Monday, October 7, 2019

🗻 CHUYỆN VỀ MÃ PÌ LÈNG 🗻






KIỆT TÁC MÕM VUÔNG.
- - - - - -

1 – Năm 2017, một ngày đầu thu trời xanh gió lộng, tôi và nàng - một em mõm vẩu xinh đẹp – du ngoạn lên Đồng văn, rồi chúng tôi thuê quả Oai tàu, chở nhau vượt đèo Mã Pì Lèng sang Mèo vạc.

Đỉnh Mã Pì Lèng ngàn năm lộng gió, sau hai tiếng ngoằn ngoèo, chúng tôi dừng lại thưởng ngoạn phong cảnh bầu trời bao la và núi non trùng điệp, một cảm giác gì đó choáng ngợp và thiêng liêng xâm chiếm tâm hồn cặp đôi mõm vẩu là tôi và nàng.

Ôi thiên nhiên trời đất, thật bao la hùng vĩ. Không kìm được tôi vạch quần đái bãi hoành tráng, cố sao cho vòi rồng phun ra phía vực càng xa càng tốt, nàng thì bẽn lẽn tốc váy ngồi xổm gần đó. Cả hai cùng đem một phần trong cơ thể mình ra hòa vào vũ trụ.

Rồi chúng tôi seo phì, và ước ao giá được bay ra ngoài kia, chụp quả ảnh, lấy được toàn cảnh núi cao và khe sâu thì hay biết mấy.

Cầu được ước thấy!

Giờ đây trên đỉnh Mã pì lèng đã có quả nhà cheo leo sườn núi thật là lãng mạn. Hãy nhìn những sân giời kia, được ngồi đó thưởng cafe và chụp ảnh, thì những tấm ảnh sẽ là những kiệt tác. Thằng vẩu nào xây quả nhà này thật là mắt sáng chân chạy nhanh, đi trước thời đại.

Tôi nhớ hôm đó, tôi và nàng đái xong, cả hai nhìn nhau xốn xang đắm đuối, rồi nàng bảo “ Giờ mình được giao hợp phát trên đỉnh đèo thì hay quá”

Giờ đây, tôi tin, sau quả nhà hoành tráng kia sẽ tiếp tục phát triển dãy chuồng địt à quên khách sạn tình yêu trên đỉnh Mã pì lèng, sẽ có vô vàn cặp đôi mõm vẩu như tôi, nhịn địt ở đồng văn mà lên đỉnh Mã Pì Lèng hành sự cho sảng khoái ...

Địt xong thì sao? Tất nhiên sẽ đói!

Chắc chắn sẽ có dãy nhà hàng cheo leo sườn núi mọc ra, cung cấp đặc sản thú rừng, tẩm bổ cường dương, cho quân mõm vẩu ăn, ăn xong địt, xong seo phì, xong ăn, xong địt cứ thế và cứ thế...

Toàn bộ quần thể chuồng địt, nhà ăn, sân seo phì đó sẽ có tên “ Khu du lịch sinh thái đỉnh Mã Pì Lèng” thật là hay hay quá!

2 – Rất nhiều anh chị bảo thủ đăng quả ảnh nhà cheo leo vách núi, rồi phê phán rằng nó xấu, nó phá đi cái đẹp. Giờ tôi bàn với anh chị, thế nào là cái đẹp đã!

Cái đẹp không có trong tự nhiên đâu nhé! Trước khi có con người và ý thức của nó, thì tự nhiên là tự nhiên thôi, vô thưởng vô phạt, chả đẹp chả xấu.

Vậy cái đẹp có sẵn ở trong não người chăng? Bậy, làm gì có!

Cái đẹp không có trong não người, cũng không có sẵn trong tự nhiên, vậy nó từ đâu ra?

Chắc chắn cái đẹp hay cái xấu chỉ sinh ra trong mối tương tác giữa ý thức với sự vật. Nghĩa là khi ý thức con người quan sát tự nhiên thì đồng thời đánh giá nó, gán ý nghĩa cho nó.

Đến đây ta sẽ có kết luận, từ mỹ học của hegel bất hủ.

Cái đẹp là ở tinh thần. ( tình thần gán ý nghĩa cho sự vật)

Hay nói cách khác, tinh thần nào thì có cái đẹp đó.

