Tuesday, May 26, 2020

📖. GIÀU vs NGHÈO: HƠN NHAU LÀ Ở CÁCH NGHĨ


📖

GIÀU LẠI HOÀN GIÀU, NGHÈO VẪN CỨ NGHÈO

Có một người đàn ông nghèo, ngày không ăn đủ ba bữa, quần áo chỉ mặc đi mặc lại duy nhất một bộ. Anh ta thường ngẩng lên nhìn trời và than cho số phận đau khổ của mình. Hàng ngày anh ta làm việc cực nhọc cũng chẳng đủ sống. Có một lần, ông thương tâm mà kêu khóc: “Hỏi Ông Trời có công bằng hay không? Tại sao có người giàu sang sung sướng như vậy, còn người nghèo chúng tôi mỗi ngày đều chịu khổ chịu mệt?”

Thượng Đế vừa cười vừa hỏi ông ta: “Thế ông thế nào thì sẽ thấy ta công bằng?”

Người đàn ông nghèo đáp: “Con muốn một người giàu có trở nên nghèo giống con, có cuộc sống như con. Nếu như người giàu ấy có thể phú quý trở lại thì con sẽ không oán thán gì nữa.”

Thượng Đế gật đầu, nói: “Được!”.

Thế rồi Thượng Đế cho một người giàu sang biến thành một kể bần hàn giống như người đàn ông kia. Thượng Đế còn cho mỗi người 1 ngôi nhà và 1 quả núi, mỗi ngày họ đều đào than lộ thiên ở trên núi đem xuống núi bán, lấy tiền mua lương thực. Sau 1 tháng, than lộ thiên đều đã bị họ đào hết.

Người giàu và người nghèo cùng bắt đầu đào núi để lấy than, người nghèo vốn thường quen với cuộc sống khổ cực, việc đào than đối với anh ta chẳng có khó nhọc gì, rất nhanh anh ta đã tích được đủ 1 xe than chở xuống núi bán lấy tiền, và dùng toàn bộ số tiền để mua đồ ăn ngon mang về cho mẹ già, con thơ ở nhà.

Người giàu vốn chưa bao giờ làm việc nặng nhọc, đào 1 lúc lại nghỉ 1 hồi, mồ hôi đầm đìa khắp thân mà vẫn chưa đào được là bao. Tới chập tối anh ta mới chất được đủ 1 xe than để mang xuống núi, bán được tiền rồi, anh ta chỉ mua vài cái màn thầu, còn số tiền dư anh ta cất để dành.

Ngày thứ 2, người nghèo đã dậy từ sớm để đi đào than, còn người giàu lại đi xuống núi, thuê 2 người nghèo khác. Hai người này chẳng nói chẳng rằng đã bắt tay vào đào than, trông tướng tá thì khoẻ mạnh và to cao hơn người nghèo kia rất nhiều. Người giàu đứng một bên chỉ đạo, chẳng mấy chốc họ đã đào được vài xe than đầy. Người giàu mang xe than xuống núi bán, được bao nhiêu lại lấy tiền đó thuê thêm lao động. Sau một ngày đó, người giàu trả tiền cho công nhân của mình xong, còn để ra được một khoản tiền gấp mấy lần người nghèo kia.

Một tháng lại qua rất mau, người nghèo chỉ đào được một góc nhỏ mỏ than ở trên núi. Mỗi ngày tiền kiếm được anh ta đều mua đồ ăn ngon cho mình và gia đình, cũng chẳng để lại được là bao. Còn người giàu vốn từ đầu đã thuê được cả 1 nhóm người, đào hết cả than trên núi, kiếm được không ít tiền, anh ta dùng số tiền này đầu tư buôn đi bán lại, rất nhanh đã trở thành phú ông.

Kết quả chẳng cần nói cũng có thể đoán ra, người nghèo thì chẳng dám oán trách Ông Trời nữa.

BÀI HỌC:

Thành công không phải là ở việc bạn có thể làm bao nhiêu việc, mà là bạn có thể “mượn” bao nhiêu người làm bao nhiêu việc!

Học cách “đi mượn” là dùng nền tảng vốn có của bạn, mượn thêm công sức của người khác, mượn khả năng của người khác, mượn sức lực của cả một hệ thống!

Do đó, bạn phải tìm thấy điểm trọng tâm của đòn bẩy, để “nâng được cả thế giới”.

Một người đã có kỹ năng mượn tốt thì cho dù rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, họ cũng sẽ nhanh chóng gầy dựng lại cơ nghiệp.

📖























📖

Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi.
Người nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi.


Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng.
Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua


Người giàu: Quyết tâm làm giàu.
Người nghèo: Muốn trở nên giàu có.


Người giàu: Suy nghĩ lớn.
Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ.


Người giàu: Tập trung vào các cơ hội.
Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn.



Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác.
Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có.


Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công.
Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.


Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ.
Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá.


Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ.
Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.


Người giàu: Rất biết đón nhận.
Người nghèo: Không biết đón nhận.


Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả.
Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian.


Người giàu: Suy nghĩ "cả hai".
Người nghèo: Suy nghĩ "hoặc là/ hoặc".


Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản.
Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc.


Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ.
Người nghèo: Không biết quản lý tốt tiền của họ.


Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ.
Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ.


Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi.
Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.


Người giàu: Luôn học hỏi và phát triển.
Người nghèo: Nghĩ họ đã biết hết


📖

1. Khi mua cũng như khi bán: Người NGHÈO tập trung vào giá thành, người GIÀU lại tập trung vào hiệu quả sử dụng

2. Khi làm việc nhóm: Người NGHÈO tập trung vào cái người khác được, người GIÀU lại tập trung vào cái mình được

3. Trong giao tiếp xã giao: Người NGHÈO tập trung vào cảm xúc của bản thân, người GIÀU lại tập trung vào cảm xúc của đối phương

4. Trong kinh doanh: Người NGHÈO tập trung vào lợi nhuận, người GIÀU lại tập trung vào khả năng nhân bản mô hình để tăng giá trị doanh nghiệp

5. Trong điều hành doanh nghiệp: Người NGHÈO dùng kỹ năng mềm để điều hành, người GIÀU lại dùng cơ chế tiền để điều hành

6. Trong sử dụng thời gian: Người NGHÈO sử dụng thời gian cho vui, người GIÀU lại sử dụng thời gian để ra tiền hoặc ra tuệ

7. Trong cuộc sống: Người NGHÈO tập trung vào vấn đề, người GIÀU lại tập trung vào giải pháp

8. Trong tầm nhìn: Người NGHÈO tập trung vào cái lợi trước mắt, người GIÀU lại tập trung vào sự phát triển bản thân