Tuesday, October 23, 2018

📖...9 BÀI HỌC TỪ 2 NGƯỜI PHỤ NỮ TÊN NGA TRONG 24 TIẾNG VỪA QUA


🚘🚘

link tham khảo: https://linkhay.com/link/2328670/pvcombank-thong-tin-nu-giam-doc-ngan-hang-gay-tai-nan-tai-nga-tu-hang-xanh-la-sai-su-that#c0-form


1

 SỐNG VUI. SỐNG TỬ TẾ . MỖI NGÀY

1. Không biết sớm mai thức dậy, điều gì sẽ xảy ra với bạn. Nên sống ngày nào hãy vui vẻ và tử tế ngày ấy và khi có hoạn nạn, mọi người sẽ ở bên cạnh bạn.


2

HOẠN NẠN THẤY RÕ CHÂN TÌNH 

2. Chỉ khi sự cố xảy ra, mới biết mình sống và đối xử với mọi người thế nào qua cách họ quan tâm tới mình.

3

NGƯỜI TỐT Ở KHẮP NƠI , BẤT CHẤP TRƯỚC ĐÂY BẠN TỐT VỚI HỌ HAY CHƯA

3. Có những người ko phải là bạn cũng rất tốt với mình trong hoạn nạn và họ ko mưu cầu gì hết.

4

GIỮA VÔ TÂM vs ÁC Ý LÀ RANH GIỚI RẤT MONG MANH 


4.  rất nhiều người ác ý mà ko vì điều gì cả, họ làm để thoả mãn bản thân.


5

 GIEO NHÂN NGỌT, NHẬN QUẢ LÀNH 

5. Ko ai có thể vấy bẩn bạn nếu bạn ko có lỗi, nhưng tốt nhất bạn nên chủ động bày tỏ quan điểm đúng vs sai, có vs không.


6

QUAN HỆ NGƯỜI-NGƯỜI,  TRUST LÀ QUAN TRỌNG NHẤT , LÀ NỀN TẢNG CHO TẤT CẢ NHỮNG GÌ TỐT ĐẸP THEO SAU

6. Nếu bạn bè đã tin và hiểu bạn thì dù thông tin đại chúng có lan khắp nơi họ cũng bảo vệ bạn đến cùng.

7

 ĐỪNG ĐÁNH GIÁ 1 NGƯỜI QUA SAI LẦM CỦA HỌ MÀ HÃY NHÌN CÁCH HỌ SỬA CHỮA 


7. Ai cũng có lúc sai lầm và họ đều phải trả giá về điều đó, hãy cho họ cơ hội sửa chữa (kể cả các nhà báo đưa tin sai hay chị Nga kia). Đừng nhục mạ hay mạt sát họ, bạn làm vậy thì chỉ khiến bạn bị người khác đánh giá thấp mà thôi.

8

 NHÂN TÂM Ở ĐỜI THƯỜNG LÀ GIÀU DỄ BỊ GHÉT, ĐÓI RÉT BỊ KHINH CÒN THÔNG MINH THÌ TÌM CÁCH TIÊU DIỆT 


8. Thiên hạ thực sự ghét người giàu, làm quan chức và đặc biệt là NH. Đấy là do nhiều người làm giàu bất chính, dùng vị thế chèn ép người khác và dân NH là tội phạm kinh tế quá nhiều. Xin hãy hiểu cho: làm giàu cũng phải trả giá đắt, nhất là phụ nữ làm kinh doanh; ko phải quan chức nào cũng xấu xa và nếu các DN làm ăn tốt, đàng hoàng và thượng tôn Pháp luật, Ngân hàng đã ko bị bắt nhiều thế vì cho vay ko thu hồi được.


9

UỐNG RƯỢU CÓ THỂ LÀ SAI LẦM NHƯNG ÉP NGƯỜI KHÁC UỐNG RẤT DỄ DẪN ĐẾN TỘI ÁC 

9. Say rượu rồi lái xe là bạn tăng rủi ro lên gấp 3 lần, xác suất xảy ra rủi ro là 90% và mức độ cực kỳ nghiêm trọng. Về mặt lý thuyết là nên loại bỏ rủi ro này.
Đừng bao giờ ép người khác uống rượu - đó là tội ác, hoặc để bị người khác ép - bạn ko phải làm điều người khác muốn nếu bạn ko muốn. Hãy sống cho xứng đáng với bản thân, gia đình và bạn bè, những người tin tưởng bạn.