Tinh thần mõm vuông sẽ có cái đẹp mõm vuông. Quả nhà cheo leo vách núi kia hoàn toàn là cái đẹp dành cho quân mõm vẩu, các chị chê là chế thế đéo nào?

Đây là kiệt tác đầu tiên, nhưng chắc chắn không phải là kiệt tác cuối cùng của quân mõm vẩu dành cho Mã Pì Lèng bất hủ!

CHUYỆN VỚI VỢ - 1
- - - - - -

Sau cú ái ân sáng sớm, dù mồm còn thối vì chưa oánh răng, vợ tôi vẫn nũng nịu.
- Anh ơi mấy hôm nay em băn khoăn quá!
- Băn khoăn gì em yêu?
- Về cái nhà trên đỉnh Mã Pì Lèng í, có người bảo đẹp, có người bảo xấu, theo anh thì ai đúng?
- Em có biết nhà lão Đẩu hàng xóm mình kia, bố con anh chị em chúng nó đang cãi nhau ỏm tỏi, thậm chí sít oánh nhau, vì chuyện gì không?
- Không, là chuyện gì vậy?
- Là chúng nó vừa xây nhà xong, giờ chỉ còn cái cửa cổng, mấy thằng con giai muốn làm cổng vuông vắn giản đơn kiểu Nhật, còn mấy mụ đàn bà thì muốn cổng hoành tráng như cổng điện Kremli ấy, thế là cãi nhau oánh nhau he he.... Thị hiếu khác biệt thì cãi nhau đến muôn đời. Cũng như tòa nhà trên đỉnh Mã Pì Lèng, có người bảo đẹp, có người bảo xấu, có người bảo tốt nhất không có gì ở đó cả, để thiên nhiên đúng là thiên nhiên mới đẹp. Chỉ là thị hiếu thôi, và cãi nhau, miệt thị nhau, thậm chí đe giết nhau, ấy là truyền thống 9 nghìn năm mõm vẩu rồi, em đừng phiền, em băn khoăn chuyện khác đi được không?

Nàng có vẻ đăm chiêu, rồi lại hỏi tiếp:
- Có người bảo, bên Thụy Sĩ, bên Áo... người ta cũng xây nhà bên vách núi đẹp lắm, anh thấy có lý không?
- Quá có lý ấy chứ! Ta có Pazi hà nội, có Singapor Sài Gòn, sao không thể Mã Pì Lèng Thụy sĩ chứ! Nên lắm! Nhưng việc đó các anh lãnh đạo sáng suốt của ta quyết, kệ mẹ nó đi!

