Tuesday, August 4, 2020

💡 DẠY CON 6 CẤP ĐỘ NHẬN THỨC BLOOM QUA VÍ DỤ TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM















HỌC TỪ  TRUYỆN TẤM CÁM

📖


Bậc 1: NHỚ
cho con đọc thầm bằng mắt 1-2 lượt truyện Tấm Cám.
cho con đọc lớn và diễn cảm truyện: đọc nhiều lần đến khi đọc thật trôi chảy và biểu cảm.


Bậc 2 : HIỂU
cho con giải thích nghĩa các từ mới mà em chưa biết như ông Bụt, cây cau, chiếc hài…
cho con đặt các câu hỏi dễ để kiểm tra thông tin. Ví dụ: có mấy nhân vật trong truyện? Tấm là con ai? Tấm làm gì để gọi con cá bống lên ăn cơm? Hoàng tử chọn vợ bằng cách nào?


Bậc 3 : ỨNG DỤNG
cho con đóng sách và kể lại câu truyện theo ngôn ngữ của mình. Kể đến khi nào thấy hay và thuyết phục.


Bậc 4 : PHÂN TÍCH
đặt câu hỏi : con thích nhân vật nào? Tại sao? Nhân vật nào tốt? nhân vật nào xấu? Họ xấu ở đâu? Tốt ở đâu? Có phải Tấm luôn tốt? Con có muốn thay đổi chi tiết nào không? Con rút ra được bài học gì từ câu truyện này? Con có bao giờ đối xử với các bạn trong lớp như cách của Cám hay Tấm không?


BẬC 5 : ĐÁNH GIÁ
Con có thể so sánh truyện Tấm Cám với truyện Lọ lem không? Giống và khác nhau chỗ nào? Con thích truyện nào hơn, vì sao?
cho con viết lại câu trả lời cho những câu hỏi ở bậc 5
cho con viết lại những gì em đã kể. Viết cho đúng chính tả, ngữ pháp, và văn phong.


Bậc 6 :SÁNG TẠO
cho con kể lại câu truyện bằng cách tự vẽ tranh. Trước khi vẽ, yêu cầu con nhắm mắt và tự tưởng tượng trong đầu mình hình ảnh của câu truyện, tưởng tượng ra Tấm, ra Cám, ra Dì ghẻ, ra Hoàng tử, ra cây cau, ra Bống, ra ông Bụt, ra cảnh Tấm Cám đi mò cua…
cho con sáng tạo 1 câu truyện mới từ truyện Tấm cám, hay kể lại câu chuyện từ góc nhìn của Cám hay Dì ghẻ.

📖

học theo cách này sẽ đưa người học từ bậc đơn giản: nhớ, hiểu, lên đến ứng dụng, phân tích, đánh giá, và sáng tạo. 
Không những thế nó còn hoàn thiện toàn diện các kỹ năng từ đọc thầm, khẩu ngữ, diễn đạt, viết, vẽ, tư duy. 
Cần nhớ rằng các bậc học và các kỹ năng luôn song hành với nhau, tuy hai mà một.

📖

Học như trên có hay không? Chắc chắn.
Có mất thời gian không? Có. Nhưng chỉ mất thời gian ở những bài đầu tiên, cứ kiên trì áp dụng cách này cho tất cả các bài thì thời gian sẽ rút ngắn lại. Đến một lúc thì người học nhảy ngay từ 1,2 lên 5, 6 rồi lên 8, 9, 10. Lúc này học sâu sắc biến thành học nhanh.
Có hiệu quả không? Có. Câu trả lời ở mục thời gian.
Có áp dụng cho các môn khác, bậc học khác không? Chắc chắn có. Bậc học nào, môn học nào hầu như cũng đi qua các bậc như trên. Hiện nay hầu hết người học chỉ học ở bậc rất thấp 1, 2,3…rất ít khi đi lên đến bậc 6, 7, 8 chứ đừng nói đến 9, 10.
Học thế này có vất vả không? Có. Nhưng có sướng không? Sướng. Vì học đến đâu sáng tỏ đến đó, kỹ năng cải thiện đến đó.
Có tự học được theo phương pháp này không? Có.

