📖
Trong quan hệ công việc đừng bao giơ lăn tăn với từ "nịnh"! Nó là kỹ năng sống mà nhiều khi có người cả đời không thể ngộ ra để rồi "than trời, oán người".
Các bạn trẻ mới đi làm hoặc đã đi làm vài năm, cho dù các bạn có "kiến thức - trình độ" cao bao nhiêu đi chăng nữa, các bạn cũng nên mỗi ngày dành vài chục phút suy nghĩ là: Tại sao người ta lại được "sếp tin tưởng" hay là tại sao người ta lại được "làm sếp".
Các bạn có là 'rồng" đi chăng nữa, nhưng không ai cho các bạn "bầu trời" để bay hay "đại dương" để vẫy vùng thì các bạn cũng chỉ là con rồng đá nằm ở đình, chùa, miếu mà thôi.
Thời nay đừng mong chờ hành động "tam cố thảo lư" như thời xưa, vì người tài giống bạn hoặc "gần giống bạn" đầy ra đó và quan trọng hơn là họ có "kỹ năng mềm về cách sống", sếp dùng họ "thuận tay" hơn nhiều, nên sẽ được sếp trọng dụng.
Ông bà ta có nói rồi: "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài." Còn sếp họ nghiên cứu rất kỹ câu: Dụng nhân như dụng mộc.
Hơn nữa, ai đã lên "sếp" rồi thì chẳng ai là người "dở hay đơn giản" cả.
📖
Cách thứ 1: Hoàn toàn trung thành
Vì hễ bạn được xem như một nhân vật hoàn toàn trung thành với một ông sếp nào rồi thì đi đâu sếp cũng kéo bạn theo, vì thử hỏi sếp sẽ kiếm đâu ra người trung thành như bạn! Thông thường sự nghiệp của những người có chức vụ lớn được xây dựng trên nền tảng sự quý trọng của cấp dưới. Sách tử vi gọi cấp dưới là "tả hữu" (tả phù hữu bật).
Đến khi ông sếp lên chức và trở thành sếp lớn, chẳng chóng thì chày, bạn cũng lên theo, ít nhất cũng sẽ trở thành sếp nhỏ. Sau này khi ông ấy lên làm Chủ tịch thì bạn sẽ cầm chắc một chức Phó tổng, thậm chí cả chức Tổng Giám đốc nếu khả năng của bạn cho phép. Triết lý xưa thường khuyên phải thật trung thành với một nhân vật có tương lai xán lạn, rồi cứ thế đeo theo.
Tục ngữ bên Pháp còn gọi nhân vật tương lai này là "con ngựa bạn sẽ cưỡi cả đời" nếu bạn trung thành với họ. Trong trường hợp hi hữu này thì bạn cứ yên tâm, không bao giờ bạn phải nhọc nhằn thương thuyết lương bổng hoặc chức vụ nữa. Người ta đã yêu mến, quý trọng bạn thì hãy biết điều, đừng đòi hỏi, cứ nhẫn nại phụ tá cho họ. Rồi đến ngày lành tháng tốt, bạn cũng sẽ lên làm Chủ tịch với lương khủng.
Tôi xin bàn thêm là âm dương ngũ hành có ảnh hưởng thực sự đến mối thân thiện giữa người với người. Khi bạn là Tổng Giám đốc, mạng Thổ chẳng hạn, thì không gì bằng có các phụ tá mạng Hỏa, rất vượng cho bạn. Mạng Hỏa rất thích ủng hộ mạng Thổ một cách khó lý giải. Nếu bạn cứ theo vòng âm dương ngũ hành thì bạn sẽ dễ suy ra người phải chọn để cộng tác: Kim - Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ. Bạn cứ đi theo chiều này để chắc rằng mạng trước sẽ che chở và ủng hộ mạng sau...
Tôi đã quản lý nhân viên bên Tây Âu bằng cách này. Dù chưa bao giờ tôi để lộ ra, nhưng tôi đã đạt được nhiều kết quả tốt về nhân sự.
Cách thứ 2: Học thuộc bài của sếp
Ngoài bí kíp trung thành, một trong những cách khác chính là hiểu sếp ví dụ như khi sếp trực tiếp của bạn đi vắng ít lâu: Nên học thuộc bài của sếp. thế nào sếp trên cùng sẽ có lúc gọi đến bạn khi thấy sếp của bạn không ở trong công ty.
"Nếu vào đúng thời điểm đó bạn tỏ ra nhanh nhẹn, có óc bao quát, đảm đang, lý luận đanh thép và có giải pháp cho mọi hồ sơ thì quá tốt! Tôi đánh cá với bạn là sếp trên sẽ ấn tượng, thấy người dưới gì mà chất lượng lại cao thế. Chẳng mấy lâu sau bạn sẽ không ngạc nhiên vì được bổ nhiệm chức vụ cao hơn.",
Tuy nhiên cần chú ý bạn nên nhớ một điều là phải báo cáo cho sếp trực tiếp của bạn, bằng không ông này có thể đâm ghen bóng ghen gió, và hễ họ điên người lên rồi thì họ sẽ sát phạt bạn. Ông sếp trực tiếp sẽ không trách bạn có mặt khi sếp lớn gọi. Ông ấy còn hãnh diện có trong hàng ngũ một người biến báo nữa là đằng khác... Nhưng ông ấy sẽ không tha thứ nếu bạn thiếu khiêm tốn.
"Ở đây tôi có lời khuyên các bạn trẻ nóng ruột muốn lên chức nhanh khi vào đời nghề nghiệp. Ai chẳng muốn thế! Có nhiều người cứ tưởng làm việc chăm chỉ, ngoan ngoãn, kỷ luật thì ngày lên chức sẽ tới. Điều này không hẳn sai. Tuy nhiên, những người này quên mất rằng ngoài đời, giỏi là một chuyện, được thương và cho cơ hội lại là một chuyện khác. Người khôn khéo sẽ tóm bắt được nhiều cơ hội hơn. Khôn khéo không có nghĩa là mưu mô. Nhưng năng động và đầy óc sáng tạo sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn là người "ngồi ì" đợi đến lượt mình.
Tuy nhiên bạn cũng cần nhớ rằng con người nhìn nhau với đôi mắt phần lớn là chủ quan. Khó lòng khách quan lắm! Mà hễ chủ quan thì khó tưởng tượng được sự chủ quan có thể đi xa tới mức nào. Thế nên chuyện hôm nay được sếp yêu thương hôm khác bị ghẻ lạnh là chuyện bình thường.
📖
KỸ NĂNG KHEN CHÊ SẾP
Kỹ năng khen chê đóng vai trò quan trọng trong công cuộc nịnh sếp , không chỉ giúp bạn tạo dựng mối quan hệ mà còn được SẾP yêu quý, nhưng rất ít người quan tâm đến việc khen, chê như thế nào cho tốt nhất và hợp lý nhất.
1. Bí quyết đầu tiên trong kỹ năng khen chê tốt: Chọn thời điểm thích hợp
Không nên phê bình người khác khi đang tức giận, nó có thể khiến bạn khó tránh khỏi những lời mắng nhiếc nặng nề. Bạn cũng không nên phê bình họ trước mặt nhiều người vì như vậy, họ sẽ nghĩ bạn đang cố tình làm nhục họ.
Không ai có thể chịu đựng nổi những lời phê bình khi họ đang buồn phiền hoặc mệt mỏi. Thời điểm thích hợp nhất sẽ là lúc họ đang có tâm trạng tốt.
Như tác giả Adrian Gostick và Chester Elton từng nói trong cuốn sách “Câu chuyện nhà quản lý cà rốt và nghệ thuật khen thưởng” rằng “Khen thưởng là cơ sở để tạo dựng một lực lượng lao động có năng suất cao và tinh thần làm việc hăng hái, thậm chí nó còn tạo ra những nhà quản lý xuất sắc”.
Khen cũng cần phải đúng lúc, kịp thời, không nên đụng đâu khen đó, nếu không sẽ thành xu nịnh, tâng bốc.
.
2. Khách quan trong việc khen, chê
Để khen, chê ai đó bạn phải quan sát, đánh giá họ qua nhiều mặt, tìm hiểu các yếu tố tác động bên ngoài… Không nên vị kỷ, thiên vị, ỷ lại vào vị thếhơn người khác mà khen, chê không đúng người, đúng việc.
.
3. Công khai tin tốt, nói riêng tin xấu
Trước mặt nhiều người, ai cũng thích mình được khen hơn là bị chê trách. Chỉ cần những câu nói đơn giản như: Hãy cho anh ấy một tràng pháo tay hay anh ấy đã làm việc rất chăm chỉ trong thời gian qua… sẽ làm cho người khác có thêm tự tin và động lực hơn rất nhiều.
Khi bắt gặp lỗi của ai đó, bạn phải giữ bình tĩnh, gặp riêng để bàn luận, tránh nóng vội mà nói trước mặt nhiều người sẽ làm cho họ bị tổn thương và có thể gây ra hiềm khích không đáng có.
.
4. Biết quan tâm, chú ý đến những điểm tốt của người khác
Cố gắng học cách khen người khác thông qua việc quan sát, tìm ra những điểm nổi bật mà họ có. Ví dụ như: khi bạn thấy nhân viên của mình thường xuyên đi làm sớm, bạn có thể hỏi họ bí quyết và học hỏi theo. Điều đó sẽ giúp họ có thêm động lực đấy.
.
5. Chú ý đến thứ tự trong kỹ năng khen chê: Khen trước, chê sau
Khi xem các chương trình truyền hình, bạn thường thấy ban giám khảo luôn dành những lời khen lúc đầu, rồi mới nhận xét những mặt hạn chế của thí sinh như: “Giọng của em rất cao và sáng. Tuy nhiên, có một số chỗ còn bị lỗi nhịp”.
Khi đó, lời khen làm cho người nghe thấy được mặt tích cực của bản thân, khả năng được công nhận, còn lời phê bình sẽ trở nên nên nhẹ nhàng, người nghe dễ chấp nhận và thuyết phục hơn rất nhiều.
.
6. Biết cách đồng cảm là kỹ năng khen chê quan trọng nhất
Biết cách đồng cảm và chia sẻ với người khác, đặt mình vào trong tình huống của họ để xem xét, ứng xử sao cho hợp lý. Nếu bạn gặp một người không tự tin, bạn cần động viên và khen những điểm mạnh mà bạn ấy có. Khen ở đây phải đúng sự thật chứ không phải bịa ra để tránh làm cho họ nghĩ bạn đang nói dối hay chửi khéo họ.
Chê cũng vậy, bạn phải hiểu tại sao họ lại làm sai chuyện đó, biết rõ nguyên nhân rồi mới đưa ra cách giải quyết. Khi bạn của bạn tới trễ vì lý do kẹt xe, và bạn hiểu được tình huống đó thì bạn có thể nói: “Vào giờ cao điểm thế này, tôi cũng hay bị trễ lắm, nhưng lần sau nên dậy sớm một chút, bạn sẽ không bị trễ nữa đâu”.