Nàng vẫn đăm chiêu, rồi hỏi tiếp.
- Nhưng em nghĩ, ý kiến cho rằng cái nhà đó phục vụ nhu cầu thiết thực, là người thưởng ngoạn lên đỉnh có chỗ giải lao, ngồi thư giãn cafe check in, rồi có chỗ ỉa đái, hay hứng lên như bọn mình... hị hi... có chỗ giao hợp, tiện quá còn gì! Ngoài ra, còn tạo ra công ăn việc làm cho người địa phương... ôi, quả nhà đó chính là hình ảnh của phồn vinh mà anh?
- Đúng vậy em yêu! Mình từng lên đó và rất muốn được ngồi cafe ngắm cảnh, rồi giao hợp, rồi ăn uống ỉa đái. Những cái đó người ta gọi là “ Nhu cầu cảm tính” tương tự như em ngồi xe Kia, một ngày em ngồi sang xe Audi hay Mẹc, em thấy sướng hơn nhiều, và em sẽ cố phấn đấu để có Audi hoặc Mẹc, và nó không mới mẻ gì cả, đó là ý kiến “ duy lợi” mà những anh triết gia hàng đỉnh như anh Bentham trình bày từ lâu lắm rồi, có lẽ 300 năm nay rồi. Tư tưởng chính của lý thuyết này là “ hạnh phúc là sự thỏa mãn nhu cầu đa số”, nhu cầu chekin, địt bọp, cafe cà pháo trên đỉnh Mã Pì Lèng là nhu cầu của đa số, đặc biệt nó còn đem nhiều nguồn lợi khác cho bọn ăn theo nữa, hân hoan quá còn gì. Và em biết không, toàn bộ nền văn minh được xây dựng xoay quanh các “ nhu cầu cảm tính” như vậy đấy!
- Vậy sao có người phản đối nhỉ?
- Ừm, bởi vì, đã là ông người, ngoài các “ nhu cầu cảm tính” còn có “ nhu cầu của lý tính”, và chỉ khi nào các nhu cầu lý tính hòa hợp với nhu cầu cảm tính, khi đó hiện thực mới là đích thực. Anh sẽ giảng cho em nghe về một nguyên lý mà em đã từng được học thời đại học, cũng như bao con vẩu khác đã từng học, cơ mà chả hiểu đéo gì, nó không xa lạ, cũng không mới mẻ, nó có tên là “ Lý tính biện chứng” hay “ Phép biện chứng tinh thần”, hiểu nguyên lý này rồi, em sẽ biết cách tư duy độc lập mà đừng băn khoăn hay hóng hớt a dua đám đông, bởi lẽ, như kant sư huynh của anh nói “ Khai sáng là cái đéo gì? Là sự thoát ly của con người ra khỏi tình trang vị thành niên do chính con người gây ra. Vị thành niên là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo của người khác. Hãy có can đảm tự sử dụng trí tuệ của chính mình! đó là câu phương châm của Khai Sáng.
- Ý anh là em chưa được khai sáng!
- Đúng zậy, khi em còn băn khoăn với vài con vẩu với quan điểm “ duy lợi” và em cho rằng đúng, thì em còn cần được khai sáng, vì sau thuyết duy lợi còn thuyết duy lý nữa, anh sẽ giảng từ từ kẻo em sẽ ung não, mà khi em ung não, nhan sắc sẽ giảm sút! Giờ thì anh đang có nhu cầu cảm tính đây, cây hàng của anh đang dựng lên he he.... ta làm phùa nữa rồi đi oánh răng thôi!

 CHUYỆN VỚI VỢ - 2
- - - - - -

Sau cú giao hoan lần hai, vợ chồng tôi kéo nhau vào nhà tắm kỳ cọ cho nhau, oánh răng oánh lợi oánh rắm các thứ các thứ, rồi cả hai khoác áo kimolo, tôi bê khay bánh cùng sữa tươi, hai đứa nằm mẹ lên giường nhấm nháp cho thoải mái, ngày nghỉ cứ phải thư giãn, ăn nằm cho ra phong độ quí tộc la mã.

Nhưng rốt cuộc, nàng ăn mà vẫn băn khoăn. Ở nàng vừa có sự tò mò hiếu kỳ của phụ nữ, vừa có sự ham hố hiểu biết hơn hẳn loài vẩu thông thường. Nàng ngoạm một miếng bánh mì, vừa nhai vừa hỏi tôi.
- Khi nãy anh nói cái gì lý tính với cả biện chứng... nghĩa là sao? Hồi học chánh trị ở trường đại học, em chỉ được học môn “ chủ nghĩa duy vật biện chứng thôi”
- Được rồi, muốn biến lý tính biện chứng, trước hết em khép mẹ cái vạt áo vào cho anh nhờ ( nàng mặc cái áo khoác kiểu kimono, có đai lưng, bên trong không mặc gì, khi vạt áo chệch ra phát là hàng họ tô hô), chứ để thể kia, nhu cầu cảm tính của anh lại trỗi dậy đè mẹ lý tính xuống mất thôi!

Nàng cười hí hí, khép chân và khép vạt áo lại, rồi bảo “ Thế lày được chưa ông tướng!”
- Được rồi! – Tôi đáp – Giờ thì chăm chú nghe anh giảng về lý tính biện chứng nhé! Trước hết, biện chứng là thuật ngữ có từ lâu đời rồi, ban đầu chỉ là phương pháp chém gió sao cho hay, tư duy sao cho đúng rồi thì phát triển thành phương pháp nhận thức, là lý thuyết diễn tả sự phát triển của tinh thần. Tinh thần nhé, nót vật chất. Vì người khổng lồ tổng kết quá trình biện chứng tinh thần chính ông hegel bất hủ, ông này nom na ná giống anh, đầu hói và ít râu, nhưng khác anh ở chỗ ông ấy giao hợp rất kém!
- Đồ nỡm, tập trung chuyên môn đi, em đang chăm chú!
- Được rồi! Biện chứng theo hegel là biện chứng tinh thần, cụ thể là tư duy của ông người, luôn phát triển theo ba giai đoạn, gọi là tam đoạn biện chứng, là Chỉnh Đề - Phản đề - Hợp đề.

