Tuesday, March 24, 2020

😷😷 HƯỚNG DẪN TỰ CÁCH LY TẠI NHÀ








Sáng nay, sau khi được mời làm việc với Vụ Truyền thông và TĐKT - Bộ Y tế, chúng tôi xin làm rõ quan điểm KHUYẾN KHÍCH các bạn tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế tại trang web chính thức của Bộ https://moh.gov.vn/.

Hướng dẫn của chúng tôi được viết trước khi hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành.
__________________
Tuyên bố loại trừ trách nhiệm: 

Thông tin chia sẻ ở đây mang tính chất tham khảo và chia sẻ cá nhân. Nhóm biên soạn không chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin này, cũng như bất cứ hậu quả nào do việc sử dụng các thông tin này có thể mang lại. Chúng tôi không thể hiện ý kiến hay quan điểm của bất kỳ cơ quan hay tổ chức nào, kể cả nơi chúng tôi đã và đang làm việc. Chúng tôi không có bất cứ mối liên quan gì đến các sản phẩm thương mại nếu tên của nó xuất hiện trên trang này. Nếu người đọc có bất cứ thắc mắc gì, xin liên hệ với các chuyên gia đúng chuyên ngành và những người có thẩm quyền.__________________
CÁCH LY người nghi hoặc bị nhiễm nCoV TẠI NHÀ thế nào?
- cập nhật 6pm 08/02/2020 -
(Cảm ơn các bạn facebookers đã góp ý giúp mình hoàn thiện hướng dẫn này. Mình đã sửa phần 1 theo hướng dẫn mới ra của Bộ Y tế)

1. Khi nào cần cách ly tại nhà?
- - - - - -  - -- - - - - - - - - - - - -- 

- Nghi nhiễm và đang chờ tới cơ sở y tế để khám và chẩn đoán, hoặc được cơ sở y tế cho về và khuyến cáo cách ly
- Những người không có các triệu chứng nghi nhiễm nCoV (ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố sau đây:
+ Sống trong cùng nhà, làm cùng cơ quan, cùng đi du lịch hoặc công tác với người bệnh/nghi bệnh;
+ Có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với người bệnh/nghi bệnh;
+ Ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với người bệnh/nghi bệnh;
+ Người nước ngoài đến từ các vùng có dịch trong vòng 14 ngày.

2. Chuẩn bị 1 phòng riêng thoáng, mở cửa sổ, nhiều ánh sáng để cách ly. Lý tưởng thì có:
- - - - - - - - - - - - - -- --- - - - - - - - - - - - - - - -  -- - - - -- - -- Giường, bàn ghế
- Nhà vệ sinh riêng có xà phòng, khăn tắm riêng, giấy vệ sinh, giấy lau tay, túi nilon đựng rác
- TV xem phim cho đỡ chán, đồ chơi cho trẻ con.
- Điều khiển TV, điện thoại di động nhớ bỏ trong túi khóa ziplock để xịt tiệt khuẩn cho dễ (xem hình).
- Điện, internet để còn lướt web và liên hệ
- Đồ dùng riêng hoặc đồ sử dụng 1 lần để ăn uống
- Khăn riêng
- Khẩu trang y tế
- Thùng rác bọc nilon đựng rác
- Ngoài phòng có 1 khu vực để xử lý tiệt khuẩn

Không có như trên thì làm sao để người bệnh nằm riêng 1 góc và cách mọi người trong nhà ít nhất 2m.

3. Chuẩn bị đồ sát khuẩn cho người chăm sóc (có càng ít người chăm sóc càng tốt)
- - - - - - - - - - - - - - - -- - - - - - - - -- - -

- Dung dịch xịt sát khuẩn
- Xà phòng, nước sạch và giấy lau tay
- Dung dịch rửa tay khô
- Kính bảo hộ (không có lấy kính gì cũng được)
- Găng tay y tế (không có thì lấy găng tay nấu ăn buộc chun cổ tay dùng tạm)
- Khẩu trang n95 (không có dùng tạm khẩu trang y tế và face shield)
- Quần áo 3M bảo hộ có mũ (không có dùng áo mưa giấy)
- Ủng bảo hộ (hoặc túi nilon thay thế buộc chun cho khỏi tuột)
- Nước Javen để tiệt khuẩn chất thải (1 Javen pha 3 nước) và lau chùi (1 Javen pha 9 nước)
- Túi nilon đựng rác thải, khăn lau, giấy vệ sinh để thấm hút lau chùi

4. Đối với người bệnh, nghi mắc bệnh:
- - - - - - - - - - - - - - - -- Luôn đeo khẩu trang
- Với người nhiễm hoặc có triệu chứng: Chỉ ở trong phòng trong suốt thời gian cách ly (hết triệu chứng và/hoặc 2 xét nghiệm RT-PCR cách nhau 24h đều âm tính). Với người không có triệu chứng: cách ly 14 ngày.
- Ho khạc vào giấy và bỏ vào túi nilon đựng rác.
- Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Uống Oresol, uống nhiều nước nếu bị sốt. Uống thuốc hạ sốt nếu sốt từ 38.5oC trở lên.
- Theo dõi các triệu chứng xem có nặng lên hay nhẹ đi không và gọi điện báo bác sĩ
- Rửa tay, đánh răng, súc miệng nước muối, làm sạch cơ thể để tránh nhiễm trùng các loại vi khuẩn khác
- Tập thể dục nhẹ nhàng như yoga..., nghe nhạc xem phim thư giãn, viết nhật ký cách ly...

