Friday, February 7, 2020

🇨🇳🇨🇳 SIÊU ĐÔ THỊ VŨ HÁN





















Với dân số 10,89 triệu người, Vũ Hán là siêu đô thị đông đúc nhất tại miền Trung của Trung Quốc. Do vị trí địa lý đặc trưng, thành phố trở thành điểm trung chuyển giao thông lớn nhất của Trung Quốc

Vũ Hán từng được biết đến là thành phố  trăm hồ. Nó có 127 hồ ở khu vực trung tâm trong những năm 1980, nhưng nhiều thập kỷ đô thị hóa nhanh chóng chỉ còn khoảng 30 tồn tại.
Nằm ở điểm  hợp nhất của sông Dương Tử và sông Hán, thành phố trũng thấp  thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, luôn dễ bị lũ lụt, đặc biệt là trong những tháng  mùa hè. Tên đường phố thường là lời nhắc nhở duy nhất về các hồ và hồ được lấp đầy và xây dựng, nhưng vào năm 2016, sau một tuần mưa lớn, chúng lại sũng  nước.
Khi các trạm tàu ​​điện ngầm và đường bị ngập lụt, 14 người chết và một số cộng đồng đô thị tạm thời bị cắt đứt khỏi phần còn lại của thành phố. Chi phí kinh tế được ước tính là 2,3 tỷ nhân dân tệ (£ 263 triệu).

Chính quyền đổ lỗi cho hệ thống thoát nước kém và cho biết địa lý vùng trũng thấp Vũ Hán, khiến nước mưa khó có thể xả vào sông Dương Tử khi mực nước trên sông cao. Nhiều người dân địa phương đổ lỗi cho sự mất mát của các   hồ tự nhiên
Một năm trước khi lũ lụt, Vũ Hán đã được tuyên bố là một trong những quốc gia đầu tiên có 16 thành phố bọt biển, một khu vực thí điểm các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường cho hệ thống phòng thủ và thoát nước truyền thống. Tốc độ của dự án đó đã được đẩy nhanh, với tổng số 228 dự án ở hai quận thí điểm Qingshan và Sixin để cải tạo không gian công cộng, trường học và khu dân cư với các tính năng bọt biển. Hơn 38,5 km vuông của thành phố đã được trang bị thêm cho đến nay, với chi phí 11 tỷ nhân dân tệ.



VÙNG ĐẤT ĐỘC? 

Vũ Hán ngày nay nằm chủ yếu ở khu vực Kinh Châu ngày xưa. Điểm bùng dịch hơi chếch về phía Dương Châu của Tôn Quyền.

Năm xưa trận Xích Bích Tào Tháo dẫn quân đến đây định chinh phạt Giang Đông, nhưng thủy thổ chỗ này khiến cho binh sĩ bị bệnh dịch liên miên, góp phần không nhỏ khiến Tào quân đại bại.

Lại nói 3 Đô Đốc của Đông Ngô hẻo khá sớm vì bệnh (Chu Du, Lỗ Túc, Lữ Mông) có lẽ cũng vì thủy thổ nơi đây khiến cho con người ta dễ phát bệnh. Tôn Quyền thường ở trong phủ, không như Đô Đốc phải đi chinh chiến qua lại quanh vùng này nhiều, nên có lẽ vì vậy Tôn Quyền khá thọ.

Một ví dụ khác nữa là con cả của Lưu Biểu là Lưu Kỳ. Đang yên đang lành khỏe mạnh, ra Giang Hạ đóng quân một thời gian sau về bệnh chết khi còn rất trẻ luôn (khiến cho Lưu Bị không còn cớ mượn Kinh Châu nữa).
=>  Giang Hạ là ngay cái dấu chấm tam giác bùng dịch ở Vũ Hán dưới map đỏ ấy !! Ghê chưa.

Ngoài ra Lưu Bị sau khi thua Di Lăng, đã tịnh dưỡng ở thành Bạch Đế rồi bệnh qua đời luôn. Bạn có biết không ? Thành Bạch Đế nằm ở Thành Phố Trùng Khánh ngày nay, kế bên là tỉnh Hồ Bắc chứa Vũ Hán (nơi bùng dịch luôn). Tịnh dưỡng sát cái đất độc này muốn khỏe cũng khó.

Năm xưa Tư Mã Sư sức khỏe cũng gọi là ổn áp. Trong khi tham gia chiến dịch tấn công vào Dương Châu của Tôn Quyền (vùng đất gần phía Vũ Hán) ông đột nhiên bị bệnh lên bướu ở mắt, rồi bị bật một con mắt ra khỏi hố mắt. Sau khi chiến trận Dương châu chấm dứt, bệnh tình ông ngày càng nặng. Khoảng 2 - 3 tháng sau ông cũng qua đời luôn. Thật đáng sợ.

Cuối cùng là Quách Gia. Bạn có biết quê của Quách Gia sinh sống và lớn lên là ở đâu không ? Là ở Dự Châu đấy. Bạn nhìn map là hiểu rồi chứ ? Dự Châu cũng nằm sát vách kế bên Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc ngày nay. Sinh ra và lớn lên ở cái vùng đất độc này muốn khỏe thọ tôi e cũng rất khó.

Tất nhiên cũng có người khỏe, người yểu mệnh. Nhưng mà trùng hợp nhiều như thế thì   e rằng không chỉ là ngẫu nhiên.