💬 về sự thiếu vắng hàng hải
Trong quyển “Người Việt cao quý” của Hồng Phúc (bản in trước 1975) có bàn về vấn đề này dưới góc nhìn của một người Pháp sống ở Việt Nam non 20 năm. Ngoài ra, theo em, Việt Nam là hạ nguồn của các dòng sông lớn nên lãnh thổ bị cô lập bởi các dòng sông khiến việc đi lại không thuận lợi như trên thảo nguyên như các nước bạn. Hơn nữa, từ khi di cư khỏi Phi Châu cuối kỷ băng hà và bị kẹt lại ở Đông Nam Á khi nước biển dâng lại, thì người Việt được may mắn ở một nơi rất thuận lợi cho nông nghiệp, khí hậu ôn hoà, nên chẳng cần du mục để sinh tồn như một số nước có mùa đông khắc nghiệt. Trong sách Lược sử loài người, tại sao Phương tây vượt trội, nguồn gốc văn minh đề nói về những điều trên. (Nam Nguyen Hoai )
💬 về Khổng giáo
Khi Khổng Tử còn sống, Đạo của ông ấy không được vị vua nào dùng cả (vì thời đó các vị vua cần kẻ hiến mưu mẹo). Sau này khi thống nhất Trung Hoa tầng lớp cai trị mới cần một cái thuyết để yên dân, thì học thuyết của Khổng Tử mới được dụng, và người ta tôn ông ấy làm Thánh để người dân thêm tin vào học thuyết ấy. Còn tư tưởng của Trang Tử cũng đả phá những thứ lễ nghĩa như thầy nói, nhưng nó không có ích cho nhà nước pháp trị nên không được phổ biến (Nam Nguyen Hoai )
Tôi viết loạt bài này không phải để chê bai hoặc coi thường người Việt Nam mà tôi muốn chúng ta nhìn thẳng vào sự thật về tính cách của dân tộc Việt Nam và hiểu rằng chúng ta chưa bao giờ là một dân tộc mạnh. Lòng yêu nước đúng đắn phải dựa trên sự hiểu biết nghiêm túc cái đúng cái sai, cái hay cái dở của dân tộc mình. Mọi sự ảo tưởng sức mạnh hoặc tự hào dân tộc cực đoan đều không thể chấn hưng đất nước mà ngược lại còn kéo đất nước vào vũng tối lạc hậu và nghèo nàn.
Nếu bạn đã từng tiếp xúc với nhiều người đến từ các nền văn hóa hoặc quốc tịch khác nhau, bạn sẽ thấy được rằng đa phần người Việt Nam có lối tư duy khá hời hợt, thiếu chiều sâu. Không kể đến những người thuộc tầng lớp lao động bình dân ít học, những người được xem là trí thức có trình độ đại học trở lên cũng rất nông cạn hời hợt nếu xét với những người cùng tầng lớp ở những dân tộc khác. Đừng vội nổi nóng hay tự ái khi tôi nhận xét như vậy. Hãy đọc kỹ bài viết dưới đây để xem mình có những đặc điểm của một người hời hợt hay không nhé?
Mười hai đặc điểm của một người hời hợt:
1. Có hiểu biết nông cạn và sơ sài về một vấn đề:
Các bạn trẻ bây giờ hiếm có ai hiểu một cách thấu đáo về một vấn đề nào. Tôi nhiều lần cảm thấy rất bất ngờ vì có những kiến thức tưởng chừng rất phổ thông, rất cơ bản các bạn đều không biết hoặc hiểu biết rất sơ sài. Nếu bị bắt buộc phải tìm hiểu thì các bạn trẻ thường làm qua loa cho có, chứ không hề đào sâu vào. Họ thường có khuynh hướng chọn những gì ngắn gọn và sợ đọc dài. Chính vì tính hời hợt qua loa này mà rất nhiều người chỉ cần đọc tiêu đề của một bài báo thôi đã vào phán như mình hiểu hết mọi chuyện.
2. Không có hứng thú hoặc sự tò mò đối với kiến thức mới lạ:
2. Không có hứng thú hoặc sự tò mò đối với kiến thức mới lạ:
Kiến thức là vô hạn nên chúng ta chỉ có thể biết nhiều hoặc biết ít chứ không thể nào biết hết được mọi việc. Tuy nhiên con người chỉ học được và tiến bộ khi có sự tò mò và hứng thú với những điều chưa biết. Khi con người trở nên thờ ơ và không hề có đam mê với kiến thức thì việc học chỉ đơn thuần là nhai lại những gì mà người khác cho mình chứ không có sự tìm tòi học hỏi. Các bạn học sinh sinh viên ngày nay dường như thiếu hẳn niềm đam mê với kiến thức. Tôi thường chia sẻ cách học tiếng Anh của mình lúc trẻ là luôn tò mò với những gì có tiếng Anh mà tôi bắt gặp ở bất cứ nơi đâu: một câu slogan trên bảng quảng cáo, một bao bì sản phẩm, một hướng dẫn bằng tiếng Anh ở nơi công cộng… nhưng hầu như rất ít học viên của tôi chịu để ý đến những điều này. Mỗi ngày tôi đều đọc rất nhiều về nhiều đề tài để tự nâng cao kiến thức của mình mà vẫn thấy mình còn quá nhiều điều chưa biết và muốn tìm hiểu.
3 . Lười suy luận, không thích thử thách:
3 . Lười suy luận, không thích thử thách:
Khi phải đối diện với những vấn đề hóc búa cần suy luận nghiêm túc, phần lớn các bạn học viên của tôi thường đưa ra một câu trả lời ngẫu nhiên theo kiểu ăn may rồi chờ câu trả lời của tôi để ghi chép lại. Nhiều bạn luôn chuẩn bị câu trả lời: “Em không biết!” mỗi lẫn được hỏi tới như một phản xạ vô điều kiện bất kể câu hỏi đó dễ hay khó. Nhiều lúc tôi phải nửa đùa nửa thật nói rằng bạn không sợ lương tâm mình cắn rứt khi trả lời tôi rằng “em không biết” một cách nhanh chóng và dứt khoát như thế. Lười suy nghĩ là một thói quen giết chết khả năng tư duy của con người và biến họ thành những kẻ chỉ biết nghe lời người khác bất kể đúng sai.
4. Không có khả năng kết nối và tổng hợp thông tin:
4. Không có khả năng kết nối và tổng hợp thông tin:
Những người hời hợt thường chỉ nhìn thấy những thứ nổi trên bề mặt mà ít khi nào chịu khó đào sâu vào những tầng dưới của một vấn đề. Chính vì vậy họ thường không nhận thức được những ẩn ý bên trong, không thấy được mối liên hệ giữa những vấn đề có liên quan, không áp dụng được những kiến thức cũ đã học vào thực tế và cũng không có khả năng khái quát hóa những điều cụ thể để rút ra một khái niệm chung. Ngược lại, khi học một khái niệm mang tính chất trừu tượng, họ không có khả năng tự mình liên tưởng đến những ví dụ cụ thể liên quan đến khái niệm đó. Nói một cách khác, những người hời hợt học một biết một, học hai biết hai chứ hiếm khi tự mình liên kết hay tổng hợp những kiến thức rời rạc đã học được.
5. Tranh luận theo cảm tính, ít khi thấy được tính logic của vấn đề:
5. Tranh luận theo cảm tính, ít khi thấy được tính logic của vấn đề:
Thật đáng buồn là hầu hết các bạn sinh viên, thậm chí thạc sĩ hoặc đã ra đi làm đều không có khả năng trình bày hoặc lý giải vấn đề một cách có logic. Chính vì lười suy nghĩ và lười tra cứu tìm tòi, những luận điểm các bạn đưa ra thường rất ngây ngô, thiếu thực tế và đầy cảm tính như kiểu tư duy của các em học sinh tiểu học. Những lý do đưa ra thường rời rạc chắp vá, kiểu bất chợt nghĩ tới cái gì thì nói cái đó chứ không hề có sự sắp xếp hoặc liên kết chúng với nhau theo một thứ tự hợp lý. Nhiều lúc tôi tự hỏi những năm tháng học đại học đã dạy được cho sinh viên Việt Nam những kỹ năng gì hay thực sự đã giết chết những kỹ năng quan trọng nhất của một sinh viên?
6. Sợ nói đến những chủ đề “nhạy cảm”:
6. Sợ nói đến những chủ đề “nhạy cảm”:
Có rất nhiều bạn “trí thức trẻ” (tạm gọi là thế nếu chỉ dựa vào trình độ học vấn) rất ngại đụng chạm đến những vấn đề nghiêm túc hoặc nhạy cảm như kinh tế, chính trị, lịch sử, khoa học… vì những đề tài này rất nhức đầu. Có người còn rất tự hào khi tuyên bố mình không thích nói về chính trị hoặc quan tâm đến những chuyện “không phải của mình” mà chỉ quan tâm tới những gì liên quan tới công việc hiện tại là đủ. Nếu bạn chú ý nghe những câu chuyện của các cô cậu sinh viên thì mới thấy thế giới quan của họ thực sự nhỏ hẹp một cách đáng lo ngại. Câu chuyện của họ xoay quanh những việc chơi game, cua gái, cua trai, ăn gì, chơi đâu...thì không có gì nghiêm túc cả. Gần đây có một bạn trình độ thạc sĩ hỏi tôi BOT là cái gì, em nghe người ta nói man mán nhưng không hiểu lắm. Tôi hỏi nếu vậy tại sao em không tự mình tìm hiểu. Bạn đó cười cười không nói gì và tôi cũng không chắc là bạn có về tìm hiểu không nữa?
7. Thích theo những trào lưu mới nổi nhưng không bền:
7. Thích theo những trào lưu mới nổi nhưng không bền:
Hễ có trào lưu nào mới, bất kể là có ý nghĩa hay không thì những bạn trẻ đều theo một cách hăng say nhưng chỉ cần vài tuần khi có trend mới hơn thì họ lại chạy theo trend mới. Đây không phải là sự tò mò cầu tiến mà chỉ đơn thuần là sự hời hợt ham vui bên ngoài, cái gì hot, cái gì dễ thì mình theo nhưng nhanh chóng vứt bỏ nó để đi tìm một món đồ chơi mới vui hơn, lạ hơn. Còn cái gì cần phải tốn nhiều thời gian để tìm hiểu thì chắc chắn sẽ không có phần của các bạn. Điều này sẽ giết chết sự kiên nhẫn và lòng đam mê đối với một điều gì đó nghiêm túc, những đức tính rất cần thiết cho sự thành công lâu bền.
8. Tin theo những gì hợp ý mình bất kể tính xác thực :
8. Tin theo những gì hợp ý mình bất kể tính xác thực :
Khái niệm tìm hiểu thông tin đa chiều để kiểm chứng tính xác thực của thông tin mình nhận được dường như không hề tồn tại đối với rất nhiều người Việt Nam. Điển hình là trên facebook, rất nhiều người share hoặc viết những status mà chỉ cần đọc sơ qua là biết là fake news nhưng họ share bởi vì họ thích nội dung đó. Khi được nhắc nhở, có nhiều người tìm mọi cách cãi chày cãi cối hoặc công kích cá nhân để bảo vệ sự thiếu hiểu biết của mình. Chia sẻ thông tin là một điều tốt, nhưng chỉ chia sẻ những gì hợp ý mình mà thiếu kiểm chứng tính xác thực hoặc không đọc kỹ để tìm ra những điểm ngụy biện hoặc vô lý chứng tỏ sự hời hợt và lười tư duy của người chia sẻ.
9. Khả năng sử dụng ngôn ngữ kém:
9. Khả năng sử dụng ngôn ngữ kém:
Muốn đánh giá khả năng tư duy của một người, hãy quan sát cách họ sử dụng ngôn ngữ nói và viết vì ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu rõ nét nhất của tư duy. Những người sâu sắc là những người có khuynh hướng sử dụng từ ngữ chính xác, cấu trúc câu gãy gọn và các thức biểu đạt hợp lý. Vì họ chú trọng đến hiệu quả của việc truyền tải thông tin của mình đến người nghe nên khi nói hoặc viết họ sẽ tìm cách để đối phương hiểu được thông điệp một cách rõ ràng, cụ thể và đúng đắn nhất. Họ không nói thừa và cũng không nói thiếu, không dùng những từ ngữ dễ gây hiểu lầm hoặc khó hiểu và điều chỉnh giọng nói của mình về âm lượng cũng như biểu cảm hợp lý. Khi viết họ sẽ chú ý đến cấu trúc câu, lỗi chính tả, cách sử dụng dấu câu, cách viết hoa và hiếm khi viết tắt. Ngược lại những người hời hợt thường không chú ý đến hiệu quả của việc truyền tải thông tin qua kênh nói và viết. Họ thường có khuynh hướng nói tắt nói gọn và hy vọng người nghe phải hiểu những gì mình không nói hoặc nói dài dòng lê thê những điều không quan trọng. Khi buộc phải phát biểu ý kiến, họ thường nói một cách miễn cưỡng, không đầu không đuôi với âm lượng chỉ đủ cho bản thân họ nghe khiến cho người đối thoại phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần hoặc đặt ra nhiều câu hỏi gợi ý nếu muốn nghe được câu trả lời hoàn chính. Khi viết, những người hời hợt thường viết sai chính tả những từ đơn giản, chấm phẩy hoặc viết hoa tùy tiện và thường hay viết tắt theo thói quen của mình.
10. Kém ngoại ngữ:
10. Kém ngoại ngữ:
Để học tốt một ngoại ngữ, bạn không thể hời hợt qua loa vì mỗi ngôn ngữ đều chứa đựng một logic riêng của nó. Học ngôn ngữ không đơn thuần là học thuộc mẫu câu, từ vựng hoặc công thức rồi lặp lại như cái máy mà phải học cách tư duy của ngôn ngữ đó. Tôi dạy tiếng Anh nhiều năm nên hiểu rất rõ sự qua loa và hời hợt trong cách tư duy của người Việt Nam khi học tiếng Anh. Nếu đổ lỗi hết cho chất lượng đào tạo tiếng Anh ở bậc phổ thông và đại học ở Việt Nam quá kém thì cũng không hẳn vì khi có điều kiện học nghiêm túc và hướng dẫn tận tình, đa số người Việt vẫn rất ẩu tả trong các phát âm, dùng thì, sử dụng danh từ theo số ít số nhiều….nói chung là đều là những lỗi rất đơn giản và rất dễ khắc phục nếu chịu chú ý. Có những lỗi rất cơ bản được tôi phân tích kỹ, cho rất nhiều ví dụ cụ thể nhưng sau đó thì các bạn học viên của tôi vẫn sai đúng những lỗi đó hết lần này tới lần khác. Điều này chứng tỏ rằng các bạn vẫn học tiếng Anh bằng tư duy của người Việt nên không có sự tiến bộ cho dù học rất lâu.
11. Trình độ thẩm mỹ thấp:
11. Trình độ thẩm mỹ thấp:
Để cảm nhận được những giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật như văn học, âm nhạc, hội họa, điện ảnh hoặc kịch nghệ, người thưởng thức phải có một trình độ văn hóa và một độ tinh tế nhất định. Những người hời hợt không có chiều sâu sẽ không thích những tác phẩm đòi hỏi kiến thức cũng như trình độ để có thể cảm thụ được và thường có khuynh hướng chọn những gì đơn giản dễ dãi chủ yếu là để giải trí là chính. Và chính sự dễ dãi thiếu chiều sâu của những sản phẩm giải trí đó tác động ngược lại khiến cho người xem hoặc người nghe trở nên hời hợt và cảm tính hơn. Nhạc não tình, truyện và phim ngôn tình, các gameshow truyền hình là những thứ giết chết tư duy logic của con người hiệu quả nhất vì nó chỉ đánh vào cảm xúc thuần cảm tính chứ không đòi hỏi suy luận hoặc cảm thụ sâu sắc.
12. Không có tính sáng tạo:
12. Không có tính sáng tạo:
Để sáng tạo, con người cần có một nền tảng kiến thức sâu rộng về một hoặc nhiều lĩnh vực cùng với một trí tưởng tượng phong phú. Đồng thời một người sáng tạo là một người có tinh thần cầu toàn và kiên nhẫn rất cao. Đây là những đức tính những người hời hợt thiếu chiều sâu không có vì cái gì phải mất công mất sức mà không mang lại kết quả nhanh chóng cho họ đều khiến họ nản lòng và bỏ cuộc. Sinh viên học sinh Việt Nam học giỏi chủ yếu là học vẹt và rập khuôn chứ sáng tạo thì không thể vì kiến thức các bạn học chỉ là bề nổi và sự sáng tạo thì bị bóp chết từ trong trứng nước.
Nói về nguyên nhân gây ra sự hời hợt của người Việt hiện nay, rất nhiều người nghĩ ngay rằng đây là hậu quả của một nền giáo dục tệ hại. Tôi không phủ nhận điều này vì nó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề. Tuy nhiên sẽ rất cảm tính và thiếu khách quan nếu chúng ta không truy nguyên những khía cạnh khác ảnh hưởng đến tính cách của một cộng đồng hay một dân tộc như nền tảng tư tuỏng triết học, tôn giáo, tập quán sinh hoạt, nghệ thuật và ngôn ngữ. Và quả thật là sẽ rất “hời hợt” khi tôi nói về nguyên nhân mà không đề cập đến những điều nói trên. Hôm nay tôi sẽ phân tích khía cạnh ngôn ngữ tiếng Việt vì ngôn ngữ là sản phẩm của tư duy và nó ảnh hưởng ngược lại tư duy của người sử dụng ngôn ngữ. Những vấn đề khác tôi sẽ đề cập trong những bài viết sau.