Đầu tiên có một ý tưởng hoặc một lý thuyết hoặc một xu hướng vận động nào đó được gọi là một “chính đề”. Một chính đề như thế thường sẽ tự sẽ tạo ra cái đối lập, bởi vì, giống như hầu hết các sự vật trên thế giới, chỉnh đề luôn nhận ra giá trị hạn chế và các điểm yếu của mình. Ý tưởng hoặc xu hướng vận động đối lập được gọi là “phản đề”, bởi vì nó nhằm phản lại cái chính đề. Cuộc tranh đấu giữa chính đề và phản đề diễn ra cho tới khi đạt được một giải pháp nào đó và giải pháp đó phải vượt lên trên cả chính đề và phản đề bởi nó phát hiện ra được các giá trị riêng của chúng và do nó cố gằng bảo tồn các tinh hoa và tránh các hạn chế của cả hai.

Giải pháp đạt được ở bước thứ ba này được gọi là “hợp đề”. Một khi đạt được, hợp đề đến lượt nó có thể lại trở thành bước thứ nhất, một chỉnh đề mới trong một tam đoạn biện chứng mới, và quá trình sẽ lại tiếp diễn bởi chỉnh đề mới lại nhận ra sự thiếu tuyết phục của mình và không thỏa mãn mà sinh ra phản đề mới...em có rõ không nhỉ?

 - Rõ chứ sao không, anh cứ làm em ngu lắm ý?
- Vậy nói cho anh nghe, cái “ lý tính biện chứng” anh vừa nói nó khác “ Duy vật biện chứng” ở chỗ nào?
- Thì một đằng là biện chứng của lý tính, một đằng là biện chứng của sự vật!
- Em thật khéo giả nhời, giả nhời như không vậy! Thôi anh giảng mẹ luôn cho mà nghe nhé! Biện chứng tinh thần là sự phát triển tinh thần, ví dụ hôm nay anh có ỷ tưởng – chỉnh đề, rồi mai chính anh nghĩ ra ý tưởng chống lại ý tưởng hôm nay – phản đề, và ngày kia anh tổng hợp những cái hay ho của cải hai, tầm nhận thức của anh đã được nâng cao.... Và nhận thức của anh nâng cao thì thế giới vật chất mà anh tạo ra từ tinh thần đó cũng sẽ nâng cao. Đời thường, người ta hay gọi là đổi mới tư duy, sáng tạo, tư duy khác biệt.v.v.. Đó là biện chứng tinh thần, còn biện chứng duy vật thì ngược lại nhé. Đó là sự phát triển của thế giới vật chất....đến đây em hiểu chưa?
- Ừm, hơi hơi rồi, hồi em học có câu gì rất nổi tiếng của ông gì người mác xít cũng rất nổi tiếng, ông ấy bảo “ Chủ nghĩa tư bản đẻ ra giai cấp công nhân, giai cấp công nhân cầm xẻng đào mồ chôn chủ nhĩa tư bản”
- He he... quá hay quá tuyệt vời! Biện chứng tinh thần thì chỉ diễn tả sự phát triển của tinh thần thôi, hegel còn diễn tả bóng bảy là “ quá trình tự nhận thức của tinh thần tuyệt đối”, cụm từ hay ho này rất nhiều vị hiểu sai, nhưng anh sẽ giảng em nghe sau. Giờ em có nhận thấy, biện chứng tinh thần thì chẳng ai đào mồ chôn ai cả, còn khi trở thành biện chứng duy vật thì là cái này đào mồ chôn cái kia, cái này tiêu diệt cái kia... đkm có hãm lờ không hả em yêu?
- Quá hãm! Theo như em được học, thì Tư Bản chủ nghĩa là chỉnh đề, nó sinh ra giai cấp công nhân là phản đề của nó, rồi giai cấp công nhân tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, và hợp đề sẽ là...là... là....
- Sẽ là chả còn cái đéo gì cả! Bởi vì nó chôn chủ nghĩa tư bản là chôn cái cơ thể sinh ra mình, chôn chính mình luôn. Cho nên phát ngôn lừng danh trên phải đọc lại là “ Chủ nghĩa tư bản sinh ra giai cấp công nhân, giai cấp công nhân sẽ cầm xẻng đào mồ... chôn mẹ cả hai” .

Tuy nhiên, diễn biến thực tế không hoàn toàn như vậy. Bọn thích” cầm xẻng đào mồ” thì chôn mẹ cải hai rồi, hệ thống xhcn xụp đổ là vì lẽ này. Nhưng còn hướng phát triển khác mà như anh vừa phân tích ở trên “ hợp đề là sự bảo tồn tinh hoa và tránh những hạn chế của cả chỉnh đề và phản đề”. Giờ em thử sang mấy nước phát triển tốp đầu ở bắc âu và tây âu mà xem, đố em nhận ra đâu là ông chủ và đâu là công nhân làm thuê. Họ là cả hai. Công ty cổ phần chính là hình thức chia sẻ trách nhiệm. Ông thợ máy có cổ phần nên hàng tháng vẫn họp hội đồng quản trị. Tuy nhiên, ngay chính hợp đề này cũng có vấn đề và sẽ có phản đề mới, bởi vậy hegel mới bảo rằng quá trình sẽ tiếp diễn khi hiện thực trở về với tinh thần tuyệt đối, nghĩa là trở về với cõi niết bàn ấy, thì mới hết mâu thuẫn.

Nhưng hãy nhớ, phép biện chứng không phải là thần chú của ông Bụt, bởi vì lý thuyết nào cũng không hoàn hảo. Tương tụ, bên vật lý chẳng hạn, có lý thuyết nào giải thích toàn bộ bức tranh vũ trụ không, tất nhiên là không nhé. Đừng mê tín cái đéo gì sất.

Nàng mắt tròn mắt dẹt nhìn tôi ra chiều khâm phục lắm. Nhưng rồi nàng sực nhớ ra, mới reo lên.
- Anh vòng vo cái đéo gì thế, đừng lừa em, ta đang bàn về ngôi nhà hoành tráng trên đỉnh Mã Pì Lèng cơ mà?
- Được rồi, bình tĩnh, anh dẫn dắt để cho em hiểu tinh thần biện chứng, giờ anh chuyện sang mục biện chứng của tự nhiên, trước hết hãy hình dung, giới tự nhiên ban đầu là Chỉnh Đề. Chỉnh đề ban đầu này được dễn tả theo kiểu hegel là “ tồn tại tự mình”, nó có qui luật của nó là luật tự nhiên, và tồi tại tự mình đéo quan tâm tới mục đích nào bên ngoài cả...

 Rồi bỗng dưng tự nhiên sinh mẹ ra ông người cùng toàn bộ nên văn minh của ông người, với những qui luật cũng của riêng chúng luôn, chẳng hạn, ví dụ nhé, luật giao thông, luật đất đai he he.. là luật của nền văn minh, không phải luật tự nhiên, đúng không?
- Tất nhiên là đúng!
- Và tồn tại của tự nhiên không còn là “ tồn tại tự mình” nữa, nó bị tha hóa với đủ các mục đích và ý nghĩa do ông người tạo ra. Chính xác, người là tự nhiên sinh ra, nhưng người tạo ra thế giới văn minh với các qui luật của mình, và toàn bộ thế giới ông người tao ra ấy lại chống lại chính tự nhiên. Bởi vậy, người và nền văn minh của nó chính là phản đề của cái chỉnh đề ban đầu là giới tự nhiên vậy!

Nàng bắt đầu háo hức nhìn tôi chăm chú như nuốt từng lời, nhưng chính vì quá chăm chú tới tôi mà quên mẹ khép vạt áo, thế là hàng của tôi lại bương lên. Thôi em yêu, mai bàn tiếp về lý tính, giờ ta tuân theo nhu cầu cảm tính đã!

- - - - -
 media: KIẾN VĂN
Text : TRÍ HÙNG