Wednesday, August 22, 2018

⚽⚽🥅...MỔ XẺ CHUYỆN BẢN QUYỀN ASIAD 2018 : 1.7 TRIỆU $ RẺ HAY ĐẮT ? THẰNG NÀO ĐÁNG ĂN CHỬI?







1

 DÙNG VTV LÀM CHIM MỒI TẠO CẢM GIÁC GIÁ BẢN QUYỀN  RẤT CAO, SAU ĐÓ BÁN CHO VTC VỚI GIÁ THẤP HƠN, THỰC CHẤT LÀ RẤT ĐẮT NHƯNG DÂN TÌNH VẪN NGHĨ LÀ RẺ


có thực sự bản quyền ASIAD bán rẻ cho VOV mà ko bán cho VTV ?
1,7 triệu để xem một vài trận của U23 thì không thể gọi là rẻ. Nó là giá quá đắt luôn. KSJM phát giá thật cao với một bên là VTV để tạo ấn tượng là giá rất cao, sau đó hạ giá cho một bên khác là VOV với giá thấp hơn, thực chất là rất đắt nhưng dân tình vẫn nghĩ là rẻ. Trò mèo của bọn độc quyền thôi. Tiền cũng là tiền Viettel , tiền Vingroup, tiền nhân dân Việt nam

Muốn đánh mức giá đó là cao hay thấp thì nhìn vào giá trị thực tế mà nó mang lại, cái chi phí phải bỏ ra. Có thể so sánh, tham chiếu nó với bản quyền WC vừa xong, cũng như so sánh nó với EPL thì thấy ngay vấn đề.

Nếu so với WC giá 12 triệu thì số trận lên tới mấy chục trận, các đội bóng đều là đội bóng lớn, toàn bộ nội dung, chi phí, công sức là của người khác tạo ra, mình chỉ xem thôi. Thì U23 thì người đá chính là người Việt, chi phí bỏ ra để đá cũng là của Việt Nam, bọn bản quyền chỉ làm mỗi việc tóm lấy cái quyền quay phim, cấm người khác thực hiện và bán ra thật cao. Công sức của chúng nó không thể quá 100-200 ngàn USD, vậy mà nó giữ thế độc quyền, đẩy hàng cho sân sau KJSM rồi bán ra 1,7 triệu thì không ai kêu ca gì mà lại đi kêu ca người không chịu khuất phục cho nó bóp nặn.

VTV ko đáng bị chửi. Thằng cần chửi nhất là nhà tổ chức ASIAD : cái tội tổ chức ngu, để tụi đầu cơ ép giá. Thứ nhì là chửi tới thằng đầu cơ vô lương tâm.



2

2 YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH LÀ TIỀN VÀ THÁI ĐỘ . VIỆT NAM CHƠI KIỂU CHÍ PHÈO PUBLISH THÔNG TIN ĐÀM PHÁN RA TRUYỀN THÔNG, TRONG LÀM ĂN ĐÓ LÀ ĐẠI KỴ 


Cái này liên quan nhiều tới Tiền và Thái Độ, vì Asiad chưa xong nên   không tiện nói ra quá sớm.

Nhưng em sẽ trở lại chủ đề tương tự là World Cup để cho mọi người thấy 1 pattern quen quen...

Đối tác của FIFA là ai? Các công ty có ngân sách quảng cáo lớn nhất thế giới. Nó biết thừa hãng XYZ sẽ dự chi bao nhiêu ngân sách cho Việt Nam từ đó tính giá bản quyền phù hợp. (Có khi nó biết VTV sẽ thu được bao nhiêu trước cả nhà đài luôn)

Do bế tắc trong đàm phán, Việt Nam chơi kiểu chí phèo, publish thông tin đàm phán ra báo chí tấn công FIFA (cái này tối kỵ chả nước nào làm) nên nó bực cái Thái Độ. Xin lỗi doanh thu WC tao hơn 5 tỉ, đ** bán cho mày mất 10 triệu tao vẫn lãi 4.99 tỉ nhé. Mày quá bé để dọa tao, bố sợ mày quá cơ...

Kết cục và Việt Nam vẫn phải mua giá FULL (đáng nhẽ đàm phán giỏi thì giảm 500k-1triệu) và hiệu quả quảng cáo rất kém, vì quá sát ngày do mua kiểu đào quất tối 30 tết.

Ví dụ cụ thể: Anh ơi mai em phát WC rồi, anh bỏ ngân sách quảng cáo em nhé! Thằng phụ trách quảng cáo của hãng X sẽ nói: OK, để anh báo lại trụ sở chính, chắc sẽ bổ sung ngân sách khu vực rồi từ đó tăng chi cho Việt Nam, chắc tháng sau có câu trả lời. Cứ tưởng mày không định phát WC nên anh không xin từ trước



3

 VTV TIẾP SÓNG VTC , AI LỢI? 

ăn xôi lạc xong nói chuyện bản quyền. Bây giờ bài toán đơn giản thê này.

- Sóng VTC tiếp cận được 10tr người xem => giá quảng cáo 10tr/30 giây
- VTV tiếp sóng NGUYÊN TRẠNG => tiếp cận được thêm 20tr người => giá quảng cáo 30tr/30 giây
- Do VTV tiếp sóng NGUYÊN TRẠNG VTC => VTV cắt bỏ chương trình của mình => Không thu được đồng nào.

Vậy người hưởng lợi là VTC (tiền) và lãnh đạo VTV (sự nghiệp chính trị) chứ anh em VTV chả được cái méo gì.