II. Sự hời hợt về ngôn ngữ
Chắc có nhiều người sẽ nổi giận thậm chí sẽ kết tội tôi là bôi nhọ tiếng Việt khi tôi nói rằng tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ khá hời hợt về mặt tư duy. Tôi là một người có thể sử dụng lưu loát tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Hoa nên tôi luôn có sự so sánh và đối chiếu về ngôn ngữ của ba thứ tiếng trên. Đó là lý do tại sao tôi nhận thấy tiếng Việt so với cả tiếng Hán lẫn tiếng Anh đều không sâu sắc bằng. Chúng ta sử dụng nhiều từ Hán Việt nhưng không biết mặt chữ tượng hình mà chỉ dựa vào âm đọc được phiên âm bằng bảng chữ cái Latin nên việc hiểu sai hiểu lầm về nghĩa từ Hán Việt là chuyện hết sức đương nhiên. Ngược lại mặc dù chữ viết của chúng ta dựa trên bảng chữ cái Latin nhưng cấu trúc văn phạm và từ vựng của chúng ta không hề thuộc về nhóm ngôn ngữ trong ngữ hệ Latin. Điều đó dẫn tới tư duy về ngôn ngữ của chúng ta sẽ không có được sự logic cao như những ngôn ngữ sử dụng ngữ hệ Latin của Châu Âu.
Như các bạn đã biết, chữ viết Việt Nam mà chúng ta đang dùng hay còn gọi là chữ quốc ngữ là một hình thức mà các giáo sĩ Bồ Đào Nha thế kỷ thứ 17 dùng để ký âm lại tiếng nói của người Việt bằng những mẫu tự trong bảng chữ cái tiếng Latin vì chữ Hán và chữ Nôm là một trở ngại lớn trong việc ghi chép và giảng Kinh Thánh. Điểm thuận lợi của chữ viết Latin là người học có thể ráp vần và phát âm những kí tự được ghép với nhau (chữ tượng thanh). Tuy nhiên điều bất cập của bản chữ cái tiếng Việt là chỉ thể hiện cách phát âm của một từ chứ không thể diễn tả được nghĩa của từ đó. Chữ Hán và chữ Nôm trước đó vốn là chữ tượng hình, mỗi ký hiệu sẽ có một ý nghĩa riêng của nó và khi ghép lại với nhau sẽ bổ sung cho nhau về mặt ngữ nghĩa. Do đó, sẽ có rất nhiều chữ viết hoàn toàn khác nhau và mang ý nghĩa khác nhau nhưng lại được đọc giống nhau. Tôi lấy một ví dụ là khi nói chữ “phong”, phần lớn người Việt đều sẽ nghĩ tới “gió”. Nhưng trong tiếng Hán Việt, có rất nhiều từ đọc là “phong” nhưng nghĩa và cách viết bằng Hán tự hoàn toàn khác nhau ví dụ như “phong” là “dán lại” trong từ “phong tỏa” hoặc “niêm phong”,”phong “ có nghĩa là “đầy đặn” trong từ “phong phú”, “phong” là “ban thưởng” như trong từ “sắc phong” hoặc “phong tước”, “phong” cũng có thể là “mũi nhọn” như trong tên của thủ lĩnh phong trào Dù Vàng Hong Kong “Hoàng Chi Phong”, “phong” cũng có thể là “con ong” (hoàng phong), “phong” có thể là “bệnh hủi”, “phong” cũng có nghĩa là “bị điên”, hay chữ “phong” trong tên của con tôi có nghĩa là “đỉnh núi” hoặc “phong” cũng có thể là “cây phong”. Nếu chỉ dựa trên âm đọc của mà không hiểu được cách viết chúng ta sẽ rất dễ dàng hiểu nhầm nghĩa của một từ.
Rất nhiều lần tôi đã giải nghĩa cho bạn bè hoặc người thân hiểu rằng tên của con tôi không phải là “gió” mà là “đỉnh núi”. Đặt tên con là “Chính Phong” tôi mong muốn con mình lớn lên chính trực và hiên ngang như một đỉnh núi, không liên quan gì tới gió mây ở đây cả. Cũng nhiều lần tôi đọc những bài viết ca ngợi Hoàng Chi Phong và người viết ví von rằng “cậu thanh niên này là một làn gió mới mang đến dân chủ cho Hong Kong” và sự ví von này hoàn toàn sai vì chữ “phong” trong tên của Joshua Wong trong tiếng Hán có nghĩa là “mũi nhọn”. Điều này tạo nên một sự hời hợt trong tư duy của người Việt, nhất là khi dùng từ Hán Việt vì chỉ biết âm đọc nhưng không biết cách viết nên rất dễ dàng mặc định âm đọc đó với một nghĩa mà mình biết bất chấp nghĩa đó đúng hay sai.
Có một lần tôi đọc trên facebook của một người dịch câu thơ “hoàng phong luyến hoa tâm” là “gió vàng vương vấn nhụy hoa” và tôi góp ý trong comment rằng “hoàng phong” theo tôi nghĩ là “ong vàng” chứ không phải “gió vàng” vì hình ảnh con ong vàng bay quanh nhụy hoa hút mật hợp lý hơn là “gió vàng”. Vì không có bản gốc chữ Hán mà chỉ có bản phiên âm Hán Việt nên rất khó có thể nói là tôi đúng hay người bạn đó đúng. Bạn thử nghĩ nếu những người dịch hoặc giảng giải từ Hán Việt có trình độ kém và lười tra cứu thì sẽ có rất nhiều trường hợp bị hiểu sai, bóp méo nghĩa hoặc thậm chí là dịch vô nghĩa.
Một vấn đề nữa là nếu chỉ dựa vào cách phát âm, nghĩa của từ Hán Việt và từ thuần Việt sẽ dễ bị nhầm lẫn. Ví dụ từ “xán lạn” một từ ghép tiếng Hán hay được viết nhầm thành “sáng lạn” . Trong tiếng Hán “xán” có nghĩa là “rực rỡ, chói lọi” kết hợp với chữ “lạn” cũng là từ tiếng Hán có nghĩa là “ánh sáng của kim loại”. Còn “sáng” trong tiếng Hán có nghĩa là “chế tạo ra” (ví dụ như “sáng tạo”, “sáng kiến”, “sáng thế”). Nếu ghép vào chữ “lạn” thành “sáng lạn” thì cụm từ này vô nghĩa. Còn nếu ghép nghĩa thuần việt của từ “sáng” vào trong từ này thì càng không hợp lý vì một từ thuần Việt không thể ghép vào một từ Hán Việt như thế được. Cũng như từ “yếu điểm” hay bị hiểu lầm là “điểm yếu” thay vì “điểm quan trọng” (chữ “yếu” trong tiếng Hán Việt có nghĩa là quan trọng như “trọng yếu”, “thiết yếu”, “tất yếu”). Còn nếu muốn nói là “điểm yếu” theo trật tự Hán Việt thì phải nói là “nhược điểm”. Một số từ để cho đọc thuận miệng đã bị đảo thứ tự lại thành ra sai nghĩa như “thủy chung” thường bị nói thành “chung thủy”. Đây là một cách nói sai hoàn toàn vì “thủy” có nghĩa là “bắt đầu” (thủy tổ, nguyên thủy) còn “chung” là “kết thúc” (chung kết, chung thân). “Thủy chung” có nghĩa là từ đầu tới cuối, còn nếu nói “chung thủy” thì có nghĩa là “từ cuối lên đầu”.
Thật lòng mà nói, bài viết này của tôi không có ý đổ tội cho việc Latin hóa chữ Việt nhưng chữ viết hiện đại của chúng ta chỉ phiên âm chứ không thể hiện được nghĩa từ và không phải ai cũng điều kiện để tìm hiểu hoặc truy nguyên gốc từ Hán Việt nên việc dùng nhầm, dùng sai, ngộ nhận đã góp phần không nhỏ ảnh hưởng đến cách tư duy của chúng ta trong ngôn ngữ. Đó là chưa kể sau này khi những kẻ dốt nát thất học lên “cải cách” ngôn ngữ và giáo dục, sự hời hợt và nông cạn thể hiện rất rõ trong việc sử dụng từ ngữ. Những danh từ như “chất lượng”, “cá tính”, “ngoại hình” đều bị dùng như một tính từ. “Cá tính” nếu hiểu đúng nghĩa là tính cách riêng của một người nên cho dù bạn là người mạnh mẽ hay yếu đuối, nhu nhược hay quyết đoán thì bạn đều là người có cá tính, chỉ có điều là cá tính của bạn như thế nào mà thôi. Tương tự, một vật dù tốt hay xấu đều có “chất lượng” chứ không thể nào không có chất lượng. Mỗi lần tôi đi ngang những nơi đăng bản tuyển nhân viên nữ “có ngoại hình” tôi lại vừa cảm thấy buồn cười vừa bực mình. Đã là vật hữu hình thì ai mà chả có ngoại hình chứ có phải là ma đâu mà không có ngoại hình. Cách nói tùy tiện theo quán tính này không chỉ thể hiện trong lời ăn tiếng nói hằng ngày mà còn xuất hiện trong rất nhiều văn bản viết vốn cần độ chuẩn xác cao của ngôn ngữ. Và việc sử dụng ngôn ngữ một cách tùy tiện và thiếu chuẩn xác hình thành nên một lối suy nghĩ cũng hời hợt và tùy tiện của người sử dụng nó.
Có thể bạn sẽ nói với tôi rằng ngôn ngữ luôn luôn thay đổi và những từ mượn như từ Hán Việt chẳng hạn sẽ có khuynh hướng mang ý nghĩa khác với nghĩa gốc ban đầu nên chuyện tiếng Việt dùng sai hoặc khác nghĩa với tiếng Hán Việt thì có gì to tát đâu. Điều này đúng là không quan trọng lắm cho tới khi bạn áp dụng cách tư duy trong tiếng Việt vào trong việc học một ngôn ngữ khác có tính logic cao như tiếng Anh chẳng hạn, bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối phiền hà trong việc diễn đạt vì ngôn ngữ đó không chấp nhận cách tư duy phiến diện. Ví dụ nếu tôi dịch câu “dịch vụ ở đây chất lượng lắm” sang tiếng Anh theo kiểu “the service here is very quality” thì không ai hiểu tôi nói gì cả vì câu này sai cả về ngữ pháp (phó từ “very” không thể bổ nghĩa cho “quality” là danh từ, còn “quality” không thể đứng ở vị trí tính từ) và sai về cả ngữ nghĩa (“chất lượng” (danh từ) không đồng nghĩa với “tốt” (tính từ)).
Bài viết tiếp theo tôi sẽ phân tích sự hời hợt và tùy tiện của tiếng Việt khi so sánh với tiếng Anh, một thứ ngôn ngữ được đánh giá rất cao về tính logic. Đó cũng là lý do tại sao người Việt gặp nhiều khó khăn khi học tiếng Anh vì phần lớn chúng ta không có sự logic trong tư duy ngôn ngữ.
Trước khi bắt đầu bài viết mới này, tôi muốn gửi lời cám ơn đến những bạn trên facebook đã đọc, share và góp ý cho những bài viết lần trước của tôi. Tôi luôn tôn trọng những ý kiến đóng góp từ mọi người vì nó khiến tôi và những người theo dõi hiểu thêm nhiều khía cạnh của vấn đề. Đó là một điều hết sức đáng quý. Tuy nhiên tôi cũng xin nhắc lại một số điều để các bạn có thể tranh luận đúng hướng để cho việc tranh luận có chất lượng thay vì sa đà vào tranh cãi vô ích khi “ông nói gà, bà nói vịt”:
1. Bạn nào chỉ đọc sơ vài dòng hoặc lướt qua một lần thì miễn tranh cãi theo ý kiến cảm tính của mình. Tôi viết một bài bỏ rất nhiều công sức và thời gian nên tôi không chấp nhận và hoan nghênh những người chưa đọc kỹ hiểu kỹ đã vào nói càn nói bừa. Cũng làm ơn đừng comment những câu vô duyên kiểu: “Bài dài quá, đọc mệt ghê” hay “có ai tóm tắt lại giùm tôi không?” Xin lỗi, người viết bỏ ra vài tiếng để viết còn bạn chỉ cần bỏ ra 15-20 phút để đọc mà còn lười biếng thì bạn làm ơn đi chỗ khác chơi. Chỗ này không dành cho bạn.
2. Đối với những người chưa từng quen biết tôi, chưa đọc những bài viết trước kia của tôi nếu bạn góp ý thì hãy nhớ rằng phép lịch sự tối thiểu khi vào nhà một người chưa quen biết hãy chào hỏi và nói năng cho đàng hoàng tử tế. Tôi luôn dùng kính ngữ “dạ” và thái độ khiêm cung để trả lời một người mình chưa quen biết hoặc lớn tuổi hơn mình khi họ gửi comment hoặc tin nhắn cho tôi. Có rất nhiều người tôi không cần biết trình độ hiểu biết được bao nhiêu nhưng lần đầu vào comment thái độ rất trịch thượng và láo xược, tự xem mình là bố đời. Những kẻ đó tôi sẽ block ngay chứ không giải thích hay trả lời comment.
3. Loạt bài này không có mục đích nói xấu hay chê bai tiếng Việt mà muốn chỉ ra một số điểm hạn chế về tư duy logic của tiếng Việt để chứng minh một luận điểm là “người Việt hời hợt”. Tôi tiếp cận vấn đề từ nhiều hướng để đưa ra một cái nhìn tổng quát và đa chiều theo cách nhìn của khoa học, hoàn toàn không đặt tình cảm cá nhân vào đây. Những phản biệt “tiếng Việt giàu đẹp, phong phú” hay “là người Việt thì phải biết yêu tiếng Việt” … tôi xin phép không trả lời vì nó không liên quan đến những gì tôi bàn ở đây.
4. Những phản biện không bám vào những luận điểm mà tôi đưa ra và không đưa được dẫn chứng hoặc ví dụ cụ thể tôi cũng sẽ không quan tâm. Tôi bàn về vấn đề nào, bạn hãy đưa ra luận điểm phản bác đúng vấn đề mà tôi đang nói, đừng nói tới những gì mà tôi không bàn hoặc không liên quan tới điều đang được tranh luận.
5. Đừng chụp cho tôi cái mũ là “cuồng Tây, cuồng Tàu” hoặc cứ mở miệng là chê bai Việt Nam thế này, Việt Nam thế nọ. Nếu bạn yêu nước một cách tỉnh táo và có lòng tự hào dân tộc dựa trên sự hiểu biết, bạn sẽ thấy đất nước ta hiện nay thua sút và lạc hậu rất nhiều. Và chỉ có cách nhìn vào sự thật những sai lầm yếu kém của đất nước và con người Việt Nam mà quyết tâm sửa đổi thì mới có thể cải thiện được tình hình. Sự tự tôn quá đáng hoặc ảo tưởng sức mạnh dân tộc bất chấp sự thật chỉ có thể đẩy đất nước này tới bờ vực thẳm nhanh hơn một chút thôi.
So sánh tư duy logic tiếng Việt và tiếng Anh:
Tôi là người học tiếng Anh từ nhỏ (4 tuổi đã bắt đầu), đã có một thời gian 6 năm sống ở Mỹ trong một môi trường hầu như không có người Việt và đã dạy tiếng Anh được 12 năm. Sở dĩ tôi phải nói điều này để các bạn hiểu rằng tiếng Anh đối với tôi gần như là một ngôn ngữ phổ thông chứ không phải là một ngoại ngữ. Hơn nữa, tôi học cử nhân và thạc sĩ ngành giảng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài nên tôi rất chú trọng đến tư duy bên trong của các ngôn ngữ và sự tương quan của các ngôn ngữ với nhau. Điều này rất quan trọng đối với tôi vì nó giúp tôi hiểu được những vấn đề sau đây:
1. Tại sao người Việt bỏ rất nhiều thời gian để học tiếng Anh nhưng hiệu quả thực tế lại rất thấp?
2. Tại sao có những khái niệm rất đơn giản trong tiếng Anh nhưng rất khó giải thích trong tiếng Việt và ngược lại?
3. Tại sao nhiều người được xem là giỏi tiếng Anh ở Việt Nam vẫn mắc những lỗi rất cơ bản về dịch thuật?
4. Tại sao người Việt Nam ít khi chịu đọc thêm tài liệu hoặc thông tin bằng tiếng Anh để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và đa chiều hơn?
Những vấn đề nói trên có thể sẽ không quan trọng với bạn nếu bạn chỉ là người học tiếng Anh ở mức độ giao tiếp, nhưng đối với một người nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ đồng thời nghiên cứu về tâm lý học, chúng làm tôi mất ăn mất ngủ vì tôi muốn tìm cách để giúp các học viên của tôi tiếp cận tiếng Anh một cách logic và hiệu quả nhất.
