Wednesday, July 31, 2019

🔥...GIÁ TRỊ CỦA THẤT BẠI


  người chiến thắng   là người hiểu được thất bại thật sự là gì!








 


Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều sách bàn luận về sự thành công. Làm thế nào để thành công, làm thế nào để đạt được điều mình mong muốn,v.v….. Theo như tôi biết, có rất ít sách viết về chủ đề thất bại. Tôi đoán rằng sở dĩ sự thất bại không được nhắc đến nhiều là vì cả xã hội chúng ta đã được “lên chương trình” để tránh xa sự thất bại. Vì thế, chúng ta xem thường những kẻ bị thất bại và nhìn những kẻ “bỏ cuộc” bằng con mắt khác hẳn.
.
Thất bại bị xem là điều cấm kỵ. Chúng ta đánh giá người khác qua những thành tựu họ đạt được. Chúng ta đánh giá cao “sự thành công” và đánh giá thấp, thậm chí không thèm nhìn nhận “sự thất bại”.
.
Vậy liệu sự thất bại có giá trị hay chẳng có ý nghĩa gì cả? 
Tại sao nó lại hiện diện trong cuộc đời của tất cả những vĩ nhân, mà qua sách vở tôi đã may mắn biết đến? 
Tại sao càng chịu nhiều thất bại, họ lại càng trở nên vĩ đại hơn?.
Thậm chí tôi có thể nói rằng những thất bại “vĩ đại” đã thật sự làm nên những con người “vĩ đại”! Có rất ít vĩ nhân chưa từng chịu đựng gian khổ và chưa từng bị thất bại trong cuộc đời của họ.
.
Thật ra, gian khổ và thất bại tạo ra rất nhiều vĩ nhân và tôi dám nói rằng giá trí của sự thất bại lớn hơn nhiều so với sự thành công. Nhưng than ôi, nhiều người không nhận ra điều đó; suốt ngày, chúng ta chỉ nghĩ đến chiến thắng và chiến thắng mà thôi.
.
“Chiến thắng và thất bại không phải là việc một sớm một chiều. Chiến thắng và thất bại là việc suốt cả đời”
.
Chiến thắng được ca ngợi quá nhiều đến nỗi ta đã quên mất một việc, đó là nhờ những bài học từ sự thất bại mà ta trở thành những người chiến thắng vĩ đại hơn!
.
Thật hết sức nguy hiểm khi chỉ ca ngợi chiến thắng và thành công vì nhiều người đã cố gắng mà vẫn thất bại, sẽ có định kiến về thất bại và không bao giờ có thể gượng dậy được nữa.
.
Qua báo chí, ta đã từng biết đến nhiều nhân vật thành đạt đã tìm đến cái chết sau một lần thất bại nặng nề. Những thanh niên đã từng dám thử sức nhưng gặp phải thất bại thường dễ lâm vào tình trạng tuyệt vọng và tìm quên lãng. Không phải những thanh niên này không thể đương đầu với thất bại mà vì thương tổn do thất bại gây nên quá nặng nề; thêm vào đó, xã hội đã rút hết “những tấm ván” ngay bên dưới họ, khiến họ không còn sự chọn lựa nào khác ngoài việc chấp nhận “chìm xuồng”!
.
Tôi tin rằng người chiến thắng vĩ đại là người hiểu được thất bại thật sự là gì!
.
Như câu châm ngôn :
 “Hãy cho tôi 10 người thất bại đã hiểu được ý nghĩa của sự thất bại, tôi sẽ trả lại bạn 10 người thành công rực rỡ!”




SHARK VIỆT & SHARK HƯNG -  💪❤️🤪

Cộng đồng mạng đang xôn sao hai câu nói giống hệt nhau & làm cho mọi người rối trí, ít ai hiểu gì luôn, mình tạm dịch cho các bạn tí cho vui nhé:

Thực ra hai câu nói này ko có gì khó hiểu & nó cũng vào thời điểm bắt đầu “làm kinh doanh”, nhưng nếu tách thời điểm hơi khác nhau một chút thì bạn sẽ hiểu ngay:

1) Thời điểm câu nói của Shark Việt là thời điểm đang chuẩn bị “làm” kế hoạch kinh doanh (business plan), thời điểm phải tính hết mọi yếu tố rủi ro & nhiều thứ khác, tính cả thất bại đi, tính đến yếu tố xấu nhất là mất hết tất cả... đại loại thế.

2) Thời điểm câu nói của Shark Hưng là thời điểm đã “làm” xong kế hoạch kinh doanh, bắt đầu vào kinh doanh & khi đó ko cho phép nghĩ ngợi gì thêm nữa, nên điếc đi... và nếu nghĩ ngợi thì lại ko bắt đầu kinh doanh được.