Còn việc VTV mua trượt bản quyền Asiad là một câu truyện rất dài không tiện ba hoa ở đây




4

 VTV KO TIẾP TỤC THEO ĐUỔI VIỆC MUA BẢN QUYỀN NGAY CẢ KHI ASIAD ĐÃ BẮT ĐẦU LÀ MỘT SAI LẦM. 


1- Bất cứ nhà tổ chức, nước chủ nhà nào của sự kiện thể thao quốc tế lớn đều phải bỏ ra kinh phí rất lớn (Chính vì lý do này mà Việt Nam đã từ chối, và từ chối là đúng, quyền đăng cai ASIAD 2018). Vì vậy, không thể trách họ nếu họ thông qua bán bản quyền truyền hình để bù đắp một phần chi phí. Việc mua bản quyền TV luôn là việc rất phức tạp và đòi hỏi phải sớm nắm bắt tình thế, thương thuyết sớm (không có nghĩa nhất định phải mua sớm) để tận dụng các cơ hội liên kết với các bên mua khác, rộng đường hơn khi cân nhắc thời điểm và giá cả. Đồng thời cũng có nhiều thời gian để lôi kéo thuyết phục các nhà tài trợ, có kế hoạch kinh doanh quảng cáo sớm.
2- Bất cứ bản quyền Thể thao quốc tế lớn nào cũng là cơ hội cho các công ty kinh doanh bản quyền. Vì vậy đó là cuộc đấu trí không phải với nhà tổ chức, với nước chủ nhà, mà với dân "con buôn" quốc tế. Để không bị thiệt thòi, các Đài TH Việt Nam cần có đội ngũ kinh doanh bản quyền và quảng cáo thật chuyên nghiệp, được quản trị thật tốt.
3- Tôi không có thông tin về quá trình thương thuyết bản quyền của VTV nên không thể nhận định là VTV hay dở gì trong chuyện này. Hoàn toàn có khả năng VTV không thể đáp ứng giá cả quá cao do công ty kinh doanh bản quyền ASIAD 2018 đòi hỏi. Tuy nhiên, việc VTV không tiếp tục theo đuổi việc mua bản quyền ngay cả khi ASIAD đã bắt đầu là một sai lầm. Vì đó lại là lúc đối tác bán bản quyền đã hết thế mạnh áp đặt. VOV, ngược lại, đã quyết định theo đuổi việc này (tất nhiên đòi hỏi của xã hội chắc chắn đã là thúc đẩy quyết định).
4- Việc có nhiều đài TH lớn và các đơn vị kinh doanh bản quyền quan tâm và có chiến thuật riêng với việc mua bản quyền trong thời gian dài trước đây làm phức tạp việc thương thuyết và tạo điều kiện cho đối tác bán bản quyền áp giá cao. VTV đã gần như được "uỷ quyền" là đầu mối thương thuyết chính để tránh nguy cơ này. Nhưng với việc VOV mua bản quyền ASIAD 18 vừa qua, nó cho thấy cạnh tranh cũng là động lực tốt để giải quyết vấn đề. Như vậy cần có chiến lược hợp tác trong cạnh tranh để vừa khắc chế cái bất lợi, vừa tạo ra khoảng rộng cho các sáng kiến. Thời gian tới cần tìm ra công thức này.
5- Nếu VTC (VOV) thành công trong công tác tường thuật, bình luận ASIAD 18, họ sẽ ghi dấu ấn ngoạn mục trong kỳ ASIAD này (nhất là nếu đội tuyển bóng đá của Việt Nam vào sâu giải). VTV cần có nỗ lực thật sự, trên tinh thần cầu thị, cải tiến khâu bình luận. Các khiếm khuyết của bình luận World Cup vừa qua là quá rõ ràng và rất có hại cho VTV.
6- Rõ ràng là các doanh nghiệp lớn đóng vai trò ngày càng quyết định trong vấn đề bản quyền thể thao. Đội ngũ kinh doanh của họ chuyên nghiệp và sắc sảo hơn nhiều so với các đơn vị kinh doanh của các đài, các cơ quan truyền thông. Nếu họ có ý định lâu dài, thì rất cần có công ty chuyên nghiệp để thực hiện chiến lược tài trợ và kinh doanh bản quyền thể thao quốc tế lớn gắn kết với các Mạnh Thường Quân tiềm lực mạnh có ý định xây dựng thương hiệu và tìm kiếm lợi ích trực tiếp hay gián tiếp trong lĩnh vực này. Nếu việc tài trợ thực hiện bài bản thì nó sẽ không là sự "mở lòng tốt", mà là việc kinh doanh có lợi.
7- Xoilac TV cho thấy sóng truyền hình không phải là phương thức duy nhất giải quyết vấn đề (Tạm bỏ qua vấn đề pháp lý mà chỉ bàn về phương thức). Do đó việc mua bản quyền nên có cách tiếp cận mềm dẻo hơn. Không nhất thiết mua gói đắt nhất nếu như gặp khó khăn về giá cả không vượt qua được.
8- Uy tín của một cơ quan truyền thông lớn phụ thuộc ngày càng nhiều vào việc đáp ứng những nhu cầu về văn hoá, giải trí của số đông nhân dân. Không nên xếp nó vào loại nhu cầu hạng hai. Làm như thế sẽ phải trả giá rất đắt về uy tín thương hiệu.




📖
theo chuyên gia NGÔ TẤN, TUẤN HÀ, TRAN DANG TUAN