5. Người chăm sóc- - - - - - - --  -- - - -  -

- Trước khi vào phòng cách ly:
+ Mặc quần áo bảo hộ
+ Đi ủng bảo hộ
+ Đeo khẩu trang N95 khít mặt.
+ Đeo kính bảo hộ và/hoặc face shield (tấm nhựa che mặt)
+ Đeo găng tay (tốt nhất là đeo 2 đôi, mình sẽ giải thích sau)

- Khi vào phòng cách ly:
+ Động viên người nhiễm/nghi nhiễm ạ. Tưởng tượng mình đang tự do, bây giờ bị nhốt một chỗ. Khó chịu lo lắng lắm nên có thể cáu gắt.
+ Đo nhiệt độ cơ thể 2 lần/ngày, hỏi tình trạng sức khỏe của người bệnh/nghi bệnh (mức độ khó thở, số lần đi tiểu, số lần đi đại tiện), ghi lại vào sổ theo dõi.
+ Động viên (kiểm tra) uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Nấu đồ ăn dinh dưỡng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.
+ Đảm bảo người bệnh/nghi bệnh uống đủ nước, giữ ấm cơ thể.
+ Nếu người bệnh nhiều đờm mà không khạc được thì khum tay vỗ mạnh vào lưng để kích thích long đờm.
+ Không chạm lên người mình kể cả khi ngứa, hay chạm vào mặt khi vô thức. Nếu khẩu trang bị ướt hay bẩn do chất nôn/ho của người bệnh/nghi bệnh thì phải thay ngay.
+ Lau phòng bệnh... bằng nước Javen pha loãng và lau bề mặt đồ dùng bằng cồn 60% trở lên hàng ngày.
+ Bỏ rác thải của người bệnh/nghi bệnh (khẩu trang, giấy lau chùi...) lít nhất 1-2 lần/ngày. Rác thải cần bỏ vào túi nilon, rót dung dịch Javen pha loãng vào để tiệt khuẩn trước khi bỏ.

- Khi ra khỏi phòng cách ly
+ Rửa tay bằng nước rửa tay khô, rồi tháo bỏ lớp găng tay số 1 (bên ngoài)
+ Rửa tay bằng nước rửa tay khô
+ Cởi bỏ quần áo bảo hộ, ủng bảo hộ
+ Cởi bỏ kính bảo hộ và khẩu trang
+ Bỏ chất thải, đồ bảo hộ vào túi đựng chất thải, buộc lại và bỏ vào 1 túi khác, buộc lại rồi mới vứt đi. Tuyệt đối tránh tiếp xúc trực tiếp với chất thải.
+ Tiệt khuẩn các đồ dùng mang ra khỏi phòng cách ly.
+ Bỏ lớp găng tay số 2 (bên trong)
+ Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch ít nhất 20 giây và lau tay bằng giấy

- Giặt quần áo người bệnh/nghi bệnh riêng với xà phòng và nước nóng (60-90oC). Tránh tiếp xúc trực tiếp với quần áo người bệnh.
- Lau nhà với nước pha CloraminB (hoặc Javen pha loãng).
- Thường xuyên liên hệ với bác sĩ để báo cáo tình hình và xin lời khuyên.
- Giám sát tình hình sức khỏe của tất cả mọi người trong nhà xem có triệu chứng nghi bệnh không, luôn đeo khẩu trang y tế khi ra ngoài. Nếu không có triệu chứng, cách ly ít nhất 14 ngày kể từ ngày bệnh nhân khỏi.
- Mạnh mẽ và kiên định khi bị người xung quanh xa lánh vì sợ lây. Đó là cảm xúc bình thường của con người.

6. Nếu người nhà xuất hiện triệu chứng nghi:
- - - -- - - - - -- - - - - - - - - -

+ Thông báo cơ quan y tế
+ Đến cơ sở y tế khám. Không đi bằng các phương tiện công cộng. Nếu đi bằng ô tô, mở cửa sổ cho thoáng.
+ Luôn đeo khẩu trang, ho/hắt hơi vào giấy, rửa tay thường xuyên hoặc sau ho/hắt hơi ít nhất 20s
+ Giữ khoảng cách tối thiểu 1m với người xung quanh

7. Sau khi khỏi bệnh, mời cơ quan y tế cơ sở đến phun khử khuẩn cái phòng cách li.


Nguồn:
Home care for patients with suspected novel coronavirus (nCoV) infection presenting with mild symptoms and management of contacts. WHO 20/1/2020
Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV). Bộ Y tế 8/2/2020
Videos về chăm sóc người bệnh tại Vũ Hán trên youtube
Kinh nghiệm viết sách và dậy môn occupational health