Để sử dụng tốt một ngôn ngữ, bạn phải hiểu rõ được tư duy logic của ngôn ngữ đó trong việc sử dụng văn phạm, cấu trúc ngữ pháp, từ vựng và cả phát âm. Nếu không làm được điều đó thì việc giảng dạy hoặc học tập một ngôn ngữ chỉ có thể dừng ở mức độ học thuộc lòng để đối phó chứ không thể đạt được sự thông thạo.
Khi tiếng Anh là một ngôn ngữ mang tính chất giao tiếp quốc tế và người Việt Nam trên lý thuyết bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc để học tiếng Anh cả trong chương trình chính quy và ngoại khóa mà kết quả vẫn rất tệ, theo tôi đó là một sự lãng phí rất lớn. Không thông thạo được tiếng Anh, bạn chẳng những mất rất nhiều cơ hội trong công việc và học tập mà nó còn là một chướng ngại vật cực kỳ to lớn để tiếp nhận thông tin đa chiều cũng như kiến thức của nhân loại: cánh cửa dẫn tới tự do dân chủ.
1. Từ vựng tiếng Anh mô tả khái niệm chuẩn xác hơn tiếng Việt rất nhiều:
Nói về nguyên nhân gây ra sự hời hợt của người Việt hiện nay, rất nhiều người nghĩ ngay rằng đây là hậu quả của một nền giáo dục tệ hại. Tôi không phủ nhận điều này vì nó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề. Tuy nhiên sẽ rất cảm tính và thiếu khách quan nếu chúng ta không truy nguyên những khía cạnh khác ảnh hưởng đến tính cách của một cộng đồng hay một dân tộc như nền tảng tư tuỏng triết học, tôn giáo, tập quán sinh hoạt, nghệ thuật và ngôn ngữ. Và quả thật là sẽ rất “hời hợt” khi tôi nói về nguyên nhân mà không đề cập đến những điều nói trên. Hôm nay tôi sẽ phân tích khía cạnh ngôn ngữ tiếng Việt vì ngôn ngữ là sản phẩm của tư duy và nó ảnh hưởng ngược lại tư duy của người sử dụng ngôn ngữ. Những vấn đề khác tôi sẽ đề cập trong những bài viết sau.
II. Sự hời hợt về ngôn ngữ
Chắc có nhiều người sẽ nổi giận thậm chí sẽ kết tội tôi là bôi nhọ tiếng Việt khi tôi nói rằng tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ khá hời hợt về mặt tư duy. Tôi là một người có thể sử dụng lưu loát tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Hoa nên tôi luôn có sự so sánh và đối chiếu về ngôn ngữ của ba thứ tiếng trên. Đó là lý do tại sao tôi nhận thấy tiếng Việt so với cả tiếng Hán lẫn tiếng Anh đều không sâu sắc bằng. Chúng ta sử dụng nhiều từ Hán Việt nhưng không biết mặt chữ tượng hình mà chỉ dựa vào âm đọc được phiên âm bằng bảng chữ cái Latin nên việc hiểu sai hiểu lầm về nghĩa từ Hán Việt là chuyện hết sức đương nhiên. Ngược lại mặc dù chữ viết của chúng ta dựa trên bảng chữ cái Latin nhưng cấu trúc văn phạm và từ vựng của chúng ta không hề thuộc về nhóm ngôn ngữ trong ngữ hệ Latin. Điều đó dẫn tới tư duy về ngôn ngữ của chúng ta sẽ không có được sự logic cao như những ngôn ngữ sử dụng ngữ hệ Latin của Châu Âu.
Như các bạn đã biết, chữ viết Việt Nam mà chúng ta đang dùng hay còn gọi là chữ quốc ngữ là một hình thức mà các giáo sĩ Bồ Đào Nha thế kỷ thứ 17 dùng để ký âm lại tiếng nói của người Việt bằng những mẫu tự trong bảng chữ cái tiếng Latin vì chữ Hán và chữ Nôm là một trở ngại lớn trong việc ghi chép và giảng Kinh Thánh. Điểm thuận lợi của chữ viết Latin là người học có thể ráp vần và phát âm những kí tự được ghép với nhau (chữ tượng thanh). Tuy nhiên điều bất cập của bản chữ cái tiếng Việt là chỉ thể hiện cách phát âm của một từ chứ không thể diễn tả được nghĩa của từ đó. Chữ Hán và chữ Nôm trước đó vốn là chữ tượng hình, mỗi ký hiệu sẽ có một ý nghĩa riêng của nó và khi ghép lại với nhau sẽ bổ sung cho nhau về mặt ngữ nghĩa. Do đó, sẽ có rất nhiều chữ viết hoàn toàn khác nhau và mang ý nghĩa khác nhau nhưng lại được đọc giống nhau. Tôi lấy một ví dụ là khi nói chữ “phong”, phần lớn người Việt đều sẽ nghĩ tới “gió”. Nhưng trong tiếng Hán Việt, có rất nhiều từ đọc là “phong” nhưng nghĩa và cách viết bằng Hán tự hoàn toàn khác nhau ví dụ như “phong” là “dán lại” trong từ “phong tỏa” hoặc “niêm phong”,”phong “ có nghĩa là “đầy đặn” trong từ “phong phú”, “phong” là “ban thưởng” như trong từ “sắc phong” hoặc “phong tước”, “phong” cũng có thể là “mũi nhọn” như trong tên của thủ lĩnh phong trào Dù Vàng Hong Kong “Hoàng Chi Phong”, “phong” cũng có thể là “con ong” (hoàng phong), “phong” có thể là “bệnh hủi”, “phong” cũng có nghĩa là “bị điên”, hay chữ “phong” trong tên của con tôi có nghĩa là “đỉnh núi” hoặc “phong” cũng có thể là “cây phong”. Nếu chỉ dựa trên âm đọc của mà không hiểu được cách viết chúng ta sẽ rất dễ dàng hiểu nhầm nghĩa của một từ.
Rất nhiều lần tôi đã giải nghĩa cho bạn bè hoặc người thân hiểu rằng tên của con tôi không phải là “gió” mà là “đỉnh núi”. Đặt tên con là “Chính Phong” tôi mong muốn con mình lớn lên chính trực và hiên ngang như một đỉnh núi, không liên quan gì tới gió mây ở đây cả. Cũng nhiều lần tôi đọc những bài viết ca ngợi Hoàng Chi Phong và người viết ví von rằng “cậu thanh niên này là một làn gió mới mang đến dân chủ cho Hong Kong” và sự ví von này hoàn toàn sai vì chữ “phong” trong tên của Joshua Wong trong tiếng Hán có nghĩa là “mũi nhọn”. Điều này tạo nên một sự hời hợt trong tư duy của người Việt, nhất là khi dùng từ Hán Việt vì chỉ biết âm đọc nhưng không biết cách viết nên rất dễ dàng mặc định âm đọc đó với một nghĩa mà mình biết bất chấp nghĩa đó đúng hay sai.
Có một lần tôi đọc trên facebook của một người dịch câu thơ “hoàng phong luyến hoa tâm” là “gió vàng vương vấn nhụy hoa” và tôi góp ý trong comment rằng “hoàng phong” theo tôi nghĩ là “ong vàng” chứ không phải “gió vàng” vì hình ảnh con ong vàng bay quanh nhụy hoa hút mật hợp lý hơn là “gió vàng”. Vì không có bản gốc chữ Hán mà chỉ có bản phiên âm Hán Việt nên rất khó có thể nói là tôi đúng hay người bạn đó đúng. Bạn thử nghĩ nếu những người dịch hoặc giảng giải từ Hán Việt có trình độ kém và lười tra cứu thì sẽ có rất nhiều trường hợp bị hiểu sai, bóp méo nghĩa hoặc thậm chí là dịch vô nghĩa.
Một vấn đề nữa là nếu chỉ dựa vào cách phát âm, nghĩa của từ Hán Việt và từ thuần Việt sẽ dễ bị nhầm lẫn. Ví dụ từ “xán lạn” một từ ghép tiếng Hán hay được viết nhầm thành “sáng lạn” . Trong tiếng Hán “xán” có nghĩa là “rực rỡ, chói lọi” kết hợp với chữ “lạn” cũng là từ tiếng Hán có nghĩa là “ánh sáng của kim loại”. Còn “sáng” trong tiếng Hán có nghĩa là “chế tạo ra” (ví dụ như “sáng tạo”, “sáng kiến”, “sáng thế”). Nếu ghép vào chữ “lạn” thành “sáng lạn” thì cụm từ này vô nghĩa. Còn nếu ghép nghĩa thuần việt của từ “sáng” vào trong từ này thì càng không hợp lý vì một từ thuần Việt không thể ghép vào một từ Hán Việt như thế được. Cũng như từ “yếu điểm” hay bị hiểu lầm là “điểm yếu” thay vì “điểm quan trọng” (chữ “yếu” trong tiếng Hán Việt có nghĩa là quan trọng như “trọng yếu”, “thiết yếu”, “tất yếu”). Còn nếu muốn nói là “điểm yếu” theo trật tự Hán Việt thì phải nói là “nhược điểm”. Một số từ để cho đọc thuận miệng đã bị đảo thứ tự lại thành ra sai nghĩa như “thủy chung” thường bị nói thành “chung thủy”. Đây là một cách nói sai hoàn toàn vì “thủy” có nghĩa là “bắt đầu” (thủy tổ, nguyên thủy) còn “chung” là “kết thúc” (chung kết, chung thân). “Thủy chung” có nghĩa là từ đầu tới cuối, còn nếu nói “chung thủy” thì có nghĩa là “từ cuối lên đầu”.
Thật lòng mà nói, bài viết này của tôi không có ý đổ tội cho việc Latin hóa chữ Việt nhưng chữ viết hiện đại của chúng ta chỉ phiên âm chứ không thể hiện được nghĩa từ và không phải ai cũng điều kiện để tìm hiểu hoặc truy nguyên gốc từ Hán Việt nên việc dùng nhầm, dùng sai, ngộ nhận đã góp phần không nhỏ ảnh hưởng đến cách tư duy của chúng ta trong ngôn ngữ. Đó là chưa kể sau này khi những kẻ dốt nát thất học lên “cải cách” ngôn ngữ và giáo dục, sự hời hợt và nông cạn thể hiện rất rõ trong việc sử dụng từ ngữ. Những danh từ như “chất lượng”, “cá tính”, “ngoại hình” đều bị dùng như một tính từ. “Cá tính” nếu hiểu đúng nghĩa là tính cách riêng của một người nên cho dù bạn là người mạnh mẽ hay yếu đuối, nhu nhược hay quyết đoán thì bạn đều là người có cá tính, chỉ có điều là cá tính của bạn như thế nào mà thôi. Tương tự, một vật dù tốt hay xấu đều có “chất lượng” chứ không thể nào không có chất lượng. Mỗi lần tôi đi ngang những nơi đăng bản tuyển nhân viên nữ “có ngoại hình” tôi lại vừa cảm thấy buồn cười vừa bực mình. Đã là vật hữu hình thì ai mà chả có ngoại hình chứ có phải là ma đâu mà không có ngoại hình. Cách nói tùy tiện theo quán tính này không chỉ thể hiện trong lời ăn tiếng nói hằng ngày mà còn xuất hiện trong rất nhiều văn bản viết vốn cần độ chuẩn xác cao của ngôn ngữ. Và việc sử dụng ngôn ngữ một cách tùy tiện và thiếu chuẩn xác hình thành nên một lối suy nghĩ cũng hời hợt và tùy tiện của người sử dụng nó.
Có thể bạn sẽ nói với tôi rằng ngôn ngữ luôn luôn thay đổi và những từ mượn như từ Hán Việt chẳng hạn sẽ có khuynh hướng mang ý nghĩa khác với nghĩa gốc ban đầu nên chuyện tiếng Việt dùng sai hoặc khác nghĩa với tiếng Hán Việt thì có gì to tát đâu. Điều này đúng là không quan trọng lắm cho tới khi bạn áp dụng cách tư duy trong tiếng Việt vào trong việc học một ngôn ngữ khác có tính logic cao như tiếng Anh chẳng hạn, bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối phiền hà trong việc diễn đạt vì ngôn ngữ đó không chấp nhận cách tư duy phiến diện. Ví dụ nếu tôi dịch câu “dịch vụ ở đây chất lượng lắm” sang tiếng Anh theo kiểu “the service here is very quality” thì không ai hiểu tôi nói gì cả vì câu này sai cả về ngữ pháp (phó từ “very” không thể bổ nghĩa cho “quality” là danh từ, còn “quality” không thể đứng ở vị trí tính từ) và sai về cả ngữ nghĩa (“chất lượng” (danh từ) không đồng nghĩa với “tốt” (tính từ)).
Bài viết tiếp theo tôi sẽ phân tích sự hời hợt và tùy tiện của tiếng Việt khi so sánh với tiếng Anh, một thứ ngôn ngữ được đánh giá rất cao về tính logic. Đó cũng là lý do tại sao người Việt gặp nhiều khó khăn khi học tiếng Anh vì phần lớn chúng ta không có sự logic trong tư duy ngôn ngữ.
Trước khi bắt đầu bài viết mới này, tôi muốn gửi lời cám ơn đến những bạn trên facebook đã đọc, share và góp ý cho những bài viết lần trước của tôi. Tôi luôn tôn trọng những ý kiến đóng góp từ mọi người vì nó khiến tôi và những người theo dõi hiểu thêm nhiều khía cạnh của vấn đề. Đó là một điều hết sức đáng quý. Tuy nhiên tôi cũng xin nhắc lại một số điều để các bạn có thể tranh luận đúng hướng để cho việc tranh luận có chất lượng thay vì sa đà vào tranh cãi vô ích khi “ông nói gà, bà nói vịt”:
1. Bạn nào chỉ đọc sơ vài dòng hoặc lướt qua một lần thì miễn tranh cãi theo ý kiến cảm tính của mình. Tôi viết một bài bỏ rất nhiều công sức và thời gian nên tôi không chấp nhận và hoan nghênh những người chưa đọc kỹ hiểu kỹ đã vào nói càn nói bừa. Cũng làm ơn đừng comment những câu vô duyên kiểu: “Bài dài quá, đọc mệt ghê” hay “có ai tóm tắt lại giùm tôi không?” Xin lỗi, người viết bỏ ra vài tiếng để viết còn bạn chỉ cần bỏ ra 15-20 phút để đọc mà còn lười biếng thì bạn làm ơn đi chỗ khác chơi. Chỗ này không dành cho bạn.
2. Đối với những người chưa từng quen biết tôi, chưa đọc những bài viết trước kia của tôi nếu bạn góp ý thì hãy nhớ rằng phép lịch sự tối thiểu khi vào nhà một người chưa quen biết hãy chào hỏi và nói năng cho đàng hoàng tử tế. Tôi luôn dùng kính ngữ “dạ” và thái độ khiêm cung để trả lời một người mình chưa quen biết hoặc lớn tuổi hơn mình khi họ gửi comment hoặc tin nhắn cho tôi. Có rất nhiều người tôi không cần biết trình độ hiểu biết được bao nhiêu nhưng lần đầu vào comment thái độ rất trịch thượng và láo xược, tự xem mình là bố đời. Những kẻ đó tôi sẽ block ngay chứ không giải thích hay trả lời comment.
3. Loạt bài này không có mục đích nói xấu hay chê bai tiếng Việt mà muốn chỉ ra một số điểm hạn chế về tư duy logic của tiếng Việt để chứng minh một luận điểm là “người Việt hời hợt”. Tôi tiếp cận vấn đề từ nhiều hướng để đưa ra một cái nhìn tổng quát và đa chiều theo cách nhìn của khoa học, hoàn toàn không đặt tình cảm cá nhân vào đây. Những phản biệt “tiếng Việt giàu đẹp, phong phú” hay “là người Việt thì phải biết yêu tiếng Việt” … tôi xin phép không trả lời vì nó không liên quan đến những gì tôi bàn ở đây.
4. Những phản biện không bám vào những luận điểm mà tôi đưa ra và không đưa được dẫn chứng hoặc ví dụ cụ thể tôi cũng sẽ không quan tâm. Tôi bàn về vấn đề nào, bạn hãy đưa ra luận điểm phản bác đúng vấn đề mà tôi đang nói, đừng nói tới những gì mà tôi không bàn hoặc không liên quan tới điều đang được tranh luận.
5. Đừng chụp cho tôi cái mũ là “cuồng Tây, cuồng Tàu” hoặc cứ mở miệng là chê bai Việt Nam thế này, Việt Nam thế nọ. Nếu bạn yêu nước một cách tỉnh táo và có lòng tự hào dân tộc dựa trên sự hiểu biết, bạn sẽ thấy đất nước ta hiện nay thua sút và lạc hậu rất nhiều. Và chỉ có cách nhìn vào sự thật những sai lầm yếu kém của đất nước và con người Việt Nam mà quyết tâm sửa đổi thì mới có thể cải thiện được tình hình. Sự tự tôn quá đáng hoặc ảo tưởng sức mạnh dân tộc bất chấp sự thật chỉ có thể đẩy đất nước này tới bờ vực thẳm nhanh hơn một chút thôi.