Ngàn lần cám ơn những người thân và chưa thân lắm😀 đã bên cạnh tôi, động viên tôi hôm nay❤️❤️❤️.

Hôm qua, phóng viên hỏi tôi có nhận xét gì về vụ việc của chị Nga kia, tôi thật lòng nói là tôi thông cảm với chị ấy, đương nhiên chị ấy sai, nhưng lỗi ko phải chỉ của chị ấy và chị ấy ko cố tình lái xe khi say rượu đâu.
Trước hết nói về việc say rượu: theo tôi đây là một trạng thái tâm lý, ko kiểm soát được bản thân khi dùng chất kích thích.
Nguyên nhân sâu xa của mọi trang thái tâm lý đều đến từ 3 yêu tố:
1. Do tính cách: theo tôi quan sát, hầu hết những người nghiện và say một thứ gì đó, kể cả say tình😀 đều là những người thần kinh yếu, bản tính ko mạnh mẽ. Họ dễ tìm đến rượu để giải sầu hoặc để mình bị ép uống (những người cá tính mạnh ko dễ gì ép họ dù trong hoàn cảnh nào, tôi là một minh chứng, dù khi là nhân viên hay lãnh đạo, tiếp khách hay tiệc tùng đều ko ai ép được). Khi gặp bế tắc hay khó khăn, khi buồn bã hay giận dữ, thay vì đối mặt để giải quyết, những ngươif yếu đuối trốn chạy bằng men rượu. Sau quen dần sinh nghiện. Bố tôi là một người như vậy và ông mất năm 53 tuổi, bị sơ gan do rượu 😰.
2. Do môi trường sinh sống: từ kinh tế, chính trị, xã hội đến văn hoá, hết thảy đều có liên quan đến nhau.
Khi xã hội có chỉ số khoảng cách quyền lực cao, cơ chế là xin cho, hợp đồng thường được ký trên bàn tiệc. Người ta mượn việc ép người khác uống rượu để thể hiện quyền lực, vị thế bề trên của mình (câu nói tôi hay nghe: chú cứ uống hết đi rồi nói chuyện...). Việc ép uống rượu và thấy người khác say còn là hành vi hạ nhục người khác để thấy bản thân mình cao quý hơn, xét về tâm lý học.
XH năng suất lao động thấp, ko lo làm ăn, trà dư tửu hậu. Tình trạng nhậu cả trưa lẫn tối tôi chứng kiến ở HN rất nhiều (Đà nẵng, Sài gòn ít nhậu trưa hơn hẳn). Nên có tài liệu nói năng suất LĐ của Singapore cao gấp 15 lần VN, đỏi lại mình hơn họ 15 lần về lượng tiêu thụ rượu bia tính trên đầu người😰.
Vân hoá làng xã, hội hè, lễ lạt...cũng khiến nông thôn có nhiều cớ để rượu chè, nhậu nhẹt, say sỉn...
3. Do mối quan hệ của mỗi người: một số môi trường làm việc ko thể ko uống rượu với đối tác, đồng nghiệp như kinh doanh nhà hàng, làm ngân hàng, công an...
Bạn bè, người thân uống thì mình cũng uống “ko say ko về”😰
Tuy nhiên 80% để bị say rượu vẫn là nguyên nhân do mình, bản lĩnh ko tốt, ko biết kiềm chế, ko thể từ chối. Nhưng như nói ở trên sinh ra họ đã yếu đuối rồi.
Còn việc lái xe khi say gây tai nạn chỉ là hậu quả của việc say rượu, mất kiểm soát, ko biết mình làm gì thôi ạ.
Một vài quan điểm cá nhân xin được chia sẻ.
Còn đáng thương hay đáng trách hơn tuỳ các anh chị quyết định.


📖
chia sẻ từ  chị NGUYỄN THỊ NGA – GIÁM ĐỐC KHỐI VẬN HÀNH PVCOMBANK