FULL CLIP 



BENJAMIN BLOOM LÀ AI?

Benjamin Bloom (1913-1999) là một nhà tâm lý người Mỹ có nhiều ảnh hưởng đến lý thuyết về học tập thành thạo (mastery learning) và đóng góp vào việc phân loại các mục tiêu giáo dục, như đã nêu ở phần giới thiệu.

Bloom là một nhà tâm lý giáo dục theo đường lối mới, người đã mở đường cho những hiểu biết về cách chúng ta học mọi thứ, những gì diễn ra trong trí óc khi chúng ta học và cả những phương pháp mà giáo viên lẫn học sinh đều có thể sử dụng để đạt kết quả tốt hơn.

6 CẤP ĐỘ TRONG THANG NHẬN THỨC BLOOM

Đã từ lâu Thang cấp độ tư duy được xem là công cụ nền tảng để xây dựng mục tiêu và hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đối với người học. Thang cấp độ tư duy của Benjamin S. Bloom (1956), sau khi được điều chỉnh gọi là Thang Bloom tu chính (Bloom’s Revised Taxonomy) gồm:

  • 1. Nhớ (Remembering)
  • 2. Hiểu (Understanding)
  • 3. Vận dụng (Applying)
  • 4. Phân tích (Analyzing)
  • 5. Đánh giá (Evaluating)
  • 6. Sáng tạo (Creating).

Các cấp độ tư duy này được định nghĩa như sau:

1. NHỚ- REMEMBERING .
  • Bao gồm việc người học có thể nhớ lại các điều đặc biệt hoặc tổng quát, trọn vẹn hoặc một phần các quá trình, các dạng thức, cấu trúc… đã được học.
  • Ở cấp độ này người học cần nhớ lại đúng điều được hỏi đến, ví dụ lặp lại đúng một định luật mà chưa cần phải giải thích hay sử dụng định luật ấy
  •  Ghi nhớ có nghĩa là: sao chép (copy), định nghĩa (define), tìm ra (find), xác định (locate), trích dẫn (quote), lắng nghe (listen), lặp lại (repeat), khôi phục lại (retrieve), phác thảo (outline), làm nổi bật (highlight), nhớ (memorize), kết nối (network), tìm tòi nghiên cứu (search), xác định (identify), chọn lựa (select), sắp xếp theo bảng (tabulate), tạo bảng sao (duplicate), tìm cái phù hợp (match), đánh dấu (bookmark) và chèn ký tự đặc biệt đầu dòng (bullet point).
2. HIỂU- UNDERSTANDING 
  • Ở cấp độ nhận thức này người học cần nắm được ý nghĩa của thông tin, thể hiện qua khả năng diễn giải, suy diễn, liên hệ.
  • Ví dụ: Giải thích một định luật, phân biệt cách sử dụng các thiết bị, viết tóm tắt một chương mục, trình bày một quan điểm.
  • Hiểu có nghĩa là: chú giải (annotate), liên tưởng (associate), gắn nhãn ghi chú (tag), tóm tắt (summarize), liên hệ (relate), phân loại (categorize), diễn tả theo cách khác (paraphrase), dự đoán (predict), so sánh (compare), đối chiếu (contrast), bình luận (comment), viết nhật ký (journal), diễn giải (interprete), nhóm lại (group), suy luận (infer), ước lượng (estimate), mở rộng (extend); thu thập (gather), cho ví dụ (exemplify) và diễn tả (express).
3. VẬN DỤNG-APPLYING
  • Người học có khả năng áp dụng thông tin đã biết vào một tình huống, một điều kiện mới. 
  • Ví dụ: Vận dụng một định luật để giải thích một hiện tượng; áp dụng các công thức, các định lí để giải một bài toán; thực hiện một thí nghiệm dựa trên một qui trình.
  • Các động từ có ý nghĩa Vận dụng: diễn tả, biểu lộ (act out), nói rõ ràng (articulate), tái hiện (re-enact), lựa chọn (choose), xác định (determine), trình bày (display), xét đoán, đánh giá (judge), thực hành (execute), khảo sát (examine), thực hiện (implement), mô tả khái quát (sketch), thử nghiệm (experiment), tìm ra cách làm (hack), phỏng vấn (interview), vẽ (paint), chuẩn bị (prepare), chơi (play), kết hợp (integrate), thuyết trình (present), vẽ sơ đồ (chart).
4. PHÂN TÍCH-ANALYSING :
  • Người học có khả năng chia các nội dung, các thông tin thành những phần nhỏ để có thể chỉ ra các yếu tố, các mối liên hệ, các nguyên tắc cấu trúc của chúng.
  • Ví dụ: Lý giải nguyên nhân thất bại của một doanh nghiệp, hệ thống hóa các văn bản pháp qui, xây dựng biểu đồ phát triển của một doanh nghiệp.
  • Các động từ có ý nghĩa phân tích: tính toán (calculate), phân loại (categorize), chia nhỏ ra (break down), nghiền ngẫm (mash), vẽ sơ đồ tư duy (mind-map), tổ chức (organize), đánh giá (appraise), quảng cáo (advertise), phân chia (divide), phân biệt (distinguish), minh họa (illustrate), tạo cấu trúc (structure), đặt câu hỏi (question), kết hợp (integrate), quy cho (attribute), ước tính (estimate), giải thích (explain).
5. ĐÁNH GIÁ- EVALUATING 
  • Người học có khả năng đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân đối với một vấn đề dựa trên các chuẩn mực, các tiêu chí đã có. 
  • Ví dụ: Phản biện một nghiên cứu, một bài báo; đánh giá khả năng thành công của một giải pháp; chỉ ra các điểm yếu của một lập luận.
  • Các động từ ở cấp độ đánh giá: tranh luận (argue), xác nhận (validate), kiểm tra (test), đánh giá (assess), phê bình (criticize), bình luận (comment), tranh cãi (debate), bảo vệ (defend), phát hiện (detect), thử nghiệm (experiment), xếp hạng (grade), đặt giả thuyết (hypothesize), đo lường (measure), điều chỉnh (moderate), đăng tải (post), dự báo (predict), xếp hạng (rate), phản ánh (reflect), xem lại (review), viết bài bình luận trên báo (editorialize).
6. SÁNG TẠO- CREATING :
  • Đạt được cấp độ nhận thức cao nhất này người học có khả năng tạo ra cái mới, xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có. 
  • Ví dụ: Thiết kế một mẫu nhà mới, xây dựng một hệ tiên đề mới; xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá một hoạt động; đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế; xây dựng cơ sở lý luận cho một quan điểm; lập kế hoạch tổ chức một sự kiện mới. 
  • Sáng tạo có nghĩa là: viết blog (blog), xây dựng (build), làm cho sống động (animate), đáp ứng (adapt), cộng tác (collaborate), sáng tác (compose), định hướng (direct), sáng chế (devise), thu âm (podcast), viết (write), quay phim (film), lập trình (program), giả lập (simulate), đóng vai (role-play), giải quyết (solve), phối hợp (mix), làm cho dễ dàng (facilitate), tìm ra cách (manage), đàm phán (negotiate), lãnh đạo (lead).

Đối chiếu 6 cấp độ nhận thức đã phân tích với các mục tiêu về Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ của người học, một cách tương đối ta thấy khi người học đạt được cấp độ nhận thức Nhớ và Hiểu thì cũng đồng nghĩa với các mục tiêu Kiến thức đã thỏa mãn. 

Để đạt được các mục tiêu về Kỹ năng người học cần có được 2 cấp độ nhận thức cao hơn là Vận dụng và Phân tích. 

Cuối cùng, để đạt được các mục tiêu cao nhất là có được nhận thức mới, Thái độ mới người học cũng cần có được các cấp độ nhận thức cao nhất là khả năng Đánh giá và khả năng Sáng tạo.