So sánh tư duy logic tiếng Việt và tiếng Anh:
Tôi là người học tiếng Anh từ nhỏ (4 tuổi đã bắt đầu), đã có một thời gian 6 năm sống ở Mỹ trong một môi trường hầu như không có người Việt và đã dạy tiếng Anh được 12 năm. Sở dĩ tôi phải nói điều này để các bạn hiểu rằng tiếng Anh đối với tôi gần như là một ngôn ngữ phổ thông chứ không phải là một ngoại ngữ. Hơn nữa, tôi học cử nhân và thạc sĩ ngành giảng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài nên tôi rất chú trọng đến tư duy bên trong của các ngôn ngữ và sự tương quan của các ngôn ngữ với nhau. Điều này rất quan trọng đối với tôi vì nó giúp tôi hiểu được những vấn đề sau đây:
1. Tại sao người Việt bỏ rất nhiều thời gian để học tiếng Anh nhưng hiệu quả thực tế lại rất thấp?
2. Tại sao có những khái niệm rất đơn giản trong tiếng Anh nhưng rất khó giải thích trong tiếng Việt và ngược lại?
3. Tại sao nhiều người được xem là giỏi tiếng Anh ở Việt Nam vẫn mắc những lỗi rất cơ bản về dịch thuật?
4. Tại sao người Việt Nam ít khi chịu đọc thêm tài liệu hoặc thông tin bằng tiếng Anh để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và đa chiều hơn?
Những vấn đề nói trên có thể sẽ không quan trọng với bạn nếu bạn chỉ là người học tiếng Anh ở mức độ giao tiếp, nhưng đối với một người nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ đồng thời nghiên cứu về tâm lý học, chúng làm tôi mất ăn mất ngủ vì tôi muốn tìm cách để giúp các học viên của tôi tiếp cận tiếng Anh một cách logic và hiệu quả nhất.
Để sử dụng tốt một ngôn ngữ, bạn phải hiểu rõ được tư duy logic của ngôn ngữ đó trong việc sử dụng văn phạm, cấu trúc ngữ pháp, từ vựng và cả phát âm. Nếu không làm được điều đó thì việc giảng dạy hoặc học tập một ngôn ngữ chỉ có thể dừng ở mức độ học thuộc lòng để đối phó chứ không thể đạt được sự thông thạo.
Khi tiếng Anh là một ngôn ngữ mang tính chất giao tiếp quốc tế và người Việt Nam trên lý thuyết bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc để học tiếng Anh cả trong chương trình chính quy và ngoại khóa mà kết quả vẫn rất tệ, theo tôi đó là một sự lãng phí rất lớn. Không thông thạo được tiếng Anh, bạn chẳng những mất rất nhiều cơ hội trong công việc và học tập mà nó còn là một chướng ngại vật cực kỳ to lớn để tiếp nhận thông tin đa chiều cũng như kiến thức của nhân loại: cánh cửa dẫn tới tự do dân chủ.
1. Từ vựng tiếng Anh mô tả khái niệm chuẩn xác hơn tiếng Việt rất nhiều:
Một trong những thử thách lớn nhất đối với những người sử dụng ngoại ngữ là sự hiểu biết về từ vựng vì có những từ có thể đồng nghĩa trong ngôn ngữ này lại hoàn toàn không đồng nghĩa trong ngôn ngữ kia. Đặc trưng của tiếng Anh là mỗi từ đều có một ý nghĩa rất chính xác và cụ thể, thể hiện đúng bản chất của về nghĩa mà tiếng Việt không có được.
Tôi lấy ví dụ từ “gặp” trong tiếng Việt nếu được dịch sang tiếng Anh một cách hời hợt sẽ là “meet” nhưng trên thực tế có đến 4 từ khác nhau trong tiếng Anh để dịch một từ “gặp” trong tiếng Việt, và bốn từ này về ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Từ “meet” chỉ có thể dùng trong trường hợp hai người gặp nhau có một mục đích cụ thể nào đó vì thế nó không thể dùng trong trường hợp “hôm qua tôi tình cờ gặp anh ta ở ngoài đường” được. Đối với hành động “tình cờ gặp nhau ngoài đường”, người Anh-Mỹ dùng từ “see” đúng nghĩa là “chỉ nhìn thấy nhau”. Còn khi tôi nói “Tôi đang gặp rắc rối/khó khăn” thì cả hai từ “meet” và “see” đều sai mà phải dùng từ “encounter” với nghĩa “đối mặt với một điều/người mà mình không mong muốn”.
Ví dụ thứ hai là từ “nhận ra” trong tiếng Việt khi dịch sang tiếng Anh sẽ có hai từ “realize” và “recognize” và hai từ này hoàn toàn không đồng nghĩa với nhau. “Realize” là “nhận ra một điều gì trước đây mình chưa từng có khái niệm về nó” ví dụ “I realized that my parents have sacrificed a lot for me” (Tôi chợt nhận ra/hiểu ra bố mẹ đã hi sinh rất nhiều cho tôi). Còn “recognize” nghĩa là “nhận ra một điều gì mình đã có khái niệm về nó từ trước” (tiền tố “re” có nghĩa là “again”, gốc từ Latin “cogn” có nghĩa là “nhận thức” và hậu tố “ize” để xác định đây là động từ). Vì vậy nếu bạn đưa một tấm ảnh cho ai đó xem và hỏi người ta có nhận ra người trong hình là ai không, bạn phải dùng từ “recognize” chứ không thể là “realize” được.
Ví dụ thứ ba là cùng một từ “nuôi” trong tiếng Việt, tiếng Anh có sáu từ với khái niệm hoàn toàn khác nhau và không thể dùng thay thế cho nhau được và được chia thành hai cụm khái niệm lớn khác nhau: Cụm thứ nhất dành cho các loài vật bao gồm những từ: a) “raise”: nuôi một con vật để khai thác kiếm lợi từ nó như nuôi heo, nuôi bò, nuôi gà… b) “breed”: nuôi để làm giống, và c) “keep” : nuôi một con vật để làm cảnh. Cụm thứ hai dành cho con người bao gồm: a) “bring up” hoặc “rear” hoặc “raise”: dùng để chỉ việc nuôi dạy con cái, b) “support”: dùng để chỉ việc cung cấp tiền bạc cho một người không đủ khả năng tài chính (ví dụ: “He supported his younger brother through college” Anh ta nuôi em trai học đại học) và c) “take care of”: chăm sóc cha mẹ khi về già. Thử tưởng tượng nếu bạn không hiểu nghĩa những từ này mà cứ mặc định chúng là từ đồng nghĩa theo kiểu tiếng Việt rồi dịch cụm từ “nuôi cha mẹ” thành “keep my parents” hoặc “bring up my parents” thì kinh khủng tới mức nào.
Những ví dụ mà tôi nêu ở trên là 3 trong hàng trăm nếu không muốn nói là hàng ngàn những ví dụ về sự chặt chẽ về ngữ nghĩa trong từ ngữ tiếng Anh và sự qua loa, hời hợt trong tiếng Việt về nghĩa từ. Nếu cần thiết tôi sẽ liệt kê cả một danh sách vài chục trang giấy. Và đó chỉ là ở mức độ từ ngữ thông dụng chứ chưa nói đến từ ngữ mang tính chất chuyên ngành hoặc hàn lâm. Sự chuẩn xác về ngữ nghĩa này khiến cho người sử dụng tiếng Anh ít khi nào hiểu sai bản chất của khái niệm được đề cập và rất khó chơi trò lập lờ đánh lận con đen đánh tráo khái niệm qua mặt người khác.
2. Từ ngữ trong tiếng Anh có những dạng thức khác nhau và từ loại khác nhau, không thể lẫn lộn:
Tôi lấy ví dụ từ “gặp” trong tiếng Việt nếu được dịch sang tiếng Anh một cách hời hợt sẽ là “meet” nhưng trên thực tế có đến 4 từ khác nhau trong tiếng Anh để dịch một từ “gặp” trong tiếng Việt, và bốn từ này về ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Từ “meet” chỉ có thể dùng trong trường hợp hai người gặp nhau có một mục đích cụ thể nào đó vì thế nó không thể dùng trong trường hợp “hôm qua tôi tình cờ gặp anh ta ở ngoài đường” được. Đối với hành động “tình cờ gặp nhau ngoài đường”, người Anh-Mỹ dùng từ “see” đúng nghĩa là “chỉ nhìn thấy nhau”. Còn khi tôi nói “Tôi đang gặp rắc rối/khó khăn” thì cả hai từ “meet” và “see” đều sai mà phải dùng từ “encounter” với nghĩa “đối mặt với một điều/người mà mình không mong muốn”.
Ví dụ thứ hai là từ “nhận ra” trong tiếng Việt khi dịch sang tiếng Anh sẽ có hai từ “realize” và “recognize” và hai từ này hoàn toàn không đồng nghĩa với nhau. “Realize” là “nhận ra một điều gì trước đây mình chưa từng có khái niệm về nó” ví dụ “I realized that my parents have sacrificed a lot for me” (Tôi chợt nhận ra/hiểu ra bố mẹ đã hi sinh rất nhiều cho tôi). Còn “recognize” nghĩa là “nhận ra một điều gì mình đã có khái niệm về nó từ trước” (tiền tố “re” có nghĩa là “again”, gốc từ Latin “cogn” có nghĩa là “nhận thức” và hậu tố “ize” để xác định đây là động từ). Vì vậy nếu bạn đưa một tấm ảnh cho ai đó xem và hỏi người ta có nhận ra người trong hình là ai không, bạn phải dùng từ “recognize” chứ không thể là “realize” được.
Ví dụ thứ ba là cùng một từ “nuôi” trong tiếng Việt, tiếng Anh có sáu từ với khái niệm hoàn toàn khác nhau và không thể dùng thay thế cho nhau được và được chia thành hai cụm khái niệm lớn khác nhau: Cụm thứ nhất dành cho các loài vật bao gồm những từ: a) “raise”: nuôi một con vật để khai thác kiếm lợi từ nó như nuôi heo, nuôi bò, nuôi gà… b) “breed”: nuôi để làm giống, và c) “keep” : nuôi một con vật để làm cảnh. Cụm thứ hai dành cho con người bao gồm: a) “bring up” hoặc “rear” hoặc “raise”: dùng để chỉ việc nuôi dạy con cái, b) “support”: dùng để chỉ việc cung cấp tiền bạc cho một người không đủ khả năng tài chính (ví dụ: “He supported his younger brother through college” Anh ta nuôi em trai học đại học) và c) “take care of”: chăm sóc cha mẹ khi về già. Thử tưởng tượng nếu bạn không hiểu nghĩa những từ này mà cứ mặc định chúng là từ đồng nghĩa theo kiểu tiếng Việt rồi dịch cụm từ “nuôi cha mẹ” thành “keep my parents” hoặc “bring up my parents” thì kinh khủng tới mức nào.
Những ví dụ mà tôi nêu ở trên là 3 trong hàng trăm nếu không muốn nói là hàng ngàn những ví dụ về sự chặt chẽ về ngữ nghĩa trong từ ngữ tiếng Anh và sự qua loa, hời hợt trong tiếng Việt về nghĩa từ. Nếu cần thiết tôi sẽ liệt kê cả một danh sách vài chục trang giấy. Và đó chỉ là ở mức độ từ ngữ thông dụng chứ chưa nói đến từ ngữ mang tính chất chuyên ngành hoặc hàn lâm. Sự chuẩn xác về ngữ nghĩa này khiến cho người sử dụng tiếng Anh ít khi nào hiểu sai bản chất của khái niệm được đề cập và rất khó chơi trò lập lờ đánh lận con đen đánh tráo khái niệm qua mặt người khác.
2. Từ ngữ trong tiếng Anh có những dạng thức khác nhau và từ loại khác nhau, không thể lẫn lộn:
Từ ngữ trong tiếng Việt không có sự biến thể trong cùng một từ (số ít, số nhiều, dạng bị động, chủ động, tính từ, trạng từ, danh từ…) nhưng tiếng Anh thì một từ có nhiều biến thể dùng với những mục đích hoàn toàn khác nhau.
Lấy ví dụ từ “hạnh phúc” trong tiếng Việt vừa có thể là tính từ, vừa có thể là danh từ và cũng có thể là trạng từ. Nhưng trong tiếng Anh thì không thể. Nếu bạn muốn dịch câu “Hạnh phúc không mua được bằng tiền” thì bạn phải hiểu rằng “hạnh phúc” ở đây là “happiness” (danh từ) chứ không phải là “happy” (tính từ). Còn muốn nói “một gia đình hạnh phúc” thì phải dùng từ “happy” (tính từ) để đặt trước “family”. Và nếu muốn dịch câu “họ sống với nhau rất hạnh phúc” thì phải dùng trạng từ “happily” chứ không phải là “happy” hoặc “happiness”. Thật là thảm họa cho ai học tiếng Anh mà không quan tâm tới loại từ mà chỉ hiểu sơ sài về nghĩa từ “hạnh phúc” là “happy”.
Trong tiếng Việt chúng ta có thể nói “gà rán” hoặc “chảo rán” mà không hề cảm thấy có gì sai nhưng tiếng Anh thì không thể. Thứ nhất từ “rán” là “fry” vốn là động từ nên không có thể đặt trước danh từ “chicken” hay “pan” để làm một tổ hợp tính từ + danh từ. Để dùng từ “fry” làm tính từ, bạn phải chuyển nó thành dạng tính từ. Và việc chọn dạng tính từ thích hợp cũng không phải là dễ dãi sao cũng được vì dạng tính từ của từ “fry” có dạng V-ing (present participle) là “frying” để chỉ công dụng của một vật và dạng V3 (past participle) là “fried” để chỉ tính bị động của hành động. Nếu nói “chảo rán” thì bạn đang nói tới “công dụng của cái chảo” nên bắt buộc phải dùng là “frying pan”. Còn nếu bạn muốn nói về “gà rán” có nghĩa là “gà được/bị rán lên” thì bạn phải nói là “fried chicken” mới đúng.
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn chỉ đơn giản là ghép hai từ với nhau để tạo thành từ mới, nhưng khi bạn sử dụng tiếng Anh, bạn phải cân nhắc xem hai từ đó là loại từ gì, có đứng chung với nhau được hay không? Nếu từ loại đã phù hợp, bạn lại phải xét tiếp là từ đó được dùng ở dạng thức gì, có phù hợp với mục đích cần sử dụng hay không? Đó là cả một quá trình suy nghĩ logic, không thể hời hợt và tùy tiện.
Có bạn sẽ nói rằng “từ đó giờ tiếng Việt dùng như vậy đấy rồi có chết ai đâu. Người Việt ai mà chả biết “gà rán” là “gà được rán lên”, còn “chảo rán” là “chảo dùng để rán.” Điều này đúng là không hại gì khi bạn chỉ sử dụng tiếng Việt mà không cần sử dụng tiếng Anh. Nhưng nếu bạn học tiếng Anh và sử dụng tiếng Anh thì bạn sẽ thấy ngay vấn đề của nó:
a. Bạn không bao giờ sử dụng được tiếng Anh đúng cách để nói và viết vì bạn mặc kệ những nguyên tắc về từ vựng của tiếng Anh. Điều này cũng giống như bạn đến chơi nhà người khác nhưng bất chấp những nguyên tắc ứng xử của gia đình người ta mà bắt người ta phải hiểu mình.
b. Bạn sẽ không bao giờ hiểu được tiếng Anh vì bạn không hiểu được mỗi dạng từ của cùng một từ đều có ý nghĩa khác nhau. Học những ngôn ngữ chịu ảnh hưởng của tiếng Latin như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, bạn không thể chỉ cầm cuốn từ điển ra để học từ vựng một cách máy móc vì sự thay đổi dạng thức của một từ trong những ngữ cảnh khác nhau.
Một trong khái niệm đơn giản và logic nhất của tiếng Anh nhưng hầu hết người Việt sử dụng tiếng Anh thường khó có thể hiểu được thấu đáo và sử dụng chính xác đó là cách dùng những mạo từ “a, an, the” đứng trước danh từ. Luật sử dụng mạo từ trong tiếng Anh không khó, nó chủ yếu dựa trên hai yếu tố:
a. Số của danh từ: số ít, số nhiều và không đếm được.
b. Tính xác định của danh từ: xác định và không xác định.
Quy tắc sử dụng mạo từ sẽ dựa trên sự kết hợp giữa hai yếu tố trên. Ví dụ: danh từ số ít sẽ có hai dạng là xác định và không xác định, danh từ số nhiều cũng sẽ có hai dạng xác định và không xác định, và danh từ không đếm được cũng vậy.
a. Danh từ số ít và không xác định (một vật được nhắc đến một cách ngẫu nhiên, một cái bất kỳ trong nhiều cái cùng loại, một vật lần đầu tiên được người nói giới thiệu đến cho người nghe) thì bắt buộc phải sử dụng mạo từ “a” (nếu danh từ đó bắt đầu bằng một âm phụ âm) hoặc “an” (nếu danh từ đó bắt đầu bằng âm nguyên âm).
b. Danh từ số ít và được xác định (vật mà cả người nói lẫn người nghe đều biết, cái duy nhất tại thời điểm nói, vật này đã được nhắc đến ít nhất một lần trước đó) thì bắt buộc phải dùng “the” trước danh từ đó.
c. Danh từ số nhiều và danh từ không đếm được nếu không xác định (nói một cách tổng quát chung chung) thì không dùng mạo từ.
d. Danh từ số nhiều và danh từ không đều được nếu xác định (những vật mà cả người nói lẫn người nghe đều biết, tất cả những cái tại thời điểm nói, những vật này đã được nhắc đến ít nhất một lần trước đó) thì bắt buộc phải dùng “the” trước nó.
