những chia sẻ của 👩⚕️ Bs. Anita Sircar (Los Angeles, Mỹ), về một bệnh nhân "giả định" tên Joe đã lây bệnh cho 56 người chỉ trong 2 ngày.
Bs. Anita đã dùng những hình ảnh rất hài hước, nhưng đủ tính giáo dục về ❌ CÁCH LY XÃ HỘI ❌.
Theo bạn, liệu việc cách ly xã hội này là dễ hay khó?
"LÀM PHẲNG ĐƯỜNG CONG", TRÌ HOÃN ĐỈNH DỊCH VÀ HẠN CHẾ SỰ QUÁ TẢI CHO CÁC BỆNH VIỆN.
.
"Làm phẳng đường cong" được đề cập đến ở đây chính là trì hoãn và giảm thấp đỉnh dịch xuống dưới mức mà hệ thống y tế có thể đáp ứng. Nếu để virus lây lan một cách tự nhiên, hệ thống chăm sóc sức khỏe của mọi quốc gia, ngay cả Hoa Kỳ cũng có thể bị quá tải khi các phòng cấp cứu và bệnh viện sẽ tràn ngập các bệnh nhân suy hô hấp vì Covid-19.
Trì hoãn đỉnh dịch cũng có thể giúp cầm cự cho tới khi chúng ta có được một loại vắc-xin để đối phó với Covid-19.
Ngược lại, để virus lan truyền một cách tự nhiên và mạnh mẽ trong cộng đồng mặc dù có thể tạo miễn dịch cộng đồng và khiến virus biến mất nhanh chóng, tuy nhiên, nó sẽ gây quá tải cho hệ thống y tế của chúng ta vì sẽ có nhiều người bệnh hơn, nhiều ca bệnh nặng hơn và chắc chắn là nhiều ca tử vong hơn.
MIỄN DỊCH BẦY ĐÀN (HERD IMMUNITY): VIỆT NAM SẼ KO BAO GIỜ LÀM
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long chính thức bác bỏ thông tin rộ lên vài ngày qua về việc giảm can thiệp, kiểm soát để virus lan truyền tự nhiên nhằm tạo miễn dịch nhanh trong cộng đồng.
“Việt Nam không thể làm như thế vì tiềm lực không đủ để ứng phó khi số người nhiễm bệnh tăng cao. Đặc biệt, với nhóm người sức khỏe yếu, người cao tuổi cũng không thể đủ sức chống đỡ khi Việt Nam không có nhiều viện dưỡng lão, gia đình nào cũng có người già, người trẻ cùng chung sống”, Thứ trưởng Long giải thích.
Ông nhấn mạnh chỉ có kiểm soát để làm chậm quá trình lây lan, phát tán của dịch mới là giải pháp tốt và giúp chống dịch thành công.