3) Thực ra nếu bạn nào chơi golf thì sẽ thấy rất đúng, giai đoạn Shark Việt nói là giai đoạn “setup”, giai đoạn Shark Hưng nói là giai đoạn thực hiện cú “swing”. Chúng tôi hay nói đùa vs nhau câu “Nghĩ thì rõ lâu, đánh thì rõ ngu”. Giống như thời gian setup thì rất lâu nhưng khi swing thì bóng lại xuống nước. Đồng nghĩa với việc khi đó kế hoạch kinh doanh thất bại 💪🙏🤪


4) Trong startup cũng như vậy thôi, nếu bạn quá nghĩ ngợi, đắn đo & ko đủ mạnh mẽ thì sẽ ko khởi nghiệp được & startup thành công thường dành cho những người “điếc ko sợ súng”, ko nghĩ ngợi quá nhiều nhưng hành động của họ thì rất mạnh mẽ💪💪💪🙏


THẤT BẠI TRONG VIỆC CHUẨN BỊ LÀ CHUẨN BỊ CHO SỰ THẤT BẠI

Thất bại trong việc chuẩn bị…
Chúng ta rất hay coi thường giai đoạn chuẩn bị này. Và ý của tôi là chuẩn bị cho bất kỳ chuyện gì của bản thân mình từ thể chất, tài chính, thành công, tư duy, các mối quan hệ, tình cảm…

Chúng ta ít chuẩn bị cho nó vì nó mệt và chán. Nó vượt khỏi vòng tròn thoải mái của chúng ta. Ví dụ như việc chạy 5 cây số mỗi ngày với tôi thật ra cũng không phải là một hoạt động quá vui gì. Cũng có những lúc tôi muốn bỏ cuộc, nghỉ giữa chừng nhưng sau đó lại vẫn phải ép bản thân mình làm cho bằng được.

Tuy nhiên giai đoạn chuẩn bị này là rất quan trọng, thậm chí có thể nói là quan trọng nhất. Vì nếu không có giai đoạn này, bạn sẽ không thể nào nắm bắt lấy được cơ hội khi nó đến với bạn. Bởi vì nếu bạn không chuẩn bị, bạn làm gì có đủ kỹ năng, kinh nghiệm để làm điều đó đúng không?

Một ví dụ khác về sự chuẩn bị là của vị huấn luyện viên bóng rổ huyền thoại John Wooden. Mỗi buổi tập của ông đã được lên kế hoạch rất kỹ càng và chi tiết đến từng phút một. Ông đã huấn luyện cho học trò của mình đến mức mọi thứ trở thành tự động với họ và họ biết tới lúc nào thì mình cần phải làm gì. Chính vì thế, khi thật sự vào trận đấu chính thức, đội của ông có khả năng phối hợp với nhau hết sức ăn ý và nhanh như chớp. Vì sao? Vì họ đã chuẩn bị rất kỹ từ trước đó rồi.

Là chuẩn bị cho sự thất bại…
✅Nếu tôi không chuẩn bị cho việc leo núi, chắc chắn tôi đã gặp thất bại.
✅Nếu một doanh nhân không chuẩn bị những gì cần thiết cho bản thân về mặt kỹ năng và tư tưởng, có thể họ sẽ dễ dàng thất bại.
✅Nếu một cầu thủ không chuẩn bị kỹ càng cho thể lực và kỹ thuật của mình, có thể người đó sẽ thất bại.
✅Nếu một người không biết yêu thương chính bản thân mình (giai đoạn chuẩn bị) thì có lẽ người đó sẽ thất bại trong các mối quan hệ.

❌Không phải ngẫu nhiên mà có người kinh doanh thành công trong cuộc sống.
❌Không phải ngẫu nhiên mà có người có được mối quan hệ khiến bạn phải ghen tỵ.
❌Không phải ngẫu nhiên mà một người vận động viên có một thành tích đáng kinh ngạc.
❌Không phải ngẫu nhiên mà các nghệ sĩ có thể cho ra đời một tác phẩm lay động lòng người.

Tôi nghĩ có lẽ bạn đã hiểu ý tôi muốn nói ở đoạn này.

Không bất kỳ một ai có thể thành công mà thiếu đi giai đoạn chuẩn bị. Bạn không nên đổ lỗi cho sự không thành công của mình bởi tại cái này, cái kia. Tốt nhất bạn nên tự hỏi liệu mình đã chuẩn bị đủ hay chưa? Có gì mình có thể làm tốt hơn nữa được hay không? Lên một danh sách những việc bạn cần làm để chuẩn bị cho thành công của mình. Và sau đó hãy làm đi. Just do it.