Khi người Việt dùng danh từ, người nói và người nghe sẽ tự hiểu rằng danh từ đó là số ít hay số nhiều hay không đếm được và có xác định hay không. Vì sự “tự hiểu” này sẽ có rất nhiều trường hợp ý của câu bị hiểu sai một cách vô tình hoặc cố ý. Trong tiếng Anh thì khi nói, người nói phải sử dụng đúng mạo từ để người nghe không thể hiểu lầm hoặc tự đoán rằng người nói muốn nói gì. Có nghĩa là danh từ trong câu tiếng Anh khi nói phải chính xác tuyệt đối về số và tính xác định của nó. Và chính điều này khiến cho việc sử dụng mạo từ trong tiếng Anh đối với người Việt là một điều hết sức khó khăn. Tôi sẽ giải thích đơn giản cho các bạn biết bằng những ví dụ cụ thể nhé:
a. Trong tiếng Việt, câu “Đưa cho tôi cái ghế” sẽ được hiểu theo hai cách: người nghe sẽ đưa cho người nói một cái ghế bất kỳ nếu trong phòng có từ hai chiếc ghế trở lên hoặc người nghe sẽ hiểu được rằng người nói muốn cái ghế nào và đưa cho người nói cái ghế mà anh ta muốn. Trong tiếng Anh, hai ý này không thể viết bằng một câu mà phải viết bằng hai câu riêng biệt. Nếu anh muốn tôi đưa cho anh một cái ghế bất kì (không xác định) thì anh phải nói là “Give me A chair” còn nếu anh muốn tôi đưa cho anh cái ghế mà anh muốn (xác định) thì anh phải nói là “Give me THE chair”. Không có chuyện trong tiếng Anh, một người nói với người kia “Give me chair” (không có mạo từ) thì người kia tự động hiểu đúng là người kia muốn gì.
b. Nếu bạn dịch câu “Anh ấy phải bán xe để trả nợ” sang tiếng Anh bạn sẽ dịch như thế nào? Tiếng Anh sẽ không có một cách dịch chung mà sẽ tùy theo trường hợp mà sẽ có những cách dịch khác nhau dựa vào tính xác định và số của hai danh từ “xe” và “nợ”:
Nếu anh ta bán chiếc xe anh ta đang sử dụng và đó là chiếc xe duy nhất thì từ “xe” phải dịch là “THE car”.
Trong tiếng Việt chúng ta có thể nói “gà rán” hoặc “chảo rán” mà không hề cảm thấy có gì sai nhưng tiếng Anh thì không thể. Thứ nhất từ “rán” là “fry” vốn là động từ nên không có thể đặt trước danh từ “chicken” hay “pan” để làm một tổ hợp tính từ + danh từ. Để dùng từ “fry” làm tính từ, bạn phải chuyển nó thành dạng tính từ. Và việc chọn dạng tính từ thích hợp cũng không phải là dễ dãi sao cũng được vì dạng tính từ của từ “fry” có dạng V-ing (present participle) là “frying” để chỉ công dụng của một vật và dạng V3 (past participle) là “fried” để chỉ tính bị động của hành động. Nếu nói “chảo rán” thì bạn đang nói tới “công dụng của cái chảo” nên bắt buộc phải dùng là “frying pan”. Còn nếu bạn muốn nói về “gà rán” có nghĩa là “gà được/bị rán lên” thì bạn phải nói là “fried chicken” mới đúng.
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn chỉ đơn giản là ghép hai từ với nhau để tạo thành từ mới, nhưng khi bạn sử dụng tiếng Anh, bạn phải cân nhắc xem hai từ đó là loại từ gì, có đứng chung với nhau được hay không? Nếu từ loại đã phù hợp, bạn lại phải xét tiếp là từ đó được dùng ở dạng thức gì, có phù hợp với mục đích cần sử dụng hay không? Đó là cả một quá trình suy nghĩ logic, không thể hời hợt và tùy tiện.
Có bạn sẽ nói rằng “từ đó giờ tiếng Việt dùng như vậy đấy rồi có chết ai đâu. Người Việt ai mà chả biết “gà rán” là “gà được rán lên”, còn “chảo rán” là “chảo dùng để rán.” Điều này đúng là không hại gì khi bạn chỉ sử dụng tiếng Việt mà không cần sử dụng tiếng Anh. Nhưng nếu bạn học tiếng Anh và sử dụng tiếng Anh thì bạn sẽ thấy ngay vấn đề của nó:
a. Bạn không bao giờ sử dụng được tiếng Anh đúng cách để nói và viết vì bạn mặc kệ những nguyên tắc về từ vựng của tiếng Anh. Điều này cũng giống như bạn đến chơi nhà người khác nhưng bất chấp những nguyên tắc ứng xử của gia đình người ta mà bắt người ta phải hiểu mình.
b. Bạn sẽ không bao giờ hiểu được tiếng Anh vì bạn không hiểu được mỗi dạng từ của cùng một từ đều có ý nghĩa khác nhau. Học những ngôn ngữ chịu ảnh hưởng của tiếng Latin như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, bạn không thể chỉ cầm cuốn từ điển ra để học từ vựng một cách máy móc vì sự thay đổi dạng thức của một từ trong những ngữ cảnh khác nhau.
Một trong khái niệm đơn giản và logic nhất của tiếng Anh nhưng hầu hết người Việt sử dụng tiếng Anh thường khó có thể hiểu được thấu đáo và sử dụng chính xác đó là cách dùng những mạo từ “a, an, the” đứng trước danh từ. Luật sử dụng mạo từ trong tiếng Anh không khó, nó chủ yếu dựa trên hai yếu tố:
a. Số của danh từ: số ít, số nhiều và không đếm được.
b. Tính xác định của danh từ: xác định và không xác định.
Quy tắc sử dụng mạo từ sẽ dựa trên sự kết hợp giữa hai yếu tố trên. Ví dụ: danh từ số ít sẽ có hai dạng là xác định và không xác định, danh từ số nhiều cũng sẽ có hai dạng xác định và không xác định, và danh từ không đếm được cũng vậy.
a. Danh từ số ít và không xác định (một vật được nhắc đến một cách ngẫu nhiên, một cái bất kỳ trong nhiều cái cùng loại, một vật lần đầu tiên được người nói giới thiệu đến cho người nghe) thì bắt buộc phải sử dụng mạo từ “a” (nếu danh từ đó bắt đầu bằng một âm phụ âm) hoặc “an” (nếu danh từ đó bắt đầu bằng âm nguyên âm).
b. Danh từ số ít và được xác định (vật mà cả người nói lẫn người nghe đều biết, cái duy nhất tại thời điểm nói, vật này đã được nhắc đến ít nhất một lần trước đó) thì bắt buộc phải dùng “the” trước danh từ đó.
c. Danh từ số nhiều và danh từ không đếm được nếu không xác định (nói một cách tổng quát chung chung) thì không dùng mạo từ.
d. Danh từ số nhiều và danh từ không đều được nếu xác định (những vật mà cả người nói lẫn người nghe đều biết, tất cả những cái tại thời điểm nói, những vật này đã được nhắc đến ít nhất một lần trước đó) thì bắt buộc phải dùng “the” trước nó.
Khi người Việt dùng danh từ, người nói và người nghe sẽ tự hiểu rằng danh từ đó là số ít hay số nhiều hay không đếm được và có xác định hay không. Vì sự “tự hiểu” này sẽ có rất nhiều trường hợp ý của câu bị hiểu sai một cách vô tình hoặc cố ý. Trong tiếng Anh thì khi nói, người nói phải sử dụng đúng mạo từ để người nghe không thể hiểu lầm hoặc tự đoán rằng người nói muốn nói gì. Có nghĩa là danh từ trong câu tiếng Anh khi nói phải chính xác tuyệt đối về số và tính xác định của nó. Và chính điều này khiến cho việc sử dụng mạo từ trong tiếng Anh đối với người Việt là một điều hết sức khó khăn. Tôi sẽ giải thích đơn giản cho các bạn biết bằng những ví dụ cụ thể nhé:
a. Trong tiếng Việt, câu “Đưa cho tôi cái ghế” sẽ được hiểu theo hai cách: người nghe sẽ đưa cho người nói một cái ghế bất kỳ nếu trong phòng có từ hai chiếc ghế trở lên hoặc người nghe sẽ hiểu được rằng người nói muốn cái ghế nào và đưa cho người nói cái ghế mà anh ta muốn. Trong tiếng Anh, hai ý này không thể viết bằng một câu mà phải viết bằng hai câu riêng biệt. Nếu anh muốn tôi đưa cho anh một cái ghế bất kì (không xác định) thì anh phải nói là “Give me A chair” còn nếu anh muốn tôi đưa cho anh cái ghế mà anh muốn (xác định) thì anh phải nói là “Give me THE chair”. Không có chuyện trong tiếng Anh, một người nói với người kia “Give me chair” (không có mạo từ) thì người kia tự động hiểu đúng là người kia muốn gì.
b. Nếu bạn dịch câu “Anh ấy phải bán xe để trả nợ” sang tiếng Anh bạn sẽ dịch như thế nào? Tiếng Anh sẽ không có một cách dịch chung mà sẽ tùy theo trường hợp mà sẽ có những cách dịch khác nhau dựa vào tính xác định và số của hai danh từ “xe” và “nợ”:
Nếu anh ta bán chiếc xe anh ta đang sử dụng và đó là chiếc xe duy nhất thì từ “xe” phải dịch là “THE car”.
Nếu anh ta có nhiều chiếc xe và bán bớt đi một chiếc trong số đó thì “xe” sẽ dịch là “A car”.
Nếu anh ta phải bán đi tất cả những chiếc xe mà anh ta có thì “xe” phải dịch là “THE cars”.
Nếu anh ta chỉ có một món nợ thì chữ “nợ” sẽ được dịch là “the debt”.
Nếu anh ta chỉ có một món nợ thì chữ “nợ” sẽ được dịch là “the debt”.
Nếu anh ta chỉ có trả được một trong những món nợ mà anh ta vay thì “nợ” trong câu này sẽ là “a debt”.
Còn nếu anh ta bán xe để trả hết tất cả những món nợ của anh ta thì “nợ” sẽ được dịch là “the debts”.
Bạn nào có một chút khái niệm về toán tổ hợp sẽ thấy rằng nếu kết hợp hai tổ hợp “xe” và “nợ” lại với nhau chúng ta sẽ viết được tới 9 câu khác nhau.
1. He must sell THE CAR to pay THE DEBT. (Anh ta phải bán chiếc xe đang chạy để trả món nợ duy nhất)
2. He must sell THE CAR to pay A DEBT. (Anh ta phải bán chiếc xe đang chạy để trả một trong những món nợ của mình).
3. He must sell THE CAR to pay THE DEBTS. (Anh ta phải bán chiếc xe đang chạy để trả hết những khoản nợ của mình)
4. He must sell A CAR to pay THE DEBT. (Anh ta phải bán một trong những chiếc xe anh ta có để trả món nợ duy nhất).
5. He must sell A CAR to pay A DEBT. (Anh ta phải bán một trong những chiếc xe anh ta có để trả một trong những món nợ của mình)
6. He must sell A CAR to pay THE DEBTS. (Anh ta phải bán một trong những chiếc xe anh ta có để trả những khoản nợ.)
7. He must sell THE CARS to pay THE DEBT. (Anh ta phải bán tất cả những chiếc xe mình có để trả món nợ duy nhất).
8. He must sell THE CARS to pay A DEBT. (Anh ta phải bán tất cả những chiếc xe mình có để trả một trong những món nợ của mình).
9. He must sell THE CARS to pay THE DEBTS. (Anh ta phải bán tất cả những chiếc xe mình có để trả hết những khoản nợ).Bây giờ hãy thử dịch câu “Tôi đi đến nhà sách để mua sách” sang tiếng Anh nhé. Sẽ có bao nhiêu khả năng?
c. Khi bạn nói “Chúng ta không thể sống thiếu nước” thì từ “nước” ở đây được hiểu là danh từ không đếm được và là một khái niệm chung nên sẽ không dùng mạo từ. Do đó câu này sẽ dịch thành “we cannot live without WATER”. Còn khi bạn nói “Đừng uống nước trong cái ly đó” thì từ “nước” trong trường hợp này là danh từ không đếm được và xác định rõ ràng (nước trong cái ly đó chứ không phải là nước ở nơi khác). Do đó câu này sẽ được dịch thành “Don’t drink THE WATER in that cup”.
Do logic trong tiếng Việt không có những khái niệm “xác định” và “không xác định” đối với danh từ nên việc sử dụng mạo từ đúng trong tiếng Anh là một thử thách lớn cho người học tiếng Anh kể cả những người học lâu năm nhưng không quan tâm đến nguyên tắc này. Người Việt sử dụng danh từ thường mắc những lỗi kinh điển về mạo từ sau:
a. Không dùng mạo từ “a, an, the” trước danh từ số ít.
b. Dùng “the’ tùy tiện theo kiểu thấy thích thì dùng, không thì thôi.
c. Dùng danh từ số ít trong những trường hợp đáng lẽ phải dùng số nhiều.
Việc sử dụng sai mạo từ trong tiếng Anh khiến cho nghĩa câu bị hiểu sai nghiêm trọng hoặc câu thậm chí không có nghĩa. Lúc còn ở Việt Nam, tôi cũng mắc những lỗi sai sử dụng mạo từ một cách tùy hứng vì không hiểu được tư duy logic của việc dùng mạo từ. Giáo viên tiếng Anh người Việt thường giảng rất sơ sài là “a, an” dành cho danh từ không xác định, còn “the” dành cho danh từ xác định nhưng chính họ cũng không hiểu thế nào là xác định và không xác định, còn tới danh từ không đếm được thì nhiều người bỏ qua không giảng vì không có khái niệm này.
Khi dạy ngữ pháp, tôi dạy rất kỹ về mạo từ, cho rất nhiều ví dụ nhưng hầu hết học viên của tôi sau khi học xong đều không áp dụng được vì ít ai chịu tư duy về tính xác định của danh từ mà chọn mạo từ thích hợp. Phần lớn sẽ nghĩ theo kiểu tiếng Việt không cần tới mạo từ, mặc kệ người nghe hoặc người đọc hiểu sao thì hiểu. Và khi đọc hoặc nghe người bản xứ nói tiếng Anh, người Việt cũng thường không chú ý đến cách dùng mạo từ trước danh từ để hiểu đúng ý mà người kia muốn diễn đạt. Đây là một trở ngại lớn về mặt tư duy khiến cho việc học tiếng Anh của người Việt không hiệu quả nếu chỉ học thuộc lòng mà không suy luận.
Khái niệm “thì” (tense) là một khái niệm gắn liền với cách sử dụng động từ trong tiếng Anh và cũng là một trong những khái niệm cơ bản trong tiếng Anh. Các thì trong tiếng Anh được công thức hóa nên việc nhớ công thức của thì không phải là quá khó. Tuy nhiên, đối với đại đa số người Việt học tiếng Anh thì cho dù nhớ công thức của thì, việc sử dụng đúng thì khi nói và viết lại là một chuyện khác. Với bài viết này, tôi hi vọng những bạn học tiếng Anh sẽ hiểu được nguyên tắc tư duy khi dùng thì trong tiếng Anh để có thể sử dụng thì một cách hiệu quả.
Trước hết, một thì trong tiếng Anh luôn bao gồm có hai phần: thời gian (time) và bản chất (nature) của hành động. Thời gian (time) gồm có: past (quá khứ), present (hiện tại) và future (tương lai). Còn bản chất (nature) thì gồm có: simple (đơn), tiếp diễn (continuous), hoàn thành (perfect) và hoàn thành tiếp diễn (perfect continuous). Khi kết hợp time và nature thì sẽ được tense. Như vậy sẽ có 12 thì (3x4) trong tiếng Anh. Vấn đề là trong tiếng Việt, khi nói về một hành động chúng ta chỉ nghĩ đơn giản rằng hành động đó đã, đang hoặc sẽ xảy ra, tức là chú trọng yếu tố “time” của hành động nhưng lại không có khái niệm về bản chất của hành động trong thời gian đó xảy ra như thế nào. Trong khi đó, đối với thì của tiếng Anh, yếu tố ”time” chỉ là yếu tố mang tính chất tương đối còn yếu tố “nature” mới là yếu tố cốt lõi. Do đó, nếu học thì tiếng Anh mà chỉ chú trọng vào yếu tố “time” mà không hiểu hoặc không coi trọng yếu tố “nature” sẽ không bao giờ dùng thì đúng được.
a. Nếu hiểu từ “Continuous” là “tiếp diễn” theo nghĩa là “đang diễn ra” thì sẽ không chính xác. Vì nếu bạn nói “present continuous” là hành động đang diễn ra ở hiện tại thì còn chấp nhận được chứ nếu nói “past continuous” là “đã đang diễn ra” và “future continuous” là “sẽ đang diễn ra” thì nghe mâu thuẫn quá. “Continuous” hiểu cho đúng là “hành động diễn ra theo khuynh hướng kéo dài trong một khoảng thời gian”. Nếu bạn suy nghĩ theo logic này thì khi muốn nói về một hành động đã diễn ra trong quá khứ và muốn nhấn mạnh sự kéo dài của nó, bạn sẽ dùng thì “past continuous”. Ví dụ khi tôi muốn dịch câu “tôi đã làm việc suốt ngày hôm qua” thay vì dùng thì simple past (I worked all day yesterday), tôi sẽ dùng past continuous để nhấn mạnh vào hành động kéo dài (I was working all day yesterday) sẽ hiệu quả hơn. Tương tự, để diễn tả một hành động sẽ diễn ra trong tương lai và kéo dài trong một khoảng thời gian, tôi sẽ dùng “future continuous.” (I will be sleeping this whole weekend). Tất nhiên thì “present continuous” dùng để diễn tả hành động đang diễn ra trong thời điểm nói.
b. Khái niệm “perfect” được dịch sang tiếng Việt là “hoàn thành” cũng là một cách dịch khá hời hợt thiếu chính xác vì nếu bạn nói “past perfect” là “quá khứ hoàn thành” sẽ là dư thừa vì hành động nếu xảy ra trong quá khứ thì coi như đã hoàn thành, còn nếu nói “future perfect” là “tương lai hoàn thành” thì lại tối nghĩa vì “tương lai” chưa xảy ra, làm sao có thể “hoàn thành” được? “Perfect” nếu muốn hiểu đúng thì phải hiểu là “hoàn tất trước một thời điểm”. Một hành động nếu dùng “past perfect” để diễn đạt sẽ có ý nhấn mạnh rằng hành động này “diễn ra trước một hành động hoặc một mốc thời gian trong quá khứ”. Ví dụ như để nói rằng: “Anh ấy đã bỏ đi trước khi tôi đến”, người Anh/Mỹ sẽ dùng thì “past perfect” cho hành động “anh ấy đã bỏ đi” vì nó diễn ra trước hành động “tôi đến”. Sẽ không quá khó hiểu khi bạn áp dụng cách hiểu này vào “future perfect” vì thì này diễn tả một hành động hoàn thành trước một hành động khác hoặc một mốc thời gian trong tương lai. Ví dụ: “Em tôi sẽ tốt nghiệp trước năm 2021” hoặc “Tôi sẽ hoàn thành công việc này trước khi anh ta quay trở lại”. Riêng với thì “present perfect” thì hơi khác một tí vì nó được dùng khi người nói muốn ám chỉ hoặc nhấn mạnh hành động trong quá khứ đã xảy ra được bao lâu so với hiện tại. Ví dụ “Anh ta đã phải chịu đựng căn bệnh này hơn một năm rồi” (He has suffered from this disease for more than a year” hoặc “Tôi chưa từng gặp lại anh từ năm ngoái” (I haven’t seen him again since last year).
c. Khái niệm “perfect continuous” dùng để diễn tả một việc đã xảy ra trước (perfect) nhưng vẫn kéo dài cho tới khi hành động thứ hai diễn ra (continuous). Ví dụ “anh ta đã làm việc ở đây cho tới khi tôi thay thế vị trí của anh ta vào năm ngoái” (He had been working here until I replaced him) (past perfect) hoặc “Tôi đã chờ ở đây hơn 2 tiếng nhưng vẫn chưa thấy ai tới” (I have been waiting here for two hours but no one showed up yet”.
d. Riêng về khái niệm “simple” (đơn) là một từ không dùng để chỉ cách thức diễn ra của hành động mà dùng để ám chỉ công thức của những thì “simple” đơn giản hơn những thì khác (không cần mượn trợ động từ và dạng của động từ chính đơn giản hơn ở thể xác định). Rất hiếm giáo viên Việt Nam khi dạy thì hiểu được nghĩa của từ “simple” này. Chính vì vậy thì “present simple” thường bị hiểu sai là miêu tả một hành động “đơn giản” ở hiện tại (không có khái niệm “hành động đơn giản” trong tiếng Anh) trong khi đó, thì này dùng để diễn tả một thói quen hoặc sự thật hiển nhiên không bị ràng buộc về yếu tố thời gian.
Dĩ nhiên vẫn còn nhiều cách dùng khác cho những thì nói trên nhưng nếu bạn hiểu được logic cơ bản đằng sau các thì thì việc chọn lựa thì đúng để diễn đạt trong tiếng Anh sẽ chính xác và hiệu quả hơn. Ngoài ra còn có những dạng thì sử dụng để chỉ sự giả định của hành động (hành động đó trên thực tế không xảy ra) dùng với các mẫu câu điều kiện “if”. Nếu chỉ căn cứ vào yếu tố “time” thì bạn sẽ không hiểu được tại sao “present perfect” hoặc “present perfect continuous” lại sử dụng để diễn tả hành động trong quá khứ chứ không phải là hành động trong hiện tại và khi muốn diễn tả hành động diễn ra ở hiện tại thì bạn lại chọn “present simple” vốn không liên quan gì đến hiện tại cả.
Một trở ngại nữa về tư duy logic của tiếng Việt khi áp dụng để hiểu thì trong tiếng Anh là cấu trúc thì của tiếng Anh đòi hỏi sử dụng đúng “dạng” của động từ. Một động từ trong tiếng Anh khi chia thì sẽ rơi vào những dạng như sau:
a. Present form: là động từ dạng nguyên mẫu dùng với các chủ ngữ “I, you, we, they” và dạng thêm “s/es” khi dùng với các chủ ngữ “he, she, it” ở thì present simple.
b. Present participle form: là động từ dạng hiện tại phân từ V-ing, được dùng cho các thì mang tính chất “continuous”.
c. Past simple form: là dạng quá khứ đơn của động từ (V-ed đối với động từ có quy tắc hoặc cột thứ hai đối với động từ bất quy tắc) được dùng cho thì past simple.
d. Past participle form: là dạng quá khứ phân từ (V-ed đối với động từ có quy tắc hoặc cột thứ 3 đối với động từ bất quy tắc) được dùng cho những thì mang tính chất “perfect”.
Sự chặt chẽ này khiến cho người sử dụng tiếng Anh chỉ cần nhìn vào trợ động từ và dạng của động từ chính trong câu thì có thể hiểu chính xác hành động đó diễn ra như thế nào và khi nào (mục đích của thì). Sẽ rất khó hiểu lầm về ý của người nói hoặc người viết khi họ chọn cách dùng một thì để diễn đạt ý của mình.
Trong khi đó động từ trong tiếng Việt không có những dạng khác nhau. Để diễn đạt ý nghĩa của thì, người sử dụng sẽ kết hợp một cách lỏng lẻo những trạng từ “sẽ”, “đã”, “đang” hoặc “rồi”vào trước động từ đó hoặc thậm chí là không có cả những từ này mà người nghe hoặc người đọc phải tự hiểu rằng hành động đó xảy ra hay chưa. Ví dụ: Khi tôi nói “Tôi gặp anh ta ngày hôm qua” thì người nghe sẽ hiểu là hành động diễn ra rồi căn cứ vào trạng từ chỉ thời gian “ngày hôm qua” chứ không phải căn cứ vào dạng của động từ “gặp”. Tương tự, người nghe sẽ căn cứ vào trạng từ “rồi” trong câu “tôi ăn sáng rồi” để hiểu rằng hành động “ăn sáng” đã diễn ra trong quá khứ. Nhưng vấn đề là những từ “đã, sẽ, rồi, đang” hoặc những trạng từ chỉ thời gian “hôm qua, tuần tới, ngày mai” không phải lúc nào cũng xuất hiện trong câu tiếng Việt nên việc đoán hành động xảy ra chưa hay rồi đối với người nghe sẽ rất khó khăn. Ví dụ khi tôi nói “tôi ăn sáng lúc 8 giờ”, người nghe sẽ dựa vào ngữ cảnh mà hiểu rằng hành động ăn sáng đã xảy ra (nếu thời điểm nói là sau 8 giờ) hoặc chưa xảy ra (nếu thời điểm nói là trước 8 giờ) hoặc cũng có thể hiểu đây là một thói quen lặp đi lặp lại lúc 8 giờ của người nói nếu không dựa vào yếu tố thời gian. Ngay cả một câu được hiểu trong tiếng Việt là đã xảy ra rồi trong quá khứ “Tôi đã làm việc ở đây hai năm” cũng có thể diễn giải thành ba câu với ý nghĩa hoàn toàn khác nhau trong tiếng Anh:
a. “I worked here for two years” với ý nói “trước đây tôi đã làm việc ở đây hai năm, nhưng bây giờ thì không còn nữa.”
b. “I have worked here for two years” với ý “tính tới thời điểm này, tôi đã làm việc ở đây được 2 năm”.
c. “I have been working here for two years” với ý “tính tới thời điểm này tôi đã làm việc ở đây được 2 năm và hiện vẫn đang làm.”
Việc không chia động từ trong tiếng Việt cũng khiến cho người Việt học tiếng Anh không chú tâm tới logic chia động từ của ngôn ngữ này mà theo quán tính sẽ dùng luôn động từ nguyên mẫu vào câu bất chấp thì đó là thì gì. Rất nhiều người Việt quên không thêm “s” vào sau động từ ngôi thứ ba số ít khi dùng nó với chủ ngữ “he, she, it” ở hiện tại đơn cũng như không chia động từ sang dạng quá khứ khi kể lại những chuyện mình đã trải qua.
Có người sẽ cho rằng tiếng Việt như vậy đơn giản hơn nhiều, không cần nhớ nhiều dạng động từ làm gì cho mệt. Câu trả lời của tôi là thế này: “Nếu anh chấp nhận việc mặc cùng một bộ quần áo cho tất cả những dịp đi làm, đi chơi, đi dự tiệc, ở nhà và lên giường ngủ thì đúng là việc không chia động từ cho những trường hợp khác nhau thì đối với anh không có gì gọi là quan trọng cả.”
Tôi vẫn còn một bài viết phân tích về ngôn ngữ nữa trước khi chuyển sang phân tích những khía cạnh khác như lịch sử, tín ngưỡng, tư tưởng, văn hóa và giáo dục. Hi vọng các bạn kiên nhẫn theo dõi và khoan kết luận gì trước khi đọc hết series dài tập này. Rất cảm ơn sự ủng hộ của các bạn với những bài viết của tôi về những chủ đề khá khó đọc như thế này.
Khi chúng ta chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ ở mức độ giao tiếp thông thường mà không có cơ hội đối chiếu ngôn ngữ đó với những ngôn ngữ khác hoặc sử dụng nó cho những mục đích tra cứu hoặc học thuật, chúng ta sẽ hiếm khi phát hiện hoặc quan tâm đến những lỗ hổng về mặt ngữ nghĩa hoặc ngữ pháp của thứ tiếng mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Nhưng nếu bạn phải làm việc với ngôn ngữ thường xuyên để dịch thuật, nghiên cứu hoặc giảng dạy, bạn sẽ phát hiện ra nhiều vấn đề về tính logic của tiếng Việt so với những ngôn ngữ khác. Sở dĩ tôi nói hơi nhiều về ngôn ngữ trong loạt bài viết này vì ngôn ngữ là cách con người thể hiện tư duy của mình. Nếu tư duy của bạn không sâu sắc và chặt chẽ, ngôn ngữ của bạn cũng thế. Ngôn ngữ cũng ảnh hưởng ngược lại đến tư duy của người sử dụng nó vì khi bạn đã quen với việc nói hoặc viết một ngôn ngữ nào đó, bạn sẽ quen luôn với cách tư duy của ngôn ngữ đó. Và khi bạn áp dụng tư duy này vào việc suy luận hoặc tiếp cận một ngôn ngữ khác, bạn sẽ bị một rào cản rất lớn.
Bài viết này sẽ kết thúc mảng ngôn ngữ trong chủ đề “người Việt hời hợt” để có thể phân tích những vấn đề khác trong những bài viết sau. Thật ra, vẫn còn rất nhiều vấn đề về ngôn ngữ để nói nhưng tôi không muốn đi quá sâu vì cũng không cần thiết. Bài viết này tôi sẽ tập trung phân tích một số điểm thiếu logic trong bản thân ngôn ngữ tiếng Việt. Tôi lúc trước cũng không nhận ra những vấn đề này cho tới khi bản thân mình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Và quả thật, chúng khiến tôi có một cách nhìn hoàn toàn mới về tính logic của tiếng Việt. Bài viết này thay vì sử dụng một thái độ khẳng định, tôi sẽ viết theo hướng đặt ra những câu hỏi và rất mong muốn nhận được những câu trả lời thuyết phục.
1. Trật tự các từ trong tiếng Việt khá lỏng lẻo:
Bạn nào có một chút khái niệm về toán tổ hợp sẽ thấy rằng nếu kết hợp hai tổ hợp “xe” và “nợ” lại với nhau chúng ta sẽ viết được tới 9 câu khác nhau.
1. He must sell THE CAR to pay THE DEBT. (Anh ta phải bán chiếc xe đang chạy để trả món nợ duy nhất)
2. He must sell THE CAR to pay A DEBT. (Anh ta phải bán chiếc xe đang chạy để trả một trong những món nợ của mình).
3. He must sell THE CAR to pay THE DEBTS. (Anh ta phải bán chiếc xe đang chạy để trả hết những khoản nợ của mình)
4. He must sell A CAR to pay THE DEBT. (Anh ta phải bán một trong những chiếc xe anh ta có để trả món nợ duy nhất).
5. He must sell A CAR to pay A DEBT. (Anh ta phải bán một trong những chiếc xe anh ta có để trả một trong những món nợ của mình)
6. He must sell A CAR to pay THE DEBTS. (Anh ta phải bán một trong những chiếc xe anh ta có để trả những khoản nợ.)
7. He must sell THE CARS to pay THE DEBT. (Anh ta phải bán tất cả những chiếc xe mình có để trả món nợ duy nhất).
8. He must sell THE CARS to pay A DEBT. (Anh ta phải bán tất cả những chiếc xe mình có để trả một trong những món nợ của mình).
9. He must sell THE CARS to pay THE DEBTS. (Anh ta phải bán tất cả những chiếc xe mình có để trả hết những khoản nợ).Bây giờ hãy thử dịch câu “Tôi đi đến nhà sách để mua sách” sang tiếng Anh nhé. Sẽ có bao nhiêu khả năng?
c. Khi bạn nói “Chúng ta không thể sống thiếu nước” thì từ “nước” ở đây được hiểu là danh từ không đếm được và là một khái niệm chung nên sẽ không dùng mạo từ. Do đó câu này sẽ dịch thành “we cannot live without WATER”. Còn khi bạn nói “Đừng uống nước trong cái ly đó” thì từ “nước” trong trường hợp này là danh từ không đếm được và xác định rõ ràng (nước trong cái ly đó chứ không phải là nước ở nơi khác). Do đó câu này sẽ được dịch thành “Don’t drink THE WATER in that cup”.
Do logic trong tiếng Việt không có những khái niệm “xác định” và “không xác định” đối với danh từ nên việc sử dụng mạo từ đúng trong tiếng Anh là một thử thách lớn cho người học tiếng Anh kể cả những người học lâu năm nhưng không quan tâm đến nguyên tắc này. Người Việt sử dụng danh từ thường mắc những lỗi kinh điển về mạo từ sau:
a. Không dùng mạo từ “a, an, the” trước danh từ số ít.
b. Dùng “the’ tùy tiện theo kiểu thấy thích thì dùng, không thì thôi.
c. Dùng danh từ số ít trong những trường hợp đáng lẽ phải dùng số nhiều.
Việc sử dụng sai mạo từ trong tiếng Anh khiến cho nghĩa câu bị hiểu sai nghiêm trọng hoặc câu thậm chí không có nghĩa. Lúc còn ở Việt Nam, tôi cũng mắc những lỗi sai sử dụng mạo từ một cách tùy hứng vì không hiểu được tư duy logic của việc dùng mạo từ. Giáo viên tiếng Anh người Việt thường giảng rất sơ sài là “a, an” dành cho danh từ không xác định, còn “the” dành cho danh từ xác định nhưng chính họ cũng không hiểu thế nào là xác định và không xác định, còn tới danh từ không đếm được thì nhiều người bỏ qua không giảng vì không có khái niệm này.
Khi dạy ngữ pháp, tôi dạy rất kỹ về mạo từ, cho rất nhiều ví dụ nhưng hầu hết học viên của tôi sau khi học xong đều không áp dụng được vì ít ai chịu tư duy về tính xác định của danh từ mà chọn mạo từ thích hợp. Phần lớn sẽ nghĩ theo kiểu tiếng Việt không cần tới mạo từ, mặc kệ người nghe hoặc người đọc hiểu sao thì hiểu. Và khi đọc hoặc nghe người bản xứ nói tiếng Anh, người Việt cũng thường không chú ý đến cách dùng mạo từ trước danh từ để hiểu đúng ý mà người kia muốn diễn đạt. Đây là một trở ngại lớn về mặt tư duy khiến cho việc học tiếng Anh của người Việt không hiệu quả nếu chỉ học thuộc lòng mà không suy luận.
Khái niệm “thì” (tense) là một khái niệm gắn liền với cách sử dụng động từ trong tiếng Anh và cũng là một trong những khái niệm cơ bản trong tiếng Anh. Các thì trong tiếng Anh được công thức hóa nên việc nhớ công thức của thì không phải là quá khó. Tuy nhiên, đối với đại đa số người Việt học tiếng Anh thì cho dù nhớ công thức của thì, việc sử dụng đúng thì khi nói và viết lại là một chuyện khác. Với bài viết này, tôi hi vọng những bạn học tiếng Anh sẽ hiểu được nguyên tắc tư duy khi dùng thì trong tiếng Anh để có thể sử dụng thì một cách hiệu quả.
Trước hết, một thì trong tiếng Anh luôn bao gồm có hai phần: thời gian (time) và bản chất (nature) của hành động. Thời gian (time) gồm có: past (quá khứ), present (hiện tại) và future (tương lai). Còn bản chất (nature) thì gồm có: simple (đơn), tiếp diễn (continuous), hoàn thành (perfect) và hoàn thành tiếp diễn (perfect continuous). Khi kết hợp time và nature thì sẽ được tense. Như vậy sẽ có 12 thì (3x4) trong tiếng Anh. Vấn đề là trong tiếng Việt, khi nói về một hành động chúng ta chỉ nghĩ đơn giản rằng hành động đó đã, đang hoặc sẽ xảy ra, tức là chú trọng yếu tố “time” của hành động nhưng lại không có khái niệm về bản chất của hành động trong thời gian đó xảy ra như thế nào. Trong khi đó, đối với thì của tiếng Anh, yếu tố ”time” chỉ là yếu tố mang tính chất tương đối còn yếu tố “nature” mới là yếu tố cốt lõi. Do đó, nếu học thì tiếng Anh mà chỉ chú trọng vào yếu tố “time” mà không hiểu hoặc không coi trọng yếu tố “nature” sẽ không bao giờ dùng thì đúng được.
a. Nếu hiểu từ “Continuous” là “tiếp diễn” theo nghĩa là “đang diễn ra” thì sẽ không chính xác. Vì nếu bạn nói “present continuous” là hành động đang diễn ra ở hiện tại thì còn chấp nhận được chứ nếu nói “past continuous” là “đã đang diễn ra” và “future continuous” là “sẽ đang diễn ra” thì nghe mâu thuẫn quá. “Continuous” hiểu cho đúng là “hành động diễn ra theo khuynh hướng kéo dài trong một khoảng thời gian”. Nếu bạn suy nghĩ theo logic này thì khi muốn nói về một hành động đã diễn ra trong quá khứ và muốn nhấn mạnh sự kéo dài của nó, bạn sẽ dùng thì “past continuous”. Ví dụ khi tôi muốn dịch câu “tôi đã làm việc suốt ngày hôm qua” thay vì dùng thì simple past (I worked all day yesterday), tôi sẽ dùng past continuous để nhấn mạnh vào hành động kéo dài (I was working all day yesterday) sẽ hiệu quả hơn. Tương tự, để diễn tả một hành động sẽ diễn ra trong tương lai và kéo dài trong một khoảng thời gian, tôi sẽ dùng “future continuous.” (I will be sleeping this whole weekend). Tất nhiên thì “present continuous” dùng để diễn tả hành động đang diễn ra trong thời điểm nói.
b. Khái niệm “perfect” được dịch sang tiếng Việt là “hoàn thành” cũng là một cách dịch khá hời hợt thiếu chính xác vì nếu bạn nói “past perfect” là “quá khứ hoàn thành” sẽ là dư thừa vì hành động nếu xảy ra trong quá khứ thì coi như đã hoàn thành, còn nếu nói “future perfect” là “tương lai hoàn thành” thì lại tối nghĩa vì “tương lai” chưa xảy ra, làm sao có thể “hoàn thành” được? “Perfect” nếu muốn hiểu đúng thì phải hiểu là “hoàn tất trước một thời điểm”. Một hành động nếu dùng “past perfect” để diễn đạt sẽ có ý nhấn mạnh rằng hành động này “diễn ra trước một hành động hoặc một mốc thời gian trong quá khứ”. Ví dụ như để nói rằng: “Anh ấy đã bỏ đi trước khi tôi đến”, người Anh/Mỹ sẽ dùng thì “past perfect” cho hành động “anh ấy đã bỏ đi” vì nó diễn ra trước hành động “tôi đến”. Sẽ không quá khó hiểu khi bạn áp dụng cách hiểu này vào “future perfect” vì thì này diễn tả một hành động hoàn thành trước một hành động khác hoặc một mốc thời gian trong tương lai. Ví dụ: “Em tôi sẽ tốt nghiệp trước năm 2021” hoặc “Tôi sẽ hoàn thành công việc này trước khi anh ta quay trở lại”. Riêng với thì “present perfect” thì hơi khác một tí vì nó được dùng khi người nói muốn ám chỉ hoặc nhấn mạnh hành động trong quá khứ đã xảy ra được bao lâu so với hiện tại. Ví dụ “Anh ta đã phải chịu đựng căn bệnh này hơn một năm rồi” (He has suffered from this disease for more than a year” hoặc “Tôi chưa từng gặp lại anh từ năm ngoái” (I haven’t seen him again since last year).
c. Khái niệm “perfect continuous” dùng để diễn tả một việc đã xảy ra trước (perfect) nhưng vẫn kéo dài cho tới khi hành động thứ hai diễn ra (continuous). Ví dụ “anh ta đã làm việc ở đây cho tới khi tôi thay thế vị trí của anh ta vào năm ngoái” (He had been working here until I replaced him) (past perfect) hoặc “Tôi đã chờ ở đây hơn 2 tiếng nhưng vẫn chưa thấy ai tới” (I have been waiting here for two hours but no one showed up yet”.
d. Riêng về khái niệm “simple” (đơn) là một từ không dùng để chỉ cách thức diễn ra của hành động mà dùng để ám chỉ công thức của những thì “simple” đơn giản hơn những thì khác (không cần mượn trợ động từ và dạng của động từ chính đơn giản hơn ở thể xác định). Rất hiếm giáo viên Việt Nam khi dạy thì hiểu được nghĩa của từ “simple” này. Chính vì vậy thì “present simple” thường bị hiểu sai là miêu tả một hành động “đơn giản” ở hiện tại (không có khái niệm “hành động đơn giản” trong tiếng Anh) trong khi đó, thì này dùng để diễn tả một thói quen hoặc sự thật hiển nhiên không bị ràng buộc về yếu tố thời gian.
Dĩ nhiên vẫn còn nhiều cách dùng khác cho những thì nói trên nhưng nếu bạn hiểu được logic cơ bản đằng sau các thì thì việc chọn lựa thì đúng để diễn đạt trong tiếng Anh sẽ chính xác và hiệu quả hơn. Ngoài ra còn có những dạng thì sử dụng để chỉ sự giả định của hành động (hành động đó trên thực tế không xảy ra) dùng với các mẫu câu điều kiện “if”. Nếu chỉ căn cứ vào yếu tố “time” thì bạn sẽ không hiểu được tại sao “present perfect” hoặc “present perfect continuous” lại sử dụng để diễn tả hành động trong quá khứ chứ không phải là hành động trong hiện tại và khi muốn diễn tả hành động diễn ra ở hiện tại thì bạn lại chọn “present simple” vốn không liên quan gì đến hiện tại cả.
Một trở ngại nữa về tư duy logic của tiếng Việt khi áp dụng để hiểu thì trong tiếng Anh là cấu trúc thì của tiếng Anh đòi hỏi sử dụng đúng “dạng” của động từ. Một động từ trong tiếng Anh khi chia thì sẽ rơi vào những dạng như sau:
a. Present form: là động từ dạng nguyên mẫu dùng với các chủ ngữ “I, you, we, they” và dạng thêm “s/es” khi dùng với các chủ ngữ “he, she, it” ở thì present simple.
b. Present participle form: là động từ dạng hiện tại phân từ V-ing, được dùng cho các thì mang tính chất “continuous”.
c. Past simple form: là dạng quá khứ đơn của động từ (V-ed đối với động từ có quy tắc hoặc cột thứ hai đối với động từ bất quy tắc) được dùng cho thì past simple.
d. Past participle form: là dạng quá khứ phân từ (V-ed đối với động từ có quy tắc hoặc cột thứ 3 đối với động từ bất quy tắc) được dùng cho những thì mang tính chất “perfect”.
Sự chặt chẽ này khiến cho người sử dụng tiếng Anh chỉ cần nhìn vào trợ động từ và dạng của động từ chính trong câu thì có thể hiểu chính xác hành động đó diễn ra như thế nào và khi nào (mục đích của thì). Sẽ rất khó hiểu lầm về ý của người nói hoặc người viết khi họ chọn cách dùng một thì để diễn đạt ý của mình.
Trong khi đó động từ trong tiếng Việt không có những dạng khác nhau. Để diễn đạt ý nghĩa của thì, người sử dụng sẽ kết hợp một cách lỏng lẻo những trạng từ “sẽ”, “đã”, “đang” hoặc “rồi”vào trước động từ đó hoặc thậm chí là không có cả những từ này mà người nghe hoặc người đọc phải tự hiểu rằng hành động đó xảy ra hay chưa. Ví dụ: Khi tôi nói “Tôi gặp anh ta ngày hôm qua” thì người nghe sẽ hiểu là hành động diễn ra rồi căn cứ vào trạng từ chỉ thời gian “ngày hôm qua” chứ không phải căn cứ vào dạng của động từ “gặp”. Tương tự, người nghe sẽ căn cứ vào trạng từ “rồi” trong câu “tôi ăn sáng rồi” để hiểu rằng hành động “ăn sáng” đã diễn ra trong quá khứ. Nhưng vấn đề là những từ “đã, sẽ, rồi, đang” hoặc những trạng từ chỉ thời gian “hôm qua, tuần tới, ngày mai” không phải lúc nào cũng xuất hiện trong câu tiếng Việt nên việc đoán hành động xảy ra chưa hay rồi đối với người nghe sẽ rất khó khăn. Ví dụ khi tôi nói “tôi ăn sáng lúc 8 giờ”, người nghe sẽ dựa vào ngữ cảnh mà hiểu rằng hành động ăn sáng đã xảy ra (nếu thời điểm nói là sau 8 giờ) hoặc chưa xảy ra (nếu thời điểm nói là trước 8 giờ) hoặc cũng có thể hiểu đây là một thói quen lặp đi lặp lại lúc 8 giờ của người nói nếu không dựa vào yếu tố thời gian. Ngay cả một câu được hiểu trong tiếng Việt là đã xảy ra rồi trong quá khứ “Tôi đã làm việc ở đây hai năm” cũng có thể diễn giải thành ba câu với ý nghĩa hoàn toàn khác nhau trong tiếng Anh:
a. “I worked here for two years” với ý nói “trước đây tôi đã làm việc ở đây hai năm, nhưng bây giờ thì không còn nữa.”
b. “I have worked here for two years” với ý “tính tới thời điểm này, tôi đã làm việc ở đây được 2 năm”.
c. “I have been working here for two years” với ý “tính tới thời điểm này tôi đã làm việc ở đây được 2 năm và hiện vẫn đang làm.”
Việc không chia động từ trong tiếng Việt cũng khiến cho người Việt học tiếng Anh không chú tâm tới logic chia động từ của ngôn ngữ này mà theo quán tính sẽ dùng luôn động từ nguyên mẫu vào câu bất chấp thì đó là thì gì. Rất nhiều người Việt quên không thêm “s” vào sau động từ ngôi thứ ba số ít khi dùng nó với chủ ngữ “he, she, it” ở hiện tại đơn cũng như không chia động từ sang dạng quá khứ khi kể lại những chuyện mình đã trải qua.
Có người sẽ cho rằng tiếng Việt như vậy đơn giản hơn nhiều, không cần nhớ nhiều dạng động từ làm gì cho mệt. Câu trả lời của tôi là thế này: “Nếu anh chấp nhận việc mặc cùng một bộ quần áo cho tất cả những dịp đi làm, đi chơi, đi dự tiệc, ở nhà và lên giường ngủ thì đúng là việc không chia động từ cho những trường hợp khác nhau thì đối với anh không có gì gọi là quan trọng cả.”
Tôi vẫn còn một bài viết phân tích về ngôn ngữ nữa trước khi chuyển sang phân tích những khía cạnh khác như lịch sử, tín ngưỡng, tư tưởng, văn hóa và giáo dục. Hi vọng các bạn kiên nhẫn theo dõi và khoan kết luận gì trước khi đọc hết series dài tập này. Rất cảm ơn sự ủng hộ của các bạn với những bài viết của tôi về những chủ đề khá khó đọc như thế này.
Khi chúng ta chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ ở mức độ giao tiếp thông thường mà không có cơ hội đối chiếu ngôn ngữ đó với những ngôn ngữ khác hoặc sử dụng nó cho những mục đích tra cứu hoặc học thuật, chúng ta sẽ hiếm khi phát hiện hoặc quan tâm đến những lỗ hổng về mặt ngữ nghĩa hoặc ngữ pháp của thứ tiếng mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Nhưng nếu bạn phải làm việc với ngôn ngữ thường xuyên để dịch thuật, nghiên cứu hoặc giảng dạy, bạn sẽ phát hiện ra nhiều vấn đề về tính logic của tiếng Việt so với những ngôn ngữ khác. Sở dĩ tôi nói hơi nhiều về ngôn ngữ trong loạt bài viết này vì ngôn ngữ là cách con người thể hiện tư duy của mình. Nếu tư duy của bạn không sâu sắc và chặt chẽ, ngôn ngữ của bạn cũng thế. Ngôn ngữ cũng ảnh hưởng ngược lại đến tư duy của người sử dụng nó vì khi bạn đã quen với việc nói hoặc viết một ngôn ngữ nào đó, bạn sẽ quen luôn với cách tư duy của ngôn ngữ đó. Và khi bạn áp dụng tư duy này vào việc suy luận hoặc tiếp cận một ngôn ngữ khác, bạn sẽ bị một rào cản rất lớn.
Bài viết này sẽ kết thúc mảng ngôn ngữ trong chủ đề “người Việt hời hợt” để có thể phân tích những vấn đề khác trong những bài viết sau. Thật ra, vẫn còn rất nhiều vấn đề về ngôn ngữ để nói nhưng tôi không muốn đi quá sâu vì cũng không cần thiết. Bài viết này tôi sẽ tập trung phân tích một số điểm thiếu logic trong bản thân ngôn ngữ tiếng Việt. Tôi lúc trước cũng không nhận ra những vấn đề này cho tới khi bản thân mình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Và quả thật, chúng khiến tôi có một cách nhìn hoàn toàn mới về tính logic của tiếng Việt. Bài viết này thay vì sử dụng một thái độ khẳng định, tôi sẽ viết theo hướng đặt ra những câu hỏi và rất mong muốn nhận được những câu trả lời thuyết phục.
1. Trật tự các từ trong tiếng Việt khá lỏng lẻo:
Đối với những ngôn ngữ mang tính logic cao, mỗi một từ ở trong câu đều có một vị trí và chức năng nhất định, không thể tùy tiện thêm vào hoặc bỏ ra hoặc thay đổi vị trí. Tiếng Việt thì khác, có nhiều trường hợp những thành phần trong câu có thể thêm bớt hoặc thay đổi vị trí mà vẫn không ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu. Ví dụ tôi nói: “Tôi bị nhức đầu” hay “đầu tôi bị nhức” hoặc “tôi nhức đầu” hoặc “đầu tôi nhức” thì nghĩa của câu này vẫn không có gì thay đổi. Khi viết câu này sang tiếng Anh, tôi chỉ có thể viết rằng: “I have a headache” (tôi bị nhức đầu) hoặc “My head aches/hurts” (đầu tôi bị đau). Nếu hiểu một cách sơ sài hoặc không nắm vững cách dùng trong tiếng Anh, người Việt thường sẽ sử dụng động từ “to be” để dịch từ “bị” hoặc “được” vì được dạy rằng “to be + past participle” có nghĩa là “bị” hoặc “được”. Vì thế nếu dịch thành “I am headache” thì câu này không có nghĩa vì “headache ở đây là danh từ chứ không phải động từ hoặc tính từ. Còn nếu dịch là “My head is hurt” thì nghĩa của nó lại là “Đầu tôi bị chấn thương” không hề cùng nghĩa với “My head hurts” (đầu tôi bị đau).
Tương tự, tiếng Việt có thể đảo thứ tự danh từ và tính từ trong một số trường hợp nhưng không có logic cụ thể cho việc đảo ngữ này. Ví dụ, ta có thể nói “ngựa trắng” theo kiểu thuần Việt gồm hai từ thuần Việt ghép lại với nhau theo thứ tự danh từ đứng trước tính từ hoặc “bạch mã” theo kiểu Hán Việt với hai từ Hán Việt ghép với nhau theo thứ tự tính từ đứng trước danh từ. Nhưng ta vẫn có thể nói là “ngựa bạch” gồm một từ thuần Việt ghép với một từ Hán Việt theo nguyên tắc ghép từ thuần Việt (danh từ trước tính từ) mà không có lý do cụ thể để giải thích cho sự ghép từ này. Ngược lại, tổ hợp từ “trắng mã”, “bạch ngựa” hay “mã trắng” đều không được chấp nhận trong tiếng Việt. Phải chăng tổ hợp từ “ngựa bạch” được chấp nhận bởi vì đây là một cách nói thuận miệng và nghe thuận tai chứ không có một logic nào xác đáng? Vì nếu đã là logic thì nó phải được áp dụng cho tất cả các trường hợp chứ không phải ngoại lệ.
2. Tiếng Việt có nhiều từ đồng nghĩa nhưng không dùng được để thay thế nhau:
Tương tự, tiếng Việt có thể đảo thứ tự danh từ và tính từ trong một số trường hợp nhưng không có logic cụ thể cho việc đảo ngữ này. Ví dụ, ta có thể nói “ngựa trắng” theo kiểu thuần Việt gồm hai từ thuần Việt ghép lại với nhau theo thứ tự danh từ đứng trước tính từ hoặc “bạch mã” theo kiểu Hán Việt với hai từ Hán Việt ghép với nhau theo thứ tự tính từ đứng trước danh từ. Nhưng ta vẫn có thể nói là “ngựa bạch” gồm một từ thuần Việt ghép với một từ Hán Việt theo nguyên tắc ghép từ thuần Việt (danh từ trước tính từ) mà không có lý do cụ thể để giải thích cho sự ghép từ này. Ngược lại, tổ hợp từ “trắng mã”, “bạch ngựa” hay “mã trắng” đều không được chấp nhận trong tiếng Việt. Phải chăng tổ hợp từ “ngựa bạch” được chấp nhận bởi vì đây là một cách nói thuận miệng và nghe thuận tai chứ không có một logic nào xác đáng? Vì nếu đã là logic thì nó phải được áp dụng cho tất cả các trường hợp chứ không phải ngoại lệ.
2. Tiếng Việt có nhiều từ đồng nghĩa nhưng không dùng được để thay thế nhau:
Trong tiếng Anh, những từ được gọi là từ đồng nghĩa (synonym) phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện sau:
a. Cùng từ loại
b. Luôn luôn thay thế cho nhau được trong mọi ngữ cảnh.
Còn đối với những trường hợp những từ ngữ có nghĩa gốc giống nhau nhưng chỉ được sử dụng ở những ngữ cảnh đặc trưng thì được gọi là từ gần nghĩa (connotation). Trong tiếng Việt thì khác, một từ có thể có nhiều từ cùng nghĩa nhưng vấn đề là những từ cùng nghĩa này chỉ được dùng cho một ngữ cảnh nhất định mà không thể thay thế cho nhau. Ví dụ cùng một từ “đen” nhưng khi dùng cho những loài vật khác nhau thì chúng ta lại dùng những từ khác nhau ví dụ mèo thì mèo mun, ngựa thì ngựa ô, chó thì chó mực. Bỏ qua những giải thích rằng đây là sự đa dạng và phong phú của ngôn ngữ vì đây không phải là logic mà tôi muốn tìm kiếm, câu hỏi của tôi đặt ra là liệu có logic nào cho việc tạo nên những tổ hợp từ như vậy hay chỉ là sự gán ghép tùy tiện để hình thành chúng. Và nếu “đen”, “ô”, “hắc”, “mực”, “mun” đều chỉ màu đen (không phải dùng để chỉ những sắc thái khác nhau của màu đen) thì tại sao chúng không thể dùng để thay thế nhau trong những tổ hợp từ nói trên?
3. Mạo từ và đại từ trong tiếng Việt mang tính định kiến sâu sắc:
a. Cùng từ loại
b. Luôn luôn thay thế cho nhau được trong mọi ngữ cảnh.
Còn đối với những trường hợp những từ ngữ có nghĩa gốc giống nhau nhưng chỉ được sử dụng ở những ngữ cảnh đặc trưng thì được gọi là từ gần nghĩa (connotation). Trong tiếng Việt thì khác, một từ có thể có nhiều từ cùng nghĩa nhưng vấn đề là những từ cùng nghĩa này chỉ được dùng cho một ngữ cảnh nhất định mà không thể thay thế cho nhau. Ví dụ cùng một từ “đen” nhưng khi dùng cho những loài vật khác nhau thì chúng ta lại dùng những từ khác nhau ví dụ mèo thì mèo mun, ngựa thì ngựa ô, chó thì chó mực. Bỏ qua những giải thích rằng đây là sự đa dạng và phong phú của ngôn ngữ vì đây không phải là logic mà tôi muốn tìm kiếm, câu hỏi của tôi đặt ra là liệu có logic nào cho việc tạo nên những tổ hợp từ như vậy hay chỉ là sự gán ghép tùy tiện để hình thành chúng. Và nếu “đen”, “ô”, “hắc”, “mực”, “mun” đều chỉ màu đen (không phải dùng để chỉ những sắc thái khác nhau của màu đen) thì tại sao chúng không thể dùng để thay thế nhau trong những tổ hợp từ nói trên?
3. Mạo từ và đại từ trong tiếng Việt mang tính định kiến sâu sắc:
Trong bài viết lần trước tôi đã đề cập tới việc người Việt gặp khó khăn trong cách sử dụng mạo từ tiếng Anh (a, an, the, không có mạo từ) do không hiểu được quy tắc số ít, số nhiều, đếm được, không đếm được và xác định hoặc không xác định. Đây là một nguyên tắc nhất quán và không mang tính chất định kiến. Ngược lại khi tôi dạy tiếng Anh cho người nước ngoài, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải thích cho họ hiểu tại sao tiếng Việt lại có những mạo từ và đại từ mang tính định kiến phong phú đến như thế. Cùng là một danh từ “vua” nhưng nếu bạn dùng mạo từ “vị” hoặc “đức” trước nói, người đọc hoặc nghe sẽ mặc định rằng đây là một ông vua tốt, nhân từ. Còn nếu bạn dùng “lão” hay “tên” trước nó thì mặc nhiên người đọc hoặc nghe sẽ nghĩ đây là một ông vua tồi tệ. Cũng là “lính” nhưng “tên lính” hay “thằng lính” thì xấu, ắt hẳn thuộc về phe địch còn “anh lính” hoặc “người lính” thì sẽ tốt, là người của phe ta.
Trong tiếng Anh, đại từ “he” dùng để chỉ một người thuộc phái nam, “she” dùng để chỉ một người thuộc phái nữ, còn “they” chỉ một nhóm người. Những từ này không hề có thành kiến với người được nhắc đến. Nhưng “he” khi dịch sang tiếng Việt sẽ trở thành “ông ấy”, “anh ấy”, “ngài ấy”, “thằng ấy”, “lão ấy”, “tên ấy”, “hắn”…. “she” trở thành “cô ấy”, “nàng”, “chị ấy”, “bà ấy”, “mụ ấy”, con mẹ đó”… và “they” có thể là “họ”, “bọn họ”, “bọn chúng”, “lũ ấy”… tùy theo tình cảm mà người nói hoặc viết dành cho ngôi thứ ba được đề cập.
Tôi không phủ nhận tính đa dạng và sắc thái biểu cảm của những từ trên nhưng nếu xét về góc độ logic, người viết hoặc người nói có thể vô tình hoặc cố ý ảnh hưởng đến khả năng tự tư duy và nhận định của người nghe và người đọc khi dùng những mạo từ hoặc đại từ mang nặng tính định hướng. Ví dụ khi nghe nói “tên nhà giàu” hoặc “mụ dì ghẻ” thì người nghe hoặc người đọc vô tình sẽ bị dẫn dắt theo hướng rằng đây là những kẻ xấu, kẻ ác mà bỏ qua những yếu tố khách quan khác về tính cách của những người được đề cập. Đây là một điều hết sức nguy hiểm khi dạy văn học và lịch sử bằng tiếng Việt. Làm sao ta có thể dạy cho trẻ em công tâm nhận xét về nhân vật “MỤ dì ghẻ” trong truyện Lọ Lem (trong tiếng Anh, bạn hoàn toàn có thể đọc và nhận xét về “the stepmother” mà không bị chi phối ngay từ đầu)? Làm sao chúng ta có thể công bằng với lịch sử khi nói về sự hi sinh của “NGƯỜI lính cụ Hồ” nhưng lại nói về cái chết “TÊN lính Ngụy”? Với tầng suất lặp đi lặp lại của những cách dùng mạo từ và đại từ nói trên, người Việt Nam thường có khuynh hướng có thành kiến với một số danh từ bản thân nó không hề có nghĩa tốt hay xấu như “dì ghẻ” hay “nhà giàu”, “địa chủ” mà thiếu sự đánh giá khách quan.
4. Nói tắt gây tai hại: Có lần một người Mỹ nhờ tôi giải thích câu thành ngữ “chó treo, mèo đậy” ra tiếng Anh và tôi giải thích rằng: “thức ăn nếu muốn chó không đụng tới thì phải treo lên, còn đối với mèo thì phải đậy lại”, người này ôm đầu thốt lên: “Nói tắt kiểu đó thì tao chịu, không thể nào hiểu được”. Thật sự, những người chưa từng nghe qua câu này hoặc được giải thích sẽ có thể không hiểu hoặc hoàn toàn hiểu sai khi cấu trúc của câu thành ngữ này được tối giảng và thay đổi thứ tự đến mức không thể hiểu nó nói gì.
Không chỉ có những câu thành ngữ mà trong cách nói chuyện hàng ngày, chúng ta có khuynh hướng nói tắt bất chấp ngữ nghĩa và ngữ pháp miễn sao thuận miệng và người khác vẫn hiểu. Có một phần yếu tố vùng miền trong những cách nói tắt, nói rút gọn. Ví dụ người miền Bắc nói “áo (để giữ) ấm” thì miền Nam lại gọi đó là “áo (mặc cho khỏi) lạnh” và thế là “áo ấm” và “áo lạnh” trở thành hai từ đồng nghĩa mặc dù “lạnh” và “ấm” hoàn toàn trái nghĩa. Miền Bắc có từ “kẻo” mang nghĩa “để không” ví dụ “Đi cẩn thận kẻo ngã” (Đi cẩn thận để không ngã) thì miền Nam lại có khuynh hướng bỏ bớt từ “không” trong cụm “để không” khi nói “Đi cẩn thận để té” hoặc “mặc thêm cái áo vô để lạnh”. Cách nói này nếu người nghe đã quen vẫn hiểu đúng nghĩa nhưng đối với người nước ngoài, nó gây ra sự hoang mang vô cùng (tại sao lại phải đi cẩn thận ĐỂ té? Hoặc tại sao phải mặc thêm cái áo vào ĐỂ lạnh?). Miền Bắc rút gọn cụm từ “giấy dùng để chùi miệng sau khi ăn” thành “giấy ăn” (miền Nam gọi là “khăn giấy”) khiến cho nhiều người nếu không phải ở miền Bắc sẽ nghĩ rằng “giấy này dùng để ăn”.
Một trong những nguyên nhân khiến người Việt Nam học tiếng Anh rất khổ sở khi học về giới từ (preposition) vì trong tiếng Việt, giới từ cũng có khuynh hướng bị lượt bỏ rất nhiều. Ví dụ “đi để làm việc” hoặc “đi để chơi” sẽ được nói gọn thành “đi làm” và “đi học”. “Đi đến Châu Âu” sẽ được nói gọn thành “đi Châu Âu” và “đi bằng xe máy” sẽ được nói gọn thành “đi xe máy”. Lưu ý rằng những trường hợp này giới từ “để” ,”tới” và “bằng” đều có ý nghĩa khác nhau nhưng đều được tùy tiện giản lược trong khi trong tiếng Anh, những giới từ này không thể lượt bỏ.
5. Sự thiếu nhất quán về phương hướng trong tiếng Việt:
Trong tiếng Anh, đại từ “he” dùng để chỉ một người thuộc phái nam, “she” dùng để chỉ một người thuộc phái nữ, còn “they” chỉ một nhóm người. Những từ này không hề có thành kiến với người được nhắc đến. Nhưng “he” khi dịch sang tiếng Việt sẽ trở thành “ông ấy”, “anh ấy”, “ngài ấy”, “thằng ấy”, “lão ấy”, “tên ấy”, “hắn”…. “she” trở thành “cô ấy”, “nàng”, “chị ấy”, “bà ấy”, “mụ ấy”, con mẹ đó”… và “they” có thể là “họ”, “bọn họ”, “bọn chúng”, “lũ ấy”… tùy theo tình cảm mà người nói hoặc viết dành cho ngôi thứ ba được đề cập.
Tôi không phủ nhận tính đa dạng và sắc thái biểu cảm của những từ trên nhưng nếu xét về góc độ logic, người viết hoặc người nói có thể vô tình hoặc cố ý ảnh hưởng đến khả năng tự tư duy và nhận định của người nghe và người đọc khi dùng những mạo từ hoặc đại từ mang nặng tính định hướng. Ví dụ khi nghe nói “tên nhà giàu” hoặc “mụ dì ghẻ” thì người nghe hoặc người đọc vô tình sẽ bị dẫn dắt theo hướng rằng đây là những kẻ xấu, kẻ ác mà bỏ qua những yếu tố khách quan khác về tính cách của những người được đề cập. Đây là một điều hết sức nguy hiểm khi dạy văn học và lịch sử bằng tiếng Việt. Làm sao ta có thể dạy cho trẻ em công tâm nhận xét về nhân vật “MỤ dì ghẻ” trong truyện Lọ Lem (trong tiếng Anh, bạn hoàn toàn có thể đọc và nhận xét về “the stepmother” mà không bị chi phối ngay từ đầu)? Làm sao chúng ta có thể công bằng với lịch sử khi nói về sự hi sinh của “NGƯỜI lính cụ Hồ” nhưng lại nói về cái chết “TÊN lính Ngụy”? Với tầng suất lặp đi lặp lại của những cách dùng mạo từ và đại từ nói trên, người Việt Nam thường có khuynh hướng có thành kiến với một số danh từ bản thân nó không hề có nghĩa tốt hay xấu như “dì ghẻ” hay “nhà giàu”, “địa chủ” mà thiếu sự đánh giá khách quan.
4. Nói tắt gây tai hại: Có lần một người Mỹ nhờ tôi giải thích câu thành ngữ “chó treo, mèo đậy” ra tiếng Anh và tôi giải thích rằng: “thức ăn nếu muốn chó không đụng tới thì phải treo lên, còn đối với mèo thì phải đậy lại”, người này ôm đầu thốt lên: “Nói tắt kiểu đó thì tao chịu, không thể nào hiểu được”. Thật sự, những người chưa từng nghe qua câu này hoặc được giải thích sẽ có thể không hiểu hoặc hoàn toàn hiểu sai khi cấu trúc của câu thành ngữ này được tối giảng và thay đổi thứ tự đến mức không thể hiểu nó nói gì.
Không chỉ có những câu thành ngữ mà trong cách nói chuyện hàng ngày, chúng ta có khuynh hướng nói tắt bất chấp ngữ nghĩa và ngữ pháp miễn sao thuận miệng và người khác vẫn hiểu. Có một phần yếu tố vùng miền trong những cách nói tắt, nói rút gọn. Ví dụ người miền Bắc nói “áo (để giữ) ấm” thì miền Nam lại gọi đó là “áo (mặc cho khỏi) lạnh” và thế là “áo ấm” và “áo lạnh” trở thành hai từ đồng nghĩa mặc dù “lạnh” và “ấm” hoàn toàn trái nghĩa. Miền Bắc có từ “kẻo” mang nghĩa “để không” ví dụ “Đi cẩn thận kẻo ngã” (Đi cẩn thận để không ngã) thì miền Nam lại có khuynh hướng bỏ bớt từ “không” trong cụm “để không” khi nói “Đi cẩn thận để té” hoặc “mặc thêm cái áo vô để lạnh”. Cách nói này nếu người nghe đã quen vẫn hiểu đúng nghĩa nhưng đối với người nước ngoài, nó gây ra sự hoang mang vô cùng (tại sao lại phải đi cẩn thận ĐỂ té? Hoặc tại sao phải mặc thêm cái áo vào ĐỂ lạnh?). Miền Bắc rút gọn cụm từ “giấy dùng để chùi miệng sau khi ăn” thành “giấy ăn” (miền Nam gọi là “khăn giấy”) khiến cho nhiều người nếu không phải ở miền Bắc sẽ nghĩ rằng “giấy này dùng để ăn”.
Một trong những nguyên nhân khiến người Việt Nam học tiếng Anh rất khổ sở khi học về giới từ (preposition) vì trong tiếng Việt, giới từ cũng có khuynh hướng bị lượt bỏ rất nhiều. Ví dụ “đi để làm việc” hoặc “đi để chơi” sẽ được nói gọn thành “đi làm” và “đi học”. “Đi đến Châu Âu” sẽ được nói gọn thành “đi Châu Âu” và “đi bằng xe máy” sẽ được nói gọn thành “đi xe máy”. Lưu ý rằng những trường hợp này giới từ “để” ,”tới” và “bằng” đều có ý nghĩa khác nhau nhưng đều được tùy tiện giản lược trong khi trