp 2. Bạn ấy học rất giỏi và thường đứng đầu trong lớp. Một hôm bạn ấy bị tụt xuống hạng 2, tinh thần bạn ấy hoảng loạn và nói “mình không muốn về nhà, mình chỉ muốn đâm đầu vô xe hàng thôi”. Mình nghe mà rụng rời chân tay vì sự áp đặt của bố mẹ bạn ấy, bạn ấy phải là số 1!

Vậy tại sao chúng ta không khuyến khích các bé “ngoan tự phát, tự nguyện”?

Kỹ thuật khen chê rất quan trọng. Nếu chúng ta khen không đúng, bé sẽ sinh ra tự mãn. Còn nếu chúng ta chê thái quá, bé sẽ đâm ra tự ti. Tự mãn sẽ kích bản ngã của đứa trẻ, trẻ sẽ đâm ra tự cao, tự tôn. Nên phải khen thế nào cho bản ngã của bé không nổi lên.

Chỉ khen Việc bé làm, không bao giờ khen Bé!
Ví dụ:

Khi bé giúp mẹ nhặt rau, mình sẽ khen “bé phụ mẹ nhặt rau hay quá”. Bé sẽ thích thú tìm việc mà làm để được khen.

Chúng ta tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn. khi chúng ta nói “đến giờ ăn rồi”, bé chạy vô rửa tay, chúng ta phải khen ngay lập tức.

Nếu bé quên làm việc gì, mình nhắc mà bé làm thì vẫn phải khen vì bé làm điều tốt.


2. Nhắc cũng khen, miễn là việc tốt. Ngoan tự phát hoặc cần trợ giúp vẫn phải khen.

Đối với những đứa trẻ cá tính mạnh, không thích nhiều người khen vồn vã thì chúng ta thủ thỉ khen bé khi chỉ có 2 mẹ con “em biết không, chiều nay em giúp mẹ quét nhà giỏi quá, mẹ tự hào về em lắm đó”. Bé sẽ sướng rân.

3. Treo giải thưởng:

- Khi bé đã thích thú với việc khen và đã được khen nhiều lần một hành vi thì chúng ta cần phải phát triển sự siêng năng của bé thành ý thức, tất nhiên là phải có phần thưởng là những thứ bé thích.

- Nhưng phải treo giải thưởng trước rồi mới ra lệnh vì phần thưởng ra trước là kích thích. Để phần thưởng ở nơi bé dễ thấy nhất.
Ví dụ: “chiếc xe này sẽ dành cho bạn nào nhặt hết rổ rau”. “có kem trong tủ, bạn nào ăn cơm trong vòng 20 phút sẽ có kem”.

Nếu bạn yêu cầu bé làm rồi mới đưa ra phần thưởng thì bé có thể thờ ơ vì chưa thấy hiện vật hay sự việc. Ngay cả mình đi làm công, phải deal lương thưởng trước rồi mới ký job offer J

Phần thưởng ra sau lệnh cũng có thể được coi là “hối lộ”. Ví dụ: con ăn kem đi rồi mẹ mua kem cho. Bé sẽ mè nheo mỗi khi làm việc gì và phải có thưởng bé mới làm.

Mẹ Gấu đang áp dụng một phương pháp học từ chị bạn. Khuyến khích Gấu Nhỏ ăn ngoan để được gắn sao. Đủ 10 ngôi sao thì sẽ được mua chiếc xe đạp. Bé được 2 ngôi sao thì hôm đó bé đánh bạn, mình giận quá gỡ sao của bé, thấy bé rất buồn. Mình hỏi chị Phương Nga mới vỡ lẽ là nếu mình áp dụng một cách cứng nhắc “công – thưởng, tội – phạt” thì thay vì bé “đoái công chuộc tội” thì dễ thành “lấy công bù tội”, có nghĩa là bé có thể bực mình vì bị gỡ sao đâm ra nghĩ cứ đánh bạn đi, rồi mình ăn ngoan bù lại cái tội này. Mẹ Gấu chỉ nên phạt bé vì tội đánh bạn mà không nên gỡ sao của bé => Mình phải công nhận những gì con đạt được.

Mẹ Gấu thấy việc áp dụng gắn sao để khuyến khích bé rất tốt, bé ăn ngoan hơn hẳn và thường đếm sao bằng tiếng Anh J

- Những hành vi làm quen rồi thì cho thành nhiệm vụ/ luật chứ không thưởng nữa. Ví dụ giúp mẹ dọn bàn ăn, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đánh răng, kéo ghế, xếp đồ sau khi ăn và dọn đồ sau khi chơi…

- Từ 6 tháng tuổi đã có thể áp dụng khuyến khích trẻ siêng năng, tự lập. Ví dụ: khi thay tã thì yêu cầu bé nhấc đít lên, tự cầm bình sữa khi bú, khi biết bò thì yêu cầu bé bò đi lấy món đồ mình cần…Người Nhật rất giỏi trong việc huấn luyện trẻ siêng năng tự lập. Bạn mình làm ở trường Sân Lá Cọ cho biết có 2 em bé người Nhật khoảng 1 tuổi rưỡi được gởi vào trường đã có thể tự mình thay tã bằng cách nằm xuống, tháo tã cũ ra, lấy khăn giấy lau đít rồi nhấc đít lên nhét tã mới vô rồi dán lại!

- Khi thấy trẻ làm nhiều lần một hành vi như mở tủ ra bỏ đồ chơi vô nhiều lần thì không phải trẻ phá mà là trẻ đang “ôn bài”, làm nhiều lần mới nhớ. Nên chúng ta phải tạo điều kiện cho con làm đi làm lại nhiều lần để thuộc bài.

4. Cắt giảm phần thưởng:

- Khi bé đã làm quen một hành vi một cách dễ dàng thì phải rút phần thưởng hoặc thưởng bằng đồng xu, ngôi sao, cờ, hoa…đủ bao nhiêu cái thì mới được nhận phần thưởng.

- Cần phải định lượng thời hạn để bé quen với hành vi đó, tạo thành thói quen rồi đưa sang nhiệm vụ/ luật. Ví dụ 20 ngày là bé có thể quen với việc đi ngủ sớm.

5. Những điều cần biết khi ra chính sách:
  • - Công bố công khai, rõ ràng
  • - Ở nơi nào dễ thấy, dễ biết
  • - Đủ tính khích lệ.
Điều này rất quan trọng. Đa phần chính sách của các cơ quan nhà nước không đủ tính khích lệ nên chả ai thèm làm, thậm chí đi họp phải có bao thư thì mới chịu đi. Trong các trường quốc tế họ có những phương pháp khích lệ rất nhân văn và mang tính chất cá nhân khiến cho người được khen rất tự hào. Ví dụ như một cô bé học không khá lắm nhưng bé được các thầy cô động viên để yêu thích và tập trung vô việc học. Sau khoảng 1 tháng, bé nhận được 1 tấm giấy khen rất trịnh trọng, ghi tên và thành tích bằng tay “tuần này cố gắng hơn tuần trước rất nhiều”.


Bé Gấu nhỏ một hôm đi học về chạy ù vô nhà khoe với mẹ Gấu “mẹ ơi hôm nay con được giấy khen”. Bé rất tự hào đưa cho mẹ xem giấy khen “Star of The Week”. Mẹ Gấu nói “Hoan hô! Con giỏi quá! con có biết vì sao con nhận giấy khen không? Bé trả lời “vì con ngoan”. Thật ra là bé được ghi thành tích là “Settling well back in school and happily joining in variety classroom activities”. Sau kỳ nghỉ Giáng Sinh, bé trở lại lớp không khóc nhè mà lại vui vẻ và ngoan hơn các bạn khác nên bé được ghi nhận.

Con lớn của chị Phương Nga học rất giỏi nên thường xuyên được lên sân khấu nhận phần thưởng và được phát biểu. Một hôm, thầy trưởng khoa gợi ý với bé là lần này con sẽ không lên nhận thưởng và phát biểu nữa mà nhường cho các bạn khác. Con sẽ có một phần thưởng khác. Đến hôm buổi lễ diễn ra mới vỡ lẽ là bé được sắp ngồi vào hàng ghế có ghi chữ “VIP”, ngang hàng và đối diện với các thầy cô giáo, giữa một hội trường rất đông phụ huynh và học sinh nên bé vô cùng tự hào.

Những đứa trẻ dở nếu được khuyến khích và trợ giúp đúng cách thì sẽ không nản chí và bỏ cuộc. Ví dụ: có vài em bé bơi rất dở nhưng phải tham dự “Swimming Gala” của trường. Các bạn bơi giỏi biểu diễn trước làm cho các bạn bơi dở có phần run sợ. Tuy nhiên các em bơi dở được các thầy cô mặc đồ bơi động viên khuyến khích các em cứ bơi và các em sẽ làm được. Dưới nước thì các thầy cô hỗ trợ bằng cách đẩy các em bơi nhanh hơn, trên bờ thì nhóm thầy cô khác yêu cầu các bạn hò hét cổ vũ “cố lên, cố lên, các bạn bơi được rồi kìa!”. Kết quả là các em bơi dở không ai bỏ cuộc giữa chừng và đều bơi về đến đích. Mục đích của buổi Gala này là tán thưởng các em bơi giỏi và động viên khích lệ các em bơi dở và các thầy cô đã làm được điều đó.

Nếu các em bị chê bai, khích bác thì có thể các em đã bỏ cuộc giữa chừng.

Thái độ và cách góp ý rất quan trọng. Nếu không khéo sẽ gây ra tiêu cực. Khi trẻ làm điều không tốt hoặc chưa tốt, ta nên công nhận và khen trẻ ở một khía cạnh nào đó bé đã làm được rồi mới nhắc nhở cái chưa được.
- Đủ tính khả thi: chính sách đưa ra phải đủ tính khả thi thì bé mới thực hiện được.

Chúng ta là những bậc cha mẹ thời hiện đại, được học hành, được tiếp thu nhiều cái hay trên thế giới nên cần nghiên cứu một phương pháp giáo dục hiệu quả hơn, ra những chính sách đúng đắn cho con để con hiểu trong gia đình này chính sách là số 1, làm gì cũng được coi trọng. Trẻ được khuyến khích lao động, siêng năng, chăm chỉ một cách tự nguyện và vui vẻ. Từ đó sẽ phát triển thành một con người tích cực, có ích cho gia đình và cho xã hội.

Lỗi của thê hệ cũ là không biết lắng nghe nên con cái không thể tâm sự, gần gũi. Mon men muốn mở miệng tâm sự với bố hoặc mẹ là đã bị mắng té tát tại sao thế này, tại sao thế kia, rồi bù lu bù loa lên…Mỗi khi trẻ làm lỗi là la mắng, thậm chí đánh đập, bêu xấu trẻ với bạn bè, hàng xóm…Làm như vậy trẻ rất dễ bị tổn thương và sẽ sinh ra tiêu cực, không muốn phấn đấu, ra sao thì ra, hoặc tệ hại hơn là sẽ chống đối, có những hành vi lệch lạc. Nếu chúng ta có bất bình trước các hành vi sai trái của trẻ thì cũng phải lắng nghe trẻ giãi bày nguyên nhân trước rồi mới phản ứng, bày tỏ quan điểm mà không làm cho con bị tổn thương. Như vậy trẻ dễ nhận ra sai trái của mình và sẽ sửa chữa.

Những đứa trẻ nhạy cảm, thần kinh yếu rất dễ bị tổn thương, ức chế, nên nếu ta không biết động viên khích lệ đúng cách thì trẻ dễ bị hoang tưởng về bản thân vì không chấp nhận mình dở.

Trẻ em bây giờ có xu hướng rất ích kỷ, lười biếng, ỷ lại vì được nuông chiều thái quá, có người cơm bưng nước rót, muốn gì được đó…Cha mẹ tưởng đâu cho con những giá trị vật chất và không muốn con đụng chân đụng tay trong khi gia đình khá giả có điều kiện là thương con nhưng lại vô tình hại con.

Những đứa trẻ ngày nay rất xa cách, không gần gũi bố mẹ, thậm chí cả anh chị em. Đi học về là chui rúc trong phòng ôm máy vi tính, điện thoại, game…rồi làm những chuyện động trời không đỡ nổi.

Có em thì bị bố mẹ và gia đình tự thần tượng hóa con, tạo cho con một ảo tưởng mình là tài giỏi, xuất chúng.

Rồi có những em đi thần tượng, si mê điên cuồng một ca sỹ nào đó, thậm chí có thể sống chết với thần tượng của mình.

Tất cả những lệch lạc tiêu cực xảy ra là vì các bậc cha mẹ không biết giúp con tạo giá trị thật cho con và làm cho con hiểu được giá trị của mình. Mình là mình, mình có những giá trị của mình cũng như những khiếm khuyết mà mình cần phải nỗ lực phấn đấu tốt hơn. Nếu tôi muốn tốt hơn thì tôi phải vượt qua chính tôi chứ không cần phải vượt qua một người nào cả

📖
BÀI 5: LUẬT – XÂY DỰNG THÓI QUEN TỐT

Bạn muốn xây dựng không khí gia đình như thế nào: lộn xộn, rộn tiếng la mắng hay bình yên, tự giác?

Khi có việc phải đi xa nhà, bạn mong muốn sinh hoạt ở nhà sẽ diễn ra theo nề nếp hay phải luôn gọi điện thoại về nhà để kiểm tra và chỉ đạo từ xa?
  • Luật là gì? Là những điều PHẢI làm, không làm sẽ bị PHẠT.
  • Chính Sách: nếu làm sẽ được thưởng (những thứ bé thích).
  • Luật: nếu không làm thì sẽ bị phạt (những điều bé sợ và ghét). 

Tại sao phải có Luật?

  • Môi trường không có Luật là một môi trường bất an: hành vi sẽ rất rối loạn, manh động, nguy hiểm.
  • Nếu không có Luật giao thông thì đường xá sẽ vô cùng hỗn loạn và dễ dẫn tới tan nạn.
  • Một gia đình có Chính Sách tốt và có Luật lệ sẽ bình an, vui vẻ. Còn gia đình không có luật lệ thì sẽ om sòm, ỏm tỏi, la hét suốt ngày…
  • Khi bé thực hiện hành vi tốt nhiều lần thì sẽ thành thói quen từ đó sẽ chuyển sang Luật.

1. Khi nào bắt đầu ra Luật?

Sơ Sinh!

Chị Phương Nga bắt đầu áp dụng Luật cho đứa cháu khi mới sinh được 30 ngày. Bé được tham gia mâm cơm gia đình, được 2 ngày bé bắt đầu khóc, cứ để bé khóc thoải mái, khi nín mới bế bé lên khoảng 30 giây và nói “cả nhà đang ăn cơm, con ngoan nằm im, khóc không ai ưa đâu nhé”. Lặp đi lặp lại hành động và câu nói này nhiều lần khi bé khóc. 2 ngày sau bé hiểu ra vấn đề và hết khóc. Từ đó về sau bé ngồi ăn chung với gia đình rất ngoan.

Còn đối với bé lớn hơn, phải cho bé ăn chung bữa cơm với gia đình, nếu bé quậy thì kéo ra không cho ăn, nếu ngoan mới được tham gia chung, tập khoảng 2 tuần là bé ok.

Đi toa lét đúng giờ sau 1 tháng tuổi: cứ thấy con tè là xi, bé sẽ nhớ tiếng xi, sau 1-2 tháng bé sẽ quen với việc xi đái và bé chỉ tè khi được xi.
Biết thông báo những nhu cầu của bản thân:
  • - “muốn đi tè phải “xi xi” nha con”
  • - Biết ra dấu khi ngôn ngữ thoại chưa có để thông báo cho mẹ biết nhu cầu. Các bạn tìm đọc cuốn “Sign with your baby” để tìm hiểu về việc huấn luyện này.

2. Lên danh sách những điều muốn huấn luyện cho bé. Số lượng Luật tăng lên theo số tuổi (2 tháng/ 1 hành vi).

Tuy nhiên bé có thể quên và ta phải nhắc nhở vì trí nhớ vĩnh viễn chỉ hoạt động từ 4-5 tuổi trở lên. Trí nhớ tạm thời thì lúc được lúc mất.

3. Gia đình cần có sự thống nhất trong việc dạy con.

Nếu ai bất đồng thì mời đứng qua một bên, không được can thiệp. Vì nếu không có sự thống nhất thì bé sẽ tìm nơi tị nạn. Dần dần bé sẽ trở thành một con người cực kỳ mưu mô.

4. Phương tiện hỗ trợ: phải có tấm bảng để nơi công cộng, ghi lên đó những Luật bé phải tuân theo để cả nhà nhìn thấy.

Ví dụ:
  • - Những điều không được làm cho bé: khi bé ném đồ thì không được nhặt cho bé.
  • - Những điều phải làm cho bé: ném banh phải nhặt (huớng cho bé bỏ hành vi ném đồ, chuyển sang ném bóng, chơi banh)
5. Nguyên tắc ra Luật:
5.1. Luật phải được công bố công khai, rõ ràng.

Lúc truớc Luật “Cấm quẹo phải khi đèn đỏ” được bỏ mà không công bố nên người đi đường cứ cãi nhau om sòm làm mất trật tự.


5.2. Ở nơi dễ thấy, dễ nhận biết. Ví dụ bé lớn thì dán ngay cửa phòng.

5.3. Đủ tính răn đe.

  • Luật đối với hành vi xấu như thuốc trụ sinh đối với căn bệnh nhiễm trùng, là con dao 2 lưỡi. Ví dụ như “Luật Phá Rừng” chả có lâm tặc nào sợ mà ngày càng hoành hành hơn.
  • Luật của đạo Hồi “Ăn cắp chặt tay” nên dân chúng rất sợ.
  • Luật của Singapore nghiêm minh vô cùng nên người dân rất tuân thủ.
  • Tùy vào sự ghét và nỗi sợ hãi của bé mà ta ra Luật. Có bé không sợ bị đánh mắng mà lại sợ bị mẹ bỏ rơi.
5.4. Đủ tính khả thi.

  • Cách đây vài năm, nhà nước định cấm karaoke nhưng không đủ tính khả thi nên đành phải bỏ. Nhưng lệnh cấm đốt pháo thì lại khả thi.
  • Đối với bé ta có thể qui đinh ăn cơm trong vòng 20-30 phút chứ không thể trong vòng 10-15 phút. Mua đồng hồ reo để nhắc nhở, hỗ trợ bé.
  • Ta phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để bé có thể tuân thủ Luật một cách thoải mái nhất.

6. Khi bé phạm luật mà thành thật nhận lỗi:

Nếu tha, bé sẽ cứ việc phạm lỗi và thành thật. Bé nhận lỗi là tốt nên ta áp dụng chính sách khen, nhưng vẫn bị phạt. Bé sẽ trở nên dũng cảm và thành thật.


7. Thiết lập cho bé ý thức “tôi phải ngoan”:

- Chính Sách & Luật phải luôn song song.

Ví dụ: bé 5 tuổi đã biết dọn cơm. Mẹ chỉ cần nói “đến giờ cơm rồi” và bé tự động đi dọn cơm là phải khen bé ngay để bé được lên tinh thần.

- Phải dạy con từ lúc sơ sinh đến 3 tuổi (dạy con từ thưở còn thơ), từ 6 tuổi là bé phải vững vàng. Từ 0-3 tuổi là giai đoạn vàng 24k, mềm, dễ uốn nắn. 3t-6t: vàng 18k, hơi cứng. 6 tuổi trở lên là thành sắt, khó uốn nắn hơn.

- Tuyệt đối không được hù dọa bé vì từ 0-3 tuổi, thông tin đi thẳng vào tiềm thức mà không thông qua ý thức. Tiềm thức như cái kho chỉ nhập hàng vào. Ý thức như thủ kho biết lựa đồ tốt, đủ tiêu chuẩn để nhập nhưng khi xuất thì sẽ xuất hết hàng tốt lẫn hàng xấu đã nhập vô từ lâu.

- Áp dụng Chính Sách & Luật đến 6 tuổi. Sau đó mọi hành vi đã chuyển từ thói quen thành nhu cầu nên chỉ Khen thôi.

8. Kỹ thuật CHÊ:

- Không được chê bé thậm tệ, nặng nề, sẽ ăn sâu vào tiềm thức của bé, lời chê quá đáng có thể triệt một con người.

- Chỉ chê việc bé làm, không bao giờ chê bé vì bé có những giá trị của bé.

  • Ví dụ: bé làm bể bình bông thì mình nói “con làm bể bình bông rồi thì mình không có bình để cắm bông, giờ phải để dành tiền mua bình mới thôi”.
9. Khi bé 6 tuổi trở lên, có thể áp dụng Luật “Tiền”.
  • - khi học được 9-10 điểm, bé được thưởng tiền bằng giấy. 9đ = $1, 10đ = $2. Bé có thể dùng tiền này để mua đồ hoặc khi bé gây thiệt hại gì thì dùng tiền này để đền.
  • - Tập cho bé phải lao động để kiếm tiền mua những vật dụng theo nhu cầu cá nhân như sách, truyện…và cho bé tự đi mua bé sẽ hiểu giá trị của đồng tiền, bé sẽ đắn đo suy nghĩ khi mua một món hàng và sẽ có ý thức “lao động là có tiền”.
  • - Trong quyển sách “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” có câu “hồi nhỏ tôi cứ tưởng tiền là quan trọng nhất, bây giờ tôi mới biết đó là sự thật”.
  • Không có gì dễ bằng việc móc ví đưa tiền cho con và không có gì khó bằng dạy con biết sử dụng đồng tiền.
  • Một cậu bé mỗi ngày mẹ cho 2000đ đi học. Một hôm cậu được bạn bao ăn sáng. Cậu về kể cho mẹ nghe và xin tiền mẹ để bao lại bạn. Mẹ hỏi cậu “Lúc con được bạn bao ăn sáng con có suy nghĩ sẽ làm gì để kiếm tiền bao lại bạn không?” Cậu bé trả lời là không. Mẹ cậu nói “nếu con không biết cách trả ơn thì đừng bao giờ nhận ơn”. Sau đó mẹ cậu đưa ra giải pháp sẽ cho cậu ứng trước 2 ngàn để bao bạn, ngày hôm sau cậu phải nhịn, đi học không có tiền.


📖
BÀI 6: XÂY DỰNG BẢN NĂNG NGHE LỜI – CHỈNH ỨNG XỬ

Bạn muốn có con dễ bảo hay khó bảo? Làm sao để con tự nguyện nghe lời mà không phải dùng những biện pháp phi giáo dục?

Làm thế nào để việc nghe lời trở thành bản năng của con? Bản năng là cái gì đó thôi thúc bên trong, khiến trẻ không làm là không chịu được, không ngoan là không chịu được.

Chúng ta hãy cùng nhìn lại công thức giáo dục xưa nay thường gặp:

Ông bà cha mẹ thời xưa thường lấy chữ hiếu ra áp đặt con, không ngoan có nghĩa là bất hiếu. Ngoan là bắt buộc, nhưng ngoan thì không được gì, còn nếu hư thì bị phạt. Bởi thế vì sợ phạt nên trẻ phải ngoan miễn cưỡng, ngoan mà trong lòng uất ức, sinh ta thù ghét và muốn trả thù, hoặc chai lì ra.


Ngoan không được gì – Hư cũng không hại gì. Đây là kiểu vứt con, muốn ra sao thì ra, thường được nhà giàu áp dụng và đối với những đứa bất thường, tổn thương não.

Công thức nên áp dụng là: “Ngoan thì được Thưởng – Hư thì bị Phạt

Sẽ có 4 trường hợp phạm luật:


Câu trả lời là “có”: ví dụ bé xin đi chơi công viên, nhu cầu chính đáng ta có thể đồng ý cho đi, nhưng bé xin với thái độ xấc xược, không lễ phép. Thông thường các bà mẹ hay quát nạt hoặc mặc kệ.

Trong trường hợp này, ta phải công bố “Mẹ không đồng ý kiểu ứng xử này. Con phải nói “Mẹ ơi cho con đi công viên”. Nói với bé xong là quay đi, không nhìn bé.
  • Nếu bé khóc, khi chu kỳ lên cao ta vẫn sẽ giữ im lặng, quay mặt đi đợi nhưng tuyên bố “Không ai chơi với bạn khóc nhè”. Nếu bé cố níu kéo, chạy tới đứng trước mặt mình thì nhìn lên trần, tránh eye contact để không làm khán giả cho hành vi xấu của bé. Đợi lúc bé xìu xuống lấy hơi để khóc tiếp thì mình nói ngay “Ủa con muốn nói rồi phải không?” Bé sẽ khóc tiếp. Mình nói tiếp “Thôi không ai chơi với bé khóc nhè” rồi tiếp tục nhìn lên trần. Chu kỳ này lặp đi lặp lại tối đa 1 tiếng là bé sẽ nhận ra rằng mình không giao lưu khi bé khóc mà chỉ giao lưu khi bé nín nên bé sẽ không khóc nữa. Lúc này mình mới nhẹ nhàng giải thích “Con muốn xin gì thì phải nói đàng hoàng như vầy “Mẹ ơi cho con…”. Mình làm như thế cho bé hiểu mẹ phạt mình nhưng mẹ có trợ giúp mình.
  • Nếu bé không khóc mà lăn ra ăn vạ: không nhìn bé, không làm khán giả, để bé lăn tự do. Giọng nói của mình phải hết sức nhẹ nhàng mềm mỏng nhưng cương quyết, càng lớn tiếng, kích động bé sẽ càng bị kích động nhiều hơn.
  • Nếu bé đập phá: cầm 2 tay bé chắp lại nhưng không xiết mạnh, không nhìn bé, đợi cơn giằng co yếu đi thì mới nói chuyện.
  • Có bé gái thích mặc đồ con trai. Bà mẹ không hài lòng và thường hay mắng bé nên bé càng mặc đồ con trai. Khi được tư vấn, bà đợi lúc con mặc đồ con gái thì khen ngay “Ôi con gái của mẹ mặc đồ đẹp quá!”. Và khi bé mặc đồ con trai thì không nói gì. Một thời gian sau bé tự động chuyển sang mặc đồ con gái.
  • => Nói chuyện với con theo kiểu ra lệnh thì hay tạo phản lực tâm lí, con sẽ làm ngược lại.
2. Câu trả lời là “Không”: khi bé đòi những việc hoặc những thứ ta không có hoặc không cho phép thì tuyên bố “Không được” với giọng cực kỳ ôn hòa và không nói thêm gì nữa. Phải giữ vững lập trường, không được thấy tội rồi đổi ý thì sẽ rất khó dạy bé.

Khi bé nín thì cho bé những thứ thay thế chứ không được cho thứ bé muốn khi mình đã nói không.

Công thức để bé có ứng xử xấu:


Bé muốn những gì không có, không được


Có đối tượng cho bé mè nheo: gương mặt của ta chỉ chiếm 10%, nhưng giọng nói tạo động cơ cho bé rất lớn. Dân gian có câu “Chồng giận thì vợ bớt lời” rất đúng. Không ai độc thoại mãi khi người khác không trả lời.



3. Không biết bé muốn gì (đối với bé chưa biết nói): nói với bé “con khóc thì mẹ không chơi”. Đợi chu kỳ khóc đi xuống thì bế bé lên và hỏi bé muốn gì bằng cách chỉ vào các thứ trong phòng.


4. Bé không tuân lệnh:


Xem lại cách ra lệnh: phải nhẹ nhàng, lịch sự, không quát tháo.
  • Khi ra lệnh nhẹ nhàng mà không làm thì đếm từ 1-5, nếu không làm thì công bố hình phạt. Sau khi công bố thì phải phạt, nhưng nếu sau khi phạt bé vẫn không làm thì phải cưỡng chế bé làm cho bằng được, sau đó khen bé “mẹ đã giúp con làm việc này rồi đó”.
  • Có một người mẹ dẫn con 18 tháng đến gặp chị Phương Nga nhờ tư vấn vì bé quá lì lợm và hay ném đồ. Khi bé đến bàn làm việc, bé tóm lấy cây viết và vứt xuống sàn. Chị Nga yêu cầu bé nhặt lên “Hến ơi, em nhặt cây viết lên cho bà, nó rớt rồi”. Nói lần thứ nhất bé không hề tỏ thái độ gì cả, lần thứ hai cũng không thèm quan tâm, đến lần thứ ba chị Nga nói với giọng hơi cứng thì bé phùng mang trợn má lên, chống nạnh như sắp nghênh chiến. Chị Nga cưỡng chế cầm tay bé nhặt cây viết lên rồi nói “cảm ơn con”, bé rất ngạc nhiên và thích thú, lấy cây viết quăng xuống đất lần nữa rồi tự nhặt lên để chị Nga khen bé lần nữa J
Tránh nói nhiều, giọng nói ôn hòa, dứt khoát.
  • Phạt phải có thời lượng và ngưỡng phạt bao nhiêu phút. Phải phạt dưới ngưỡng, nếu vượt ngưỡng bé sẽ chuyển sang quen và thích thú với hình phạt, đồng thời có thời gian suy nghĩ cách chống lại bố mẹ hoặc trả thù lại. Tuyên bố ngưỡng phạt “Mẹ sẽ phạt con trong 5 phút, con sẽ bị nhốt trong phòng tối 5 phút…”
  • Giúp bé tạo bản năng nghe lời: cho chọn lựa

1. Mức độ tối ưu: chọn giữa những điều mẹ muốn.

Vd: Cho con chọn uống sữa trong ly, bình, chén, hộp…Con muốn lau nhà trước hay nấu cơm trước?

Con người chỉ muốn làm khi mình được chọn lựa chứ không thích bị ép buộc, áp đặt. Không dân chủ thì rất khó giáo dục.

2. Hạn chế: nếu làm theo điều mẹ yêu cầu thì sẽ có quyền lợi hấp dẫn, còn nếu làm theo ý bé thì sẽ kèm theo thiệt hại không thể chấp nhận.

Vd: bé rất ghét mèo và không chịu rửa chân trước khi đi ngủ. Mẹ nói “Con đi rửa chân trước khi đi ngủ hoặc ngủ mới mèo trong nhà bếp

📖

BÀI 7: TRÁCH NHIỆM – DẠY CON BIẾT YÊU THƯƠNG

Rất nhiều phụ huynh ngày nay than phiền “tôi thương con thật nhiều, nhưng sao nó vô tình với cha mẹ quá, chẳng biết nghĩ tới ai”. “Con tôi sao đua đòi quá”. “Con gì mà động tới là bỏ vô phòng, không thèm nghe”…

Việc sinh ra một đứa bé chỉ là tiền đề của sự yêu thương, không phải tất cả phụ nữ khi sinh con ra là đã có yêu thương nên có những người có thể cho con cho người khác.

Có những mối quan hệ giữa con nuôi và cha mẹ nuôi lại rất khắng khít, yêu thương và đùm bọc nhau vì “công sinh không bằng công dưỡng”.

Yêu thương nảy sinh từ trách nhiệm, bổn phận. Trách nhiệm càng lớn thì yêu thương càng nhiều.

Không phải đứa trẻ nào khi sinh ra cũng biết yêu thương, ta phải dạy con biết yêu thương, biết tự chịu trách nhiệm với bản thân mình.

Tại sao phải dạy?

  • Để bé cảm nhận được yêu thương là gì.
  • Giúp bé nhận biết giá trị thật của bản thân vì những giá trị này không bao giờ mất đi. Đó là kiến thức, tài năng, sự tự tin, lòng trắc ẩn, tinh thần trách nhiệm, biết chia sẻ…Giá trị của con nhiều chừng nào thì mọi nguời càng quý trọng và thương yêu con chừng đó. Chứ không phải mọi người yêu quý con vì con xinh đẹp, giàu có, nổi tiếng, có địa vị xã hội…những thứ này chỉ là những giá trị ảo mà con người cứ mãi theo đuổi mà quên mất giá trị thật của mình.
  • Giúp bé nhận ra rằng “trong gia đình này không có con là không được vì con rất quan trọng đối với gia đình này”. Có một cậu bé ngoài giờ đi học là lao vào phụ mẹ làm tất cả việc nhà từ nấu cơm đến giặt đồ, giữ em để mẹ đi làm kiếm tiền. Khi cậu được đi du học, lẽ ra phải rất mừng vì không phải nai lưng ra làm việc nhà nhưng cậu lại thấy nhớ, thấy thương mẹ và lo lắng khi không có mình thì ở nhà sẽ như thế nào.
  • Giúp bé giữ lại sự siêng năng bẩm sinh của bé, cho bé cống hiến. Nhiều bậc cha mẹ biến con mình từ đứa trẻ khỏe mạnh thành khuyết tật, không làm được điều mà những đứa trẻ cùng tuổi làm được: 10 tuổi mà vẫn còn phải đút cơm trong lúc bé mãi mê chơi game!
  • Giúp bé miễn nhiễm với sự ích kỷ.
  • bé làm việc nhiều, vận động nhiều thì sẽ lanh lợi hoạt bát hơn.
Trách nhiệm đối với cộng đồng nhỏ:


Từ 6 tháng đã giao trách nhiệm:

  • - Khi mẹ thay tã thì bé phải nhổng đít lên
  • - Khi biết bò thì phải bò đi lấy tã
  • - Nằm ngủ phải biết đẩy gối đúng chỗ, biết tự kéo mền
  • - Tự cầm bình sữa, bình nước
  • - Nhờ con lấy dùm những gì ở gần con. Nếu bé không làm thì giúp bé toàn phần bằng cách cầm tay bé làm.
- Tự lấy và xếp quần áo

- Tự chải đầu, cầm khăn lau miệng khi ăn.

Khi biết đi:

  •  Lấy dùm mẹ những đồ vật đơn giản, không nguy hiểm: báo, sách, truyện, gối, mền…
  • - Chơi xong phải biết bỏ đồ chơi vào thùng
  • - Làm rơi đồ phải nhặt lên
  • - Nhớ là khi bé làm phải khen nhiệt liệt, ôm bé vào lòng, hôn bé, cho bé đi tàu bay…

19 tháng – 3 tuổi:
  • - tắt đèn khi đi ngủ
  • - tự lấy bô
  • - tập cho bé tự ăn từ 1 tuổi, ăn bốc đến 3 tuổi
  • - tập tiền đình cho bé bằng các trò chơi vận động trong bài “Thể Chất”
  • - tự thay quần áo nhưng mình giúp gài nút
  • - giúp dọn những đồ vật đơn giản, dễ cầm, dọn ghế, gấp ra giường, xếp gối và thú bông…
  • - nhờ bé cất dùm túi, nón bảo hiểm
Giao cho bé làm nhiều việc là giúp bé gieo mầm yêu thương, tạo tài khoản yêu thương. Càng chăm sóc người nào thì càng có trách nhiệm với người đó và yêu thương người đó.

Không giúp bé một cách vô điều kiện. Nếu cần giúp thì phải giúp thông qua đôi tay của bé (giúp toàn phần)

Lúc chị Phương Nga học được bài học này thì con gái của chị đã 9-10 tuổi. Chị áp dụng và yêu cầu con tự làm những công việc của mình thì bé nói “Tại sao nhà mình có người làm mà mẹ lại bắt con làm những việc này?”. Chị ôn tồn đáp “Mẹ làm ra tiền, mẹ trả tiền thuê người giúp việc nên người giúp việc chỉ có trách nhiệm phục vụ cho mẹ chứ không có trách nhiệm phục vụ cho con. Sau này khi con lớn, làm ra tiền con sẽ tự thuê người giúp việc cho mình. Bây giờ con phải học cách tự làm lấy những công việc cá nhân của mình để khi không có mẹ ở nhà hoặc khi con đi học xa một mình con vẫn xoay sở được. Nếu con để mẹ dạy con thì mẹ sẽ dạy rất nhẹ nhàng, vui vẻ. Còn nếu để người giúp việc dạy con thì có thể sẽ không nhẹ nhàng tí nào, thậm chí có thể tàn nhẫn với con đó”. Thế là bé đành ngoan ngoãn học cách tự làm hết công việc cá nhân của mình.

Vì sao hầu hết con của đại gia VN đều là phá gia chi tử, trong khi phương Tây thì rất ít?

  • Một anh thanh niên chạy bộ trong công viên. Anh nhìn thấy một cậu bé Tây khoảng 3 tuổi chạy bộ với bố. Bé cứ hay bị té ì ạch nhưng bố cậu bé không hề đỡ cậu dậy, cậu phải tự đứng dậy lấy. Anh thanh niên sốt ruột chạy lai đỡ cậu bé. Cậu bé nhìn anh thanh niên một cách kỳ lạ và nói “bố cháu dặn không được nói chuyện với người lạ”. Anh thanh niên trả lời “chú đâu có nói chuyện, chú chỉ giúp cháu đứng lên thôi mà”. Cậu bé hỏi anh thanh niên “Chú biết cháu mấy tuổi rồi không?”. Anh thanh niên quá đỗi ngạc nhiên trước câu hỏi này và nhìn kỹ cậu bé một lần nữa để chắc chắn rằng đây đúng là một cậu bé 3 tuổi. Cậu bé nói tiếp “Cháu 3 tuổi rồi chứ bộ, cháu tự té và tự đứng lên được!” Anh thanh niên quá choáng!
  • Quan niệm của người phương Tây là phải có va chạm mới cứng cáp. Phải có lăn lộn trong môi trường tự nhiên thì mới có kháng thể. Trong khi cha mẹ VN thì luôn che chở, luôn úm con sợ con bệnh, luôn làm giúp con và khi con té thì vội vội vàng vàng chạy đến đỡ, thậm chí còn đánh cả cái bàn cái ghế!
  • Chị Phương Nga chia sẻ câu chuyện về một chàng trai người Nhật 27 tuổi, bạn học của chồng chị. Lúc tốt nghiệp đại học, vợ chồng chị mời anh chàng đến nhà chơi. Anh ấy mới nói “Hôm nay cũng là ngày tôi kết thúc học việc 10 năm tại công ty của bố tôi và được chuyển lên văn phòng làm”. Bố anh là chủ công ty lắp ráp và xuất khẩu xe Toyota độc quyền sang thị trường Úc. Anh được bố cho vô công ty học việc năm 17 tuổi và cấm anh không được gọi cho bố phàn nàn nếu gặp phải sự cố gì hoặc bị ai bắt nạt. Trong 10 năm anh được luân chuyển làm việc ở tất cả các bộ phận, anh mới hiểu được công việc của bố cực như thế nào và càng yêu thương kính trọng bố hơn. Khi đã thành thạo ở các bộ phận anh mới được lên văn phòng làm việc cùng bố. Và đương nhiên anh là người thừa kế điều hành công ty đó. Lúc đó bố anh mới nói với anh “Lý do bố không cho con gọi điện cho bố khi bị ai bắt nạt hoặc gặp sự cố vì bố muốn con tự thân vận động, học cách tự giải quyết vấn đề vì khi con làm chủ thì con sẽ không có ai để gọi điện cầu cứu khi con gặp sự cố trong công việc của mình”.



Phụ huynh VN thì hay nói với con “Tất cả những gì ba má làm ra là của con hết”. Về giáo dục học, họ đã tạo ta sự ỷ lại, Về tâm lí học, “ba má là người có bổn phận chu cấp cho tui”. Về xã hội học, tạo ra những con người vô dụng. Về tâm linh học, phúc đức của ai người nấy hưởng, nên nếu con cái không biết giữ gìn thì cũng sẽ mất hết.



Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có nói một câu rất ý nhị trong quyển “Viết Cho Những Người Mẹ Mang Thai Đầu Lòng”: “Bản năng nếu không bị lệch lạc thì sẽ là người dẫn đường rất tốt”. Vậy nên bản năng có thể bị lệch lạc nếu cha mẹ không biết dẫn dắt con đi đúng hướng.



Các bạn tìm mua bộ phim “Ray”, nói về tài hoa nhạc Jazz - Ray Charles bị mù. Trong phim có đoạn khi anh thấy một bóng tối bao trùm lấy mình, anh không nhìn thấy gì nữa, anh bàng hoàng, choáng váng, mò mẫm, dò dẫm. Đột nhiên anh nghe thấy tiếng con dế kêu những âm thanh vô cùng đặc biệt đối với anh lúc đó. Anh muốn bắt con dế nhưng lại không nhìn thấy gì cả. Anh hét lên gọi mẹ “Mẹ ơi, mẹ có ở đó không?”. Lúc đó mẹ anh nhìn thấy hết những hành động mò mẫm dò dẫm của anh nhưng bà vẫn đứng im bất động để xem anh làm gì. Anh gọi mẹ vài lần không được, anh quyết đinh tự mình bắt lấy con dế bằng cách lắng nghe âm thanh phát ra từ đâu và tìm tới. Anh vốn dĩ có một thính giác rất đặc biệt nên cuối cùng anh cũng bắt được con dế! Lúc đó mẹ anh mới lên tiếng “Con làm được tất cả, Ray à!”. Chính sự im lặng đúng lúc của mẹ đã giúp Ray phát huy được khả năng của mình và mẹ là nguồn động viên lớn lao, giúp anh quyết tâm theo đuổi con đường âm nhạc của mình dù bị mù. Đi hát ở các tụ điểm, anh yêu cầu họ trả thù lao bằng những tờ $1.00 để anh dễ đếm. Một ngày kia, anh bị chơi khăm khi họ trả anh bằng những tờ tiền khác nhau. Khi nhận cọc tiền, anh hỏi “Sao ít thế này?”. Người trả tiền nói “Đủ cả đấy nhưng nhiều loại tiền khác nhau, anh đếm đi”. Ray vô cùng tức giận xé nát cọc tiền và bỏ đi, không hát chỗ này nữa. Dù mù nhưng anh vẫn ý thức được giá trị của mình nên anh đã mạnh dạn rời bỏ nơi mà người ta không tôn trọng anh.
📖

BÀI 8: DẠY CON CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Bạn mệt mỏi với những giây phút “không biết điều” của bé? Con bạn quá nhút nhát, không vâng lời, khó thích nghi, hay gây sự với anh chị em, “giữ của”, ích kỷ…Làm sao đây?

Làm sao để con biết tự tránh xa những nơi nguy hiểm khi không có người lớn kế bên?

Cha mẹ thời nay hay có cùng một mối lo khi con đến tuổi teen: bước ra đường là sợ con hư nhưng không thể suốt ngày theo giữ con được. Mà càng theo sát thì con càng mất khoảng không cần thiết để phát triển tư duy.

Sao chúng ta không dạy con các khái niệm trong cuộc sống, giúp con xây dựng ý thức rồi để con tự giải quyết các vấn đề của mình, biết cách xử lí các tình huống độc lập và an toàn, hạn chế tối thiểu những tai nạn đáng có?

Khái niệm là gì? 
  • Là những công thức bé tự rút ra khi trãi nghiệm tình huống.

Não của chúng ta có khả năng khái quát hóa vấn đề.

VD: chúng ta dạy trẻ 1 + 2 = 3, 10 + 20 = 30, trẻ sẽ nhận biết 100 + 200 = 300

Vậy nên dạy các khái niệm có nghĩa là huấn luyện ý thức cho não. Ý thức là xâu chuỗi của những khái niệm.

Công thức luyện não:

Tôi làm thế này + để làm gì? => khái niệm


VD:
  • Tôi ném đồ + có người nhặt => cứ ném
  • Tôi ném đồ + bị phạt => ngu sao ném
  • Tôi khóc + có người dỗ => khóc cho đã
  • Tôi khóc + bị bỏ rơi => đừng bao giờ khóc
  • Không ném đồ + giúp mẹ dọn dẹp => ngăn nắp (ý thức)
Khi dạy con phải nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần và phải nhắc trước khi bé làm vì trí nhớ vĩnh viễn của bé chỉ ổn định sau 4.5 tuổi.

Khi bé đã học được khái niệm thì bạn phải khái quát hóa khái niệm đó.

Vd: tôi không ném đồ thì đi đâu cũng không được ném chứ không phải chỉ không ném ở nhà => xã hội hóa

1. Qui trình dạy con khái niệm nguy hiểm:

- Qui trình thường gặp 1: ngăn chặn, giải thích nhưng không cho trãi nghiệm.
  • Vd: bé định thò tay vô cánh quạt thì mẹ vội nhào tới kéo bé lại rồi cho bé biết đó là nguy hiểm nhưng không cho bé trãi nghiệm nên bé không hiểu nguy hiểm là như thế nào. Bạn có thể tắt quạt và dùng tay quay cánh quạt rồi cho bé đút ngón tay vào, bé sẽ sợ không dám thò tay vào nữa.
- Qui trình thường gặp 2: cho trãi nghiệm rồi mới nói, giải thích.
  • Vd: khi bé sắp té thì cứ để bé té một lần cho sợ rồi mới giải thích như thế là nguy hiểm. Điều này rất nguy hiểm vì bé có thể leo lên độ cao rồi tự cho mình té xuống xem thế nào.
- Qui trình đúng:

  • Phải giải thích (mang tính thông báo)
  • Cho trãi nghiệm (nồi cơm nóng, bình nước nóng…) nhưng đối với những hành động nguy hiểm (điện giật, xe đụng) thì tạo ra tình huống tương đương
  • Giải thích tiếp (mang tính tổng kết)
Khi bé đã tin vào các khái niệm thì không được nói dối bé. Ví vụ không cho bé chơi iPad vì iPad “nguy hiểm”

2. Khái niệm vâng lời: áp dụng bài Luật, không vâng lời là bị cưỡng chế và phạt.

3. Khái niệm kiềm chế:

Trẻ nhỏ thường không biết tự kiềm chế ham muốn của mình, muốn gì là phải được nấy, không được là giãy nãy khóc ầm lên hoặc ăn vạ. Muốn giúp con tập kiềm chế, mẹ phải chuẩn bị 1 cái đồng hồi timer điện tử để bé nhìn thấy số chạy và nghe tiếng tít tít báo hiệu thời gian.

  • Vd: đưa một vật gì cho bé rồi nói “con ơi cho mẹ mượn” trong lúc tay lấy món đồ ra khỏi tay bé trong khi nói, sau đó trả lại cho bé ngay rồi nói “con giỏi quá, mẹ trả lại cho con nè”. Lần sau lấy món đồ ra giữ 3-4 giây rồi mới trả, từ từ tăng lên đến 20 giây mà bé vẫn bình tĩnh chờ mẹ trả lại là tốt.

Đối với những bé thích xem TV trong lúc ăn: cho bé ăn 2-3 muỗng rồi bấm pause 1-2 giây rồi đút cho bé, tập thời gian pause tăng dần lên đến 20 giây mà bé vẫn ok thì bắt đầu chuyển sang tắt TV. Đút cho bé rồi bật lại, từ từ thời gian tắt lâu hơn cho đến khi có thể tắt hẳn, bé “cai” TV trong lúc ăn thành công. Việc này rất cần sự nhẫn nại.

Tập đi ra ngoài mà không phải trốn bé: chuẩn bị đồng hồ timer rồi nói với con “con ngồi đó khi nào đồng hồ tít tít mẹ sẽ có mặt ngay”. Vặn đồng hồ từ 2-3 giây tăng dần lên cho đến khi bé ổn với việc mẹ đi đâu đó sẽ về.

Khi bé muốn gì thì tập đừng cho bé cái đó ngay mà chỉnh đồng hồ, khi nào tít tít thì mới đưa cho bé. Hoặc khi mẹ đang bận mà bé cứ nhao nhao muốn mẹ bế hoặc nói chuyện với mẹ thì cũng set timer để dằn bớt sự nóng vội của bé.

4. Dạy con thích nghi:

Khả năng thích nghi rất quan trọng trong cuộc sống. Nếu thích nghi kém thì sẽ dễ đau khổ hơn.
  • Từ 6 tháng trở lên bạn bắt đầu tập gởi con cho ai đó nửa buổi, tập cho bé thích nghi với việc vắng mẹ.
  • Thỉnh thoảng thay đổi các vật dụng trong phòng bé để bé không bị ghiền món gì, trang trí lại phòng ốc, thay đổi vị trí kê nệm/giường để bé không bị lạ chỗ khi đi đâu đó.
  • 1 tuổi là có thể gởi qua nhà nội/ngoại/bà con 1 ngày.
  • 2 tuổi là có thể gởi đi qua đêm mỗi 2 tuần/lần.

5. Khái niệm chia sẻ, giúp đỡ:

  • - Lấy một món đồ bé thích, có thể là đồ chơi hoặc đồ ăn, nói với bé khi nào tít tít mẹ sẽ đưa cho con, khi nào tít tít con đưa cho mẹ. Chỉnh thời gian của mình là 2-3 giây, của bé là 15 giây.
  • - Chơi luân phiên: cho mẹ chơi 1 phút, con chơi 5 phút.
  • - Nhờ con lấy dùm cái này, làm dùm cái kia để con học cách giúp đỡ. Khi giúp đỡ, chăm sóc ai đó thì sẽ nảy sinh trách nhiệm và yêu thương.
  • - Con cái nên cho ngủ chung với nhau để các bé chơi với nhau, giúp đỡ nhau, chọc ghẹo nhau, não sẽ hoạt động tốt và sẽ tăng sự kết nối và yêu thương. Bé trai và bé gái thì ở chung phòng đến 7 tuổi là có thể tách ra.

6. Khái niệm dàn xếp:

Người lớn hay sử dụng bạo lực mà không hề dàn xếp nên mới xảy ra những trường hợp bực mình rút dao chém. Đụng xe cọ quẹt chút xíu là nhào vô đánh nhau, thậm chí chém nhau.

Các thầy cô giáo cũng cần biết dàn xếp. Ví dụ, đối với bé hay nói chuyện trong lớp, nên mời bé ra ngoài nói nhỏ cho bé biết chứ không kỷ luật ngay trước mặt cả lớp làm bé dễ bị tổn thương đâm ra oán giận.

Những bé 2-4 tuổi dành đồ chơi, gấu ó nhau thì tịch thu đồ chơi và đưa ra giải pháp cho các bé chọn: thay phiên nhau chơi, đứa chơi buổi sáng, đứa chơi buổi chiều hoặc chơi chung trong hòa bình? Dần dần các bé sẽ hiểu dàn xếp là đưa giải pháp, không đánh nhau, chửi nhau, không giành đồ chơi…

Những bé lớn hơn thì để cho bé tự đưa giải pháp hoặc gợi ý giải pháp. Ví dụ 2 bé thích đi xe máy với mẹ và bé nào cũng thích ngồi đằng trước trong lòng mẹ, đứa nào bị ngồi đằng sau là tức tối đâm chọt đứa trước khiến mẹ cũng không lái xe được yên. Mẹ quay về, dắt xe vào nhà, bảo 2 đứa tự đưa ra giải pháp. Một lúc sau, 2 bé thống nhất là khi đi thì bé nhỏ ngồi đằng trước, khi về bé lớn ngồi đằng trước.

Dạy con biết dàn xếp khi có người gấy hấn: đi ngang đá đít bé, bé la lên “sao mẹ đá đít con?”. Mẹ hỏi “thế đít để làm gì?”. “Đít là để ngồi, chứ không phải để đá”. “Vậy thì lần sau có ai đá đít con thì con không cần phải la lối mà chỉ cần nói “Đít là để ngồi chứ không phải để đá” hết sức nhẹ nhàng.

7. Mẹ là người đáng tin cậy nhất:
  • Không nói dối con
  • Đã nói là phải giữ lời
Khi nói với bé “Chủ Nhật này mình sẽ đi sở thú chơi” thì phải đưa bé đi cho dù có bất cứ lí do nào xảy đến. Nếu không đưa bé sẽ thất vọng và mất niềm tin ở bạn. Cách tốt nhất là chọn cách nói linh hoạt “CN này mình sẽ đi sở thú chơi. Nhưng nếu mưa hoặc bị ốm là không đi nhé”.

8. Khái niệm tự tin:
Bố mẹ cần khuyến khích bé phát triển sự tự tin. Phải “cầm tay chỉ việc” những bé nhút nhát. Nhưng những bé quá tự tin thì phải định hướng lại.

  • Ví dụ 1: Bé muốn cho chim ăn trong công viên. Nhưng nếu muốn có đồ ăn cho chim thì phải đi mua ở máy vendor machine và phải trả bằng xu. Mẹ đưa cho bé tờ $5 và bảo bé đi đổi tiền xu “Con thấy người phụ nữ lớn tuổi nào thì chặn họ lại xin đổi nhé”. Bé ngại ngùng để biết bao người phụ nữ đi qua mà không dám chặn lại. Mẹ phải hỗ trợ “con nhìn thấy bà kia đang ngồi trên ghế đá không? Con lại đó đi”. Bé đi được khoảng 3m rồi quạy lại nói “thôi con không muốn cho chim ăn nữa”. Mẹ nói “con cứ lại nói với bà “bà ơi bà có tiền xu không đổi giúp con với” và động viên bé, dắt tay bé đi đến chỗ bà lão. Bé nghe lời mẹ rụt rè lặp lại câu nói mẹ gợi ý. Bà lão tươi cười lấy ví tiền vui vẻ đổi xu cho bé. Bé rất vui mừng như đã làm được một việc lớn lao và thấy mọi thứ diễn ra quá bình thuờng, không có gì là ghê gớm cả. Bé trở nên tự tin hơn.
  • Ví dụ 2: Bé có năng khiếu vẽ và bé rất tự tin về điều đó. Nhưng có một lần bé vẽ quả ớt rất đẹp và sống động nhưng lại được chấm có 6 điểm. Bé về nhà bực bội tức tối méc mẹ “mẹ xem, con vẽ đẹp như thế này mà chấm con có 6 điểm”. Mẹ khen đẹp rồi hỏi “Theo con thì bức này bao nhiêu điểm?” Bé trả lời “8 điểm”. Mẹ nói “nếu con cho rằng bức tranh này 8 điểm thì mẹ cũng cho nó 8 điểm. Và con cũng phải nghĩ là nó 8 điểm chứ không phải 6 điểm. Nghệ thuật rất khó đo điểm vì quan điểm mỹ thuật của mỗi người khác nhau. Điểm không quan trọng, quan trọng là con hài lòng với tác phẩm của mình”. Thế là bé thôi không hậm hực nữa.

Các mẹ nên tìm mua cuốn “Cho Con” của tác giả Simon Sim. Đây là cuốn sách rất hay về dạy con các khái niệm, các thói quen tốt và những kỹ năng sống còn.


📖
BÀI 9: ĐỒ CHƠI – CÂU HỎI: VŨ KHÍ ĐẮC DỤNG CỦA PHỤ HUYNH

A. Đồ Chơi:

Hầu như cha mẹ nào cũng mua đồ chơi cho con và cũng điên đầu vì con chơi rất chóng chán mặc dù đồ chơi rất đẹp.
Đồ mình thì không thèm chơi nữa mà cứ thích nghịch phá đồ của bố mẹ!
Theo bạn đồ chơi có vai trò gì trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái?

Ít ai biết được rằng “trẻ em chỉ tìm cái chúng cần”!
Não học/tiếp nhận thông tin qua 5 giác quan:
  • Thị giác: nhìn
  • Xúc giác, vận động: cầm nắm, bò tới lượm, đập, vứt…
  • Thính giác: lắc để nghe
  • Vị giác: cho vô miệng để nếm
  • Khứu giác: khi đưa vô miệng nếm thì cũng sẽ ngửi được mùi
Quá trình học hay tốc độ học của 5 giác quan diễn ra rất nhanh từ 20 giây đến 1 phút. Sau đó là bé vứt vì không cần nữa, học hết thông tin rồi. Sau đó là đập, xé để học tiếp.
  • ð Trẻ em không cần đồ chơi, chỉ cần giáo cụ.
  • ð Bé hay phá đồ của bố mẹ vì bé cần thông tin trong đó.


1. Những ngộ nhận của cha mẹ về đồ chơi:
  • - Phụ huynh sử dụng đồ chơi như bảo mẫu, quăng cho con chơi rồi làm việc của mình.
  • - Đồ chơi là của bé tự chơi mà không chơi chung với bé
  • - Đồ chơi là để giải trí.
  • - Đồ chơi high-tech thì mới tốt, mới văn minh.
Thật ra những món đồ high-tech là thủ phạm làm trí tuệ bị trì trệ, không giúp ích cho tư duy mà còn làm tuột tư duy. Ví dụ: chúng ta cứ toàn dùng máy tính nên tính nhẩm thua xa mấy bà bán cá bán rau ngoài chợ.


Những món đồ low-tech mới hỗ trợ tư duy. Đó là lí do vì sao trò chơi Lego rất thành công. Ngày xưa chúng ta thường hay chơi những trò chơi dân gian như ô quan, bịt mắt bắt dê, banh đũa…giúp phát triển tư duy và vận động rất tốt.

- Đồ chơi là đồ chơi có gì mà phải học. Toys khác với Tools.

2. Những yếu tố khi chọn đồ chơi:

  • - Phải có yếu tố khám phá, đập – xé
  • - Đảm bảo tính thực hành kiến thức
  • - Thể hiện cảm xúc: búp bê có mùi thơm, biết cười biết khóc
  • - Đảm bảo tính sáng tạo: Lego
  • - Công cụ kết nối giữa bố mẹ và con cái. Phải chơi chung với bé hồn nhiên như một đứa trẻ. Đây là cầu nối để cha mẹ có thể tâm sự với con cái khi chơi với con. Tiếp cận với bất kì đứa bé nào bằng đồ chơi cũng dễ thành công hơn.



Bố mẹ nên chơi với các con những trò chơi như: nhanh mắt, tìm vật trong túi bằng cách thò tay vào sờ mà không được nhìn, thi xếp đồ, bịt mắt bắt dê, tập vận động đu xà, đẩy xe kút kít, ném vòng, thi xếp hình bằng que…

- Bé từ 3 tuổi trở xuống thì đồ chơi phải có thông tin rõ ràng. Ví dụ màu sắc thì chỉ đưa vật có 1 một màu để bé khỏi nhầm lẫn. Chứ nếu dạy bé màu vàng được đóng trong cái khung màu xanh thì bé sẽ không biết cái nào là màu vàng.

Đơn cử bộ Xỏ Xâu. Các bạn nghĩ bộ xỏ xâu có bao nhiêu cách chơi và các bé học được gì từ đây?

  • - xỏ xâu: từ 2t đã biết làm
  • - học màu sắc và hình dạng: 2.5t đã có thể phân biệt
  • - xếp lên cao: 2-3 tuổi
  • - đếm thông thường: 2.5t
  • - đếm nâng cao: lấy 3 cái tròn vàng, 4 cái vuông xanh…: 3-4t
  • - xỏ gián tiếp: 5t
  • - trí nhớ, quan sát nhanh: 5t
  • - chu kỳ: đỏ – xanh – đỏ xanh nhưng với hình dạng khác nhau mà bé vẫn nhận ra được: 6t
  • - màu, chu kỳ hình phức tạp: 7t
Vậy là với bộ Xỏ Xâu, các bé có thể chơi được từ 2t đến 7t mới chán!

Các bạn các mẹ tìm mua đồ chơi phát triển trí tuệ bằng gỗ cho bé chơi tại TT Thiết Bị Trường Học 232 Nguyễn Tri Phương Q5 chứ đừng cho bé chơi những đồ chơi vô thưởng vô phạt nữa nhé. Chưa kể những loại đồ chơi nguy hiểm như súng, dao, búa, các loại vũ khí…sẽ làm tăng tính bạo lực trong trẻ và một ngày nào đó bé sẽ sử dụng đồ thật để thử nghiệm!

B. Câu Hỏi:

Các bạn có con nhỏ từ 3t tuổi trở lên sẽ có lúc điên cái đầu vì những câu hỏi liên tục của trẻ. Bé hỏi nhiều như thế vì bé muốn bố mẹ cung cấp cho mình.

Tác dụng của câu hỏi:

1. Ai là người hỏi thì đó là người nắm thế chủ động. Vậy nên sau khi trả lời câu hỏi của bé, mẹ phải tạo thế chủ động hỏi lại ngay.

  • Ví dụ: bé hỏi “sao cái áo này màu nâu vậy mẹ?”, mình hỏi lại ngay “con có thích màu nâu không? Con thích màu gi?...

Câu hỏi là câu kích thích tư duy. Còn những câu có dấu chấm ở cuối là những câu không kích thích tư duy, dễ gây áp lực, mà nếu có áp lực thì sẽ có phản lực.

Các bạn đã đọc câu chuyện “Người Mỹ dạy bài học Cô Bé Lọ Lem” chưa? Nếu chưa thì hãy Google để đọc. Một bài học tuyệt vời!

2. Khi chỉnh sửa hành xi ứng xử của trẻ thì câu hỏi cực kỳ lợi hại, không gây áp lực cho bé.



Ví dụ 1:

  • Cô bé có hành vi ngây ngô là hễ gặp người khuyết tật là bé bắt chước đi khập khiễng và cười phá lên. Mẹ không chỉnh liền mà để ý khi thấy con có “những hành động kì quặc” thì bắt chước bé. Bé nhảy tưng tưng và la làng lên “Sao mẹ bắt chước con? Con không thích bị bắt chước!”. “Ồ thì ra là con không thích bị bắt chước à? Lúc đó mẹ mới phân tích cho bé thấy việc bé bắt chước người khuyết tật là làm tổn thuơng họ như thế nào. Từ đó bé bỏ hẳn hành vi này.

Ví dụ 2:
  • Con của chị Nga tuyên bố với mẹ “16 tuổi con sẽ có bạn trai!”. Thay vì lồng lộn lên, mẹ điềm tĩnh hỏi: “Ủa vậy hả? Vậy tại sao 16t phải có bạn trai mà không phải là 6t, 26t, 36t…?”. “Bạn con 16t có bạn trai rồi nên con cũng vậy”. “Thế mục đích có bạn trai của con là để làm gì? Để có bạn học và chơi chung hay để mình giống người khác?”. Bé im. Mẹ hỏi tiếp “Con có biết tại sao luật qui định nữ 18t và nam 20t mới được kết hôn không?” Bé trả lời “Lúc đó mới có giấy phép lao động”. “Vậy nếu 16t con có bạn trai rồi con lỡ có em bé thì làm sao con đi làm để nuôi em bé?”. Bé im luôn và đến 19t vẫn chưa thấy có bạn trai :)

Nhẹ nhàng, mềm mỏng luôn luôn là vũ khí lợi hại và khôn ngoan trên các “mặt trận” :)

Hãy dùng chiến thuật S.O.S khi sắp xảy ra “chiến tranh”:

Stand back (lùi lại) – Observe (quan sát) – Select (chọn lựa đòn trả hiệu quả)


📖

BÀI 10: MẸ ƠI CON MUỐN HỌC

Là cha mẹ thì ai trong chúng ta cũng muốn con mình học giỏi và phải vui học chứ không bị học theo cách nhồi nhét như nền giáo dục hiện tại.

Tự thú trước bình minh luôn là hồi nhỏ mẹ Gấu chả thích đi học gì cả, trừ mẫu giáo. Đi mẫu giáo được cô giáo Hoa rất thương yêu, nhẹ nhàng dạy bảo, mình ngoan là được cô cho ăn chè, được chơi đùa hồn nhiên với các bạn nên mình rất thích đến trường. Hồi đó thứ Năm được nghỉ ở nhà là khóc đòi đi học cho bằng được. Càng lên lớp lớn thì mức độ ham học càng giảm sút đáng kể. Có lúc ngồi trong lớp mà thầm ao ước có biến cố gì đó như “ngập lụt, cháy trường, thầy cô bệnh…” để khỏi phải học.

Vì đâu nên nỗi? Vì học chả có gì vui cả! Bắt học thuộc lòng rồi mỗi buổi sáng vô lớp đứa nào cũng hồi hộp nhìn tay thầy cô giáo dò “bảng phong thần” để gọi lên trả bài. Đời có gì mà vui chứ!

Ngày nay, đất nước ta mở cửa, khiến cho nhiều trường quốc tế có mặt ở VN, chúng ta cũng có nhiều cơ hội học hỏi qua các phương tiện truyền thông nên cũng tìm hiểu được kỹ thuật dạy học tiên tiến của các nước.

Thấy các bé học cực khổ quá, mình giúp bé bằng cách nào đây? Rất muốn dạy con học, nhưng mỗi buổi học là một bi kịch. Làm thế nào đây?

Tại sao chúng ta không biến sự “khổ luyện” trong học tập thành “vui luyện”? Biến học tập thành quyền lợi cá nhân để học sinh thích học và muốn học. Làm cho bé phải đòi học chứ không đòi cái gì khác.

Kỹ thuật dạy học cực kì quan trọng. Ảnh hưởng đến sự vui học, ham học và tiếp thu kiến thức.


I. Những nguyên tắc dạy học:
1. Nhanh, sôi động:

  • Nhanh sẽ gây được sự chú ý, mà chú ý thì sẽ nhớ. Nên các bé rất thích xem phim hoạt hình, quảng cáo và thuộc vanh vách.
  • Dừng lại trước khi trẻ muốn dừng (ngưỡng): để duy trì ước muốn được học. Nếu để bé chán bé sẽ không thích học.

3. Mỗi bài học luôn là một thú vui:

Thầy Trần Phương dạy 5 em lớp 6 làm toán lớp 12. Khi được phỏng vấn tại sao thầy làm được như vậy. Thầy nói “dạy cho trẻ em thì phải làm cho các cháu vui thì sẽ học được hết”.


Vui ở đây có 3 cấp độ:
  • - Vui 1: không quá dễ
  • - Vui 2: không quá khó, vì quá khó sẽ gây ra hồi hộp, tạo phản ứng sinh lí và tâm lí.
  • - Vui 3: không đơn điệu, đây là điều giết chết sự ham học của bé.

Ví dụ: nếu cho 20 bài toán thì phải có khoảng 7 công thức, 3 phép toán/công thức là bé đã hiểu khái niệm. Chứ còn cho 1 công thức mà kêu giải 20 bài toán thì sẽ gây nhàm chán, thông tin càng cũ thì não xử lí càng kém. Khi gặp một bài toán mà không giải được sau 5 phút thì phải đứng lên đi chơi rồi mới quay lại giải tiếp để não được refresh.

4. Không thách đố, không kiểm tra:

Việc kiểm tra sẽ gây áp lực tâm lí tạo thành phản lực. Đối với bé hiền, sẽ triệt tiêu ý chí phấn đấu của bé. Với bé hung dữ, bé sẽ hét lên, vô tình tập cho bé ứng xử xấu.

  • Ví dụ: ngưỡng của bé bò được 5m là mệt, mẹ đợi bé bò đến 4.5m là phải đưa đồ chơi thưởng cho bé để bé nhận ra “đây là người hiểu mình, không làm mình quá mệt”. 

“Đi hỏi già, về hỏi trẻ”, người già thì có nhiều kinh nghiệm để mình học hỏi, trẻ con thì luôn có ước muốn bày tỏ với người lớn nên rất thích được hỏi. Khi bé trả lời, bày tỏ thì không được dập bé, từ từ bé sẽ không bày tỏ nữa.

Mình còn nhớ các thầy cô giáo mình đã học mỗi khi hỏi điều gì học sinh không ai thèm giơ tay trả lời, dù bị hăm dọa. Vì nếu trả lời không đúng ý thầy cô là bị quê…

Cách giáo dục của VN là nhồi nhét, dạy trẻ theo sự sắp đặt, chứ không khuyến khích học cho chính mình. Làm kiểm tra thì phải trả lời đúng ý thầy cô giáo chứ không hỏi “Em hãy cho biết những gì em biết?”

Trường quốc tế thì cho các bé học theo project, chia nhóm nghiên cứu rồi thuyết trình chứ không kiểm tra. Khiến cho các bé phải tìm tòi, nghiên cứu, từ đó các bé sẽ nhớ dai và khi thuyết trình cũng không cần nhìn tài liệu.

Mình còn nhớ rất rõ lúc mình đang mang thai Quế Anh. Con của một người bạn 12 tuổi đòi phỏng vấn quá trình mang thai của mình. Mình ngạc nhiên hỏi bé tại sao. Bé nói con đang làm project về quá trình thụ thai và sinh nở và cho mình xem những tài liệu bé tìm được. Mình quá ngạc nhiên vì bé còn biết rõ hơn cả mình nữa!

Vậy nên, chúng ta cần phải tạo tình huống cho bé thể hiện những điều bé biết chứ không kiểm tra làm mất đi sự tự tin và không biết những gì mình biết có chính xác không, có đúng ý người hỏi không.

  • VD: Chị Phuơng Nga bảo cô giúp việc sang nhà người bạn xem con mình vui chơi học hành bên đó thế nào rồi về cho biết. Cô ấy về nói “dạ em thấy hết rồi chị”. Hỏi lại “thấy hết là sao?” “Là em thấy hết ạ”. Chị Nga đề nghị qua bên đó một ngày nữa, quan sát rồi về kể lại. Vẫn nói “dạ em thấy hết rồi ạ” mà không liệt kê là thấy cái gì. Chị Nga mới hỏi “em thấy bé chơi cái gì? Ăn cái gì? Ngủ nghỉ ra làm sao? Có đi pee pee poo poo gì không?....thì cô ấy mới trả lời theo từng câu hỏi! Vấn đề ở đây là cô ấy bị tâm lí không biết những gì mình nói có đúng ý chị Nga hỏi không nên không biết trả lời thế nào.

ð không kiểm tra thì không tạo áp lực.

Luôn bắt đầu dạy trẻ những thứ bé thích và bé cần nếu không bé sẽ nản và không thèm học.

Con gái chị Nga vẽ rất đẹp, bé đã có thể vẽ được nguyên con chim đại bàng cắp con chim sẻ. Nhưng khi học lớp vẽ, cô giáo cho vẽ chủ đề trái táo 4 ngày liên tiếp. Bé về yêu cầu mẹ là không đi học nữa vì quá chán!


6. Không đem bé ra biểu diễn:

  • - Bé sẽ có cảm giác là mình bị làm trò tiêu khiển cho người khác
  • - Áp lực sinh lí: hồi hộp sẽ làm não bị thiếu ôxy dẫn đến việc sắp xếp tổ chức ngôn ngữ bị rắc rối, bé sẽ lắp ba lắp bắp không biểu diễn được sẽ bị quê lại càng tệ hơn.
II. Kỹ thuật dạy học:
1. Làm cho giáo viên trở nên hấp dẫn:

- Dành những gì bé thích nhất cho giờ học (bánh kẹo, trái cây...), cái bé có được trong giờ học phải hơn những thứ thông thường bé chơi.

  • Ví dụ: cho bé chơi iPad 1 phút rồi học 5 phút, từ từ tăng dần lên. Những bé tự kỷ thì cho xem TV 5 phút, học 30 giây.
- Tránh cạnh tranh tiêu cực, ép bé học những thứ bé không thích.


2. Tráo đổi bài liên tục (trộn bài):

Để thông tin không cũ, làm cho bé phải lắng nghe câu kế tiếp là câu gì, tạo tính bất ngờ, hấp dẫn.

3. Củng cố trí nhớ:

Dạy đi dạy lại mà không làm không tin cũ bằng cách đặt nhiều câu hỏi xen kẽ với điều muốn bé nhớ.

4. Chuyển đổi tài liệu liên tục để củng cố trí nhớ và tạo phản xạ tốt:

Cô bé bán khoai đậu 3 trường ĐH. Ngoài giờ học bé phải bán khoai nên phải đem tập vở ra học trong lúc bán khoai. Việc này vô tình làm cho bé học mau thuộc vì bị gián đoạn việc học khi có người mua khoai, khiến thông tin không bị cũ, não học nhanh hơn.

VN chúng ta cho học sinh học bảng cửu chương theo lộ trình. Khi được hỏi bất chợt 6 x 9 là mấy thì phải đợi bé đọc từ 6 x1 đến 6 x 9.

5. Thời gian trợ giúp bé (nhắc bài): từ 0 đến 2 giây

Khi dạy bé học, bé sẽ có lúc nhớ lúc không, nhất là đối với bé dưới 4 tuổi, nên có lúc mình phải trợ giúp bé, nhắc bài bé.

Ví dụ:
  • - bé chưa biết trái cam, đưa cho bé vài hình trái cây, miệng thì hỏi bé trái cam đâu con, tay thì chỉ vô trái cam
  • - nếu hỏi mà bé không trả lời: “đưa cho mẹ trái dưa hấu” rồi cầm tay bé cầm hình dưa hấu lên
Trẻ em không thích bị nói tranh nên nếu bé không nói thì mình tự trả lời và tự thưởng luôn, bé sẽ bị kích thích và sẽ nói.

6. Tặng bé câu trả lời đúng:

Hỏi bé “trái cam màu gi?”. Bé trả lời “xanh”, mẹ nói “vàng”, chứ không chì chiết là “mẹ đã dạy rồi sao con không nhớ”.

7. Tỉ lệ trộn bài:

Dao động từ 8/2 – 5/5 (biết rõ/mới) để tạo sự tự tin cho bé về những thứ bé đã biết rồi.

8. Thưởng:

Đúng lúc và vừa đủ. Phân phần thưởng thích nhất cho những môn bé yếu nhất. Hứa thưởng là phải thưởng, không được ăn gian bé.

Khi bé có ý thức học là quyền lợi thì thưởng bé bằng xu, cờ, sticker, coupon…

Huấn luyện cho bé ý thức “kết quả học tập là phần thưởng lớn nhất”.

9. Thời gian chết: 0” – 2”

Vận động não max là 2”, quá 2” bé sẽ lo ra

Dạy bé học về vận động, các giác quan, cơ thể thì phải liên tục, không ngắt giây nào. Ví dụ “tai con đâu, đập bàn, bắt tay mẹ, sờ tai mẹ, mủi mẹ đâu, làm vầy (vd móc ngoéo 2 ngón tay trỏ lại với nhau), mắt con đâu….

Cho bé vận động sau 10-15 phút học để kích thích ôxy lên não giúp bé refresh và học tốt hơn.

Chuyển đổi vị trí của các post card/ flash card liên tục, xem kẽ các câu hỏi vận động.

Vì mẹ phải hoạt động và nói liên tục nên cần sự trợ giúp của bộ “card nhắc”, trong đó mình ghi các hành động mình cần phải làm và cần bé làm, có chấm decal màu để phân biệt lệnh nào bé biết rành, chưa biết, mới biết…ví dụ: chấm màu đỏ là dạy mới, màu xanh là dạy rồi, vàng là lúc nhớ lúc không. Dán băng keo lên card rồi mới dán decal màu lên để dễ thay khi bé đã biết rồi.

  • Bé 1 tuổi: 30 thẻ/ một giáo án x 40 giây
  • Bé 3 tuổi: 90 thẻ/một giáo án chia làm 3 lần, mỗi lần 30 thẻ x 40 giây
Cho bé học về màu sắc và lớn nhỏ thì phải cho học 4 cấp độ khác nhau về đậm lợt, to nhỏ…

Không kiểm tra bé và không bao giờ được tự hỏi “Bé biết chưa?”.

📖

BÀI 11: CHA MẸ DẠY CON NÓI DỐI NHƯ THẾ NÀO?

Nói dối là bản năng của sinh vật. Các loài cá, chim chuông, thú rừng…đều biết “nói dối” như đổi màu, giả chết…để tự vệ. Nên tùy theo hoàn cảnh mà “nói dối” cũng rất cần thiết.

Bản năng nói dối chỉ là hạt giống, ta không nên triệt, nhưng cũng không nuôi lớn, chỉ giữ ở mức độ sơ khai để tồn tại. Nếu việc nói dối trở nên tinh vi và gian xảo thì sẽ gặp lành ít dữ nhiều.

Có những lúc không nói thật được nhưng nên tránh nói dối. Ví dụ có người không ý tứ hỏi lương mình bao nhiêu, thay vì nói khác đi thì nói “đủ sống” hoặc “đây là việc riêng tư tôi không tiện nói”.

Bác Phạm Xuân Ẩn là nhà tình báo đại tài của Việt Nam ta nhưng bác không nói dối đối với tất cả các bên, bác có cách trả lời rất khôn khéo mà không cần phải nói dối, bác chỉ dối tên thật của mình.

Bé bắt đầu nói dối từ 6 tháng tuổi. Ví dụ bé đang chơi hoặc nghịch phá đồ, thấy người lớn là giấu đồ chơi.

Trong con người luôn có 2 loại mầm tốt và xấu. Mầm tốt thì nuôi dưỡng nhưng mầm xấu chỉ giữ ở mức bonsai chứ không cho phát triển thành cổ thụ.

Có lẽ ai cũng muốn con mình trung thực, không nói dối. Nhưng trong cuộc sống vô tình chúng ta lại mắc những sai lầm làm nảy sinh tật nói dối ở trẻ:

1. Đánh mắng trừng phạt khi bé chưa hiểu được lỗi:
  • Ví dụ: bé khoe “Mẹ ơi con làm cháy cái áo”. Mẹ mắng té tát, thái độ giận dữ “tại sao con dám làm cháy cái áo?” mà không hiểu rằng bé muốn giúp mẹ ủi đồ nhưng vô tình làm cháy cái áo là ngoài tầm kiểm soát của bé. Từ đó về sau khi làm gì sai hoặc hư hỏng bé sẽ giấu không dám nói nữa.

2. Thực hiện hình phạt mang tính sỉ nhục là kể tội bé với nhiều người, phạt bé ở nơi đông người.

  • Trong các trường học hay có màn “cảnh cáo toàn lớp, toàn trường”, cao độ hơn trong các công ty nhà nước là “bản kiểm điểm” khiến cho tội lỗi bị lưu trong hồ sơ không bao giờ được xóa. Mà nếu đã hối lỗi mà lỗi không được xóa thì chả ai muốn hướng thiện.
  • Vậy nên khi bé mắc lỗi thì phải phạt riêng, mắng riêng, áp dụng “chính sách - luật”, xử xong là phải bỏ qua, không kể, không nhớ đến.
  • Chỉ lập sổ ghi công chứ không lập sổ ghi nợ.

3. Áp đặt ý kiến của cha mẹ mà không nghe bé giải thích.
  • Ví dụ: bé bệnh, mẹ có việc ra ngoài bắt bé nằm nhà không được ra đường. Bé ở nhà buồn quá bước ra ngoài hẻm chơi. Mẹ về biết được mắng bé xối xả mà không an ủi bé và tạo điều kiện cho bé chơi đỡ buồn. Mẹ nên hỏi bé nhẹ nhàng “sao mẹ dặn mà con không nghe mẹ, con bệnh ra đường có thể trúng gió bệnh càng nặng hơn. Nếu con buồn thì con mở TV lên xem hoặc chơi game con nhé, hoặc có thể gọi điện thoại cho mẹ” để bé đỡ tủi thân và sẽ vâng lời mẹ. Nếu bị mắng lần sau bé sẽ vẫn trốn ra ngoài chơi rồi canh giờ về nhà trước mẹ rồi sẽ nói là con không có ra đường, vẫn nằm nhà đợi mẹ.
4. Lợi dụng sự thành thật của bé để đàn áp bé.

  • Ví dụ: một hôm các sơ trong trường dòng hỏi “hôm nay em nào chưa làm bài giơ tay lên?”. Có 9 em giơ tay lên và sau đó lần lượt bị sơ đánh. Sau lần đó các bé nghĩ mình sẽ không thành thật với sơ nữa vì thành thật bị thiệt thòi, mình chỉ thành thật với Chúa vì Chúa không đánh mình.

Bé có lỗi thì phạt bé, nhưng sự thành thật phải được thưởng để khuyến khích bé.


5. Được dạy cách đổ thừa vô trách nhiệm (nói dối để trốn trách nhiệm): từ nhỏ mỗi khi bé té thì đổ thừa cho cầu thang, bàn ghế…riết rồi bé quen khi bé làm gì sai hoặc hư hỏng thì đổ cho người khác.

6. Hay giấu diếm con: hay nói với con “chuyện người lớn con không được biết”. Sau này bé cũng sẽ giấu giếm hoặc nói khác đi.

7. Nói một đằng làm một nẻo: có người đến nhà bấm chuông, bố mẹ nhìn ra cửa sổ thấy có người không ưa đến nhà tìm bèn bảo con hoặc người giúp việc chạy ra nói mình không có nhà.

8. Cha mẹ quá kỳ vọng vào con mà không quan tâm đến năng khiếu, nguyện vọng, ước mơ, sở thích của con.


Các bạn google bài viết “Mau rời bến đục con ơi” để hiểu thêm nỗi đau của cha mẹ bị mất đứa con ngoan hiền vì quá chiều chuộng con nhưng lại không hiểu và chấp nhận tình yêu của con.

Mỗi người tùy theo mỗi giai đoạn trong cuộc đời phải trả một cái giá nhất định để học (học phí). Cha mẹ không nên ngăn cản những ước nguyện của con mà phải học cách chịu đựng.

  • Vua Edward VI bỏ cả ngai vàng để theo đuổi hạnh phúc với một nguời phụ nữ đã có 2 đời chồng. Cuối cùng ngài sống hạnh phúc đến trọn đời với người vợ này và tự hào mình đã có một quyết định đúng đắn.
  • Cô Ái Như có năng khiếu nghệ thuật từ bé nhưng gia đình ngăn cản, cô bỏ nhà dọn vô ký túc xá ở để theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng khi cô thành công mẹ cô vẫn không chấp nhận và không bao giờ đi xem cô biểu diễn. Cô chỉ có một ước vọng là được mẹ đi xem cô biểu diễn nhưng mẹ cô vẫn cố chấp không đi xem cho đến khi bà qua đời. Người mẹ này thiếu tính từ bi hỉ xả đối với con.
  • Trong khi mẹ của một thằng ăn cướp khi biết con mình phạm tội vẫn giang rộng vòng tay ôm con và đưa con đi đầu thú, thăm nuôi con đều đặn và tình yêu dành cho con vẫn không thuyên giảm.

Cha mẹ phải là người hiểu được tâm tư tình cảm của con mình và ủng hộ quyết định của con. Thấy con đi sai đường thì phân tích cho con thấy nhưng nếu con vẫn nhất quyết đi theo con đường của mình thì cha mẹ phải nhượng bộ. Khi con vấp ngã thì phải đón con trong vòng tay, giúp con đứng lên và lại “chuẩn bị” cho con một hành trình mới.


9. Cha mẹ dạy con thói sĩ diện: lúc nào cũng nói với con “ta đình ta là gia đình danh giá, như thế này như thế kia…” => bé sẽ nói dối, nói quá sự thật về hoàn cảnh gia đình mình, về những thứ mình có.

Những nguy cơ lớn tiềm ẩn từ việc thiếu trung thực ở trẻ:

1. Con dễ gặp nguy hiểm vì gặp rắc rối mà không dám nói thật với cha mẹ về những sự cố trong sinh hoạt, học tập, trong gia đình, trường học và ngoài xã hội. Bé sẽ tự giải quyết, vô tình gây ra những sự cố lớn hơn.

Cha mẹ không chỉ nuôi dưỡng con đến 18 tuổi mà còn làm người tư vấn bảo bọc cho con khi con đã lớn khôn và ra đời. Nhưng nếu không hiểu và vị tha với con thì sẽ không giúp gì được cho con, còn dễ tạo nên bi kịch gia đình. Ngày càng nhiều các bé gái có thai ở tuổi vị thành niên, nạo phá thai bừa bãi, bỏ nhà đi bụi, kết bè kết đảng, tự tử…vì không có được sự yêu thương chia sẻ từ gia đình, sợ bị đánh mắng nên không dám nói khi gặp sự cố.

Bố mẹ phải là người bạn thân nhất của con để khi con gặp rắc rồi thì sẽ chia sẻ với bố mẹ để giúp con tìm hướng giải quyết.

Chị Phương Nga gặp trục trặc với chồng khi con gái được 12 tuổi. Chị cố gắng chịu đựng để mấy đứa con không bị thiếu cha hoặc mẹ. Con gái thấy mẹ tiều tụy và đau khổ thì chủ động nói với mẹ “Sao mẹ không ra riêng đi? Sao mẹ phải chịu đựng?”. Chị nói “Mẹ không muốn các con bị thiếu cha hoặc thiếu mẹ”. Chị bất ngờ với câu trả lời của bé “Con không quan tâm đến việc này, con chỉ muốn mẹ vui”.

Vì mẹ là người bạn thân nên bé tâm sự, bộc bạch tâm tư suy nghĩ của mình một cách chân thật.

Nhân vật trong cuốn “Thành Phố Không Lạc Loài” nếu có sự chia sẻ, giúp đỡ, tư vấn từ gia đình thì có thể đã không bị ông thầy giáo lạm dụng dẫn đến việc lệch lạc về giới tính.

2. Hình thành thói xấu khó bỏ: tráo trở, sống hai mặt, đa nhân cách, không chân thành, không chung thủy.

Những điều cha mẹ nên làm:
  • Học thuộc và không vị phạm 9 lỗi trên.
  • Qui định với bé cái gì được làm và không được làm.
  • Khi con gặp sự cố thì lắng nghe con trước, lắng nghe vô tư (vô điều kiện) rồi cùng con phân tích, bé sẽ nhận ra sai lầm.
  • Cùng con giải quyết sự cố. Không nên cho con có cảm giác con là người ăn hại. Nhẹ nhàng giải quyết vấn đề sẽ giúp bé ý thức được việc mình làm và sẽ tránh không tái phạm.
  • Ví dụ: bé làm bể bình bông, mẹ không la mắng mà bảo con quét dọn, đưa ra giải pháp cúp sách và đồ chơi để tiết kiệm tiền mua bình bông mới.

5. Nói chuyện với con thì đừng phán xét.

  • Ví dụ: thấy con nguời ta ăn vạ ngoài đường thay vì nói “con đừng hư giống nó nha, con có hư giống nó không” thì hãy nói “con xem bạn ấy làm vậy có hay không”.

6. Luôn luôn hỗ trợ con khắc phục lỗi: không để ai kể tội bé trước mặt bé mà sẽ nghe sau rồi mời bé vô phòng riêng nói chuyện với bé để cho bé biết mình tôn trọng bé và không làm tổn thương bé trước mặt thiện hạ, bé sẽ hợp tác và hối lỗi.

Người lớn phải hiểu là trẻ con có rất nhiều cảm xúc, nếu không nói được với bố mẹ thì sẽ bị ức chế, lâu ngày sẽ thành bệnh hoặc thành người đa nhân cách.

Cha mẹ phải học cách chấp nhận để đón nhận những chia sẻ của con: lắng nghe vô tư.

Nếu không chấp nhận “giá” con đưa ra thì phải “trả giá” đắt hơn nữa.

👩‍🏫 NGỌC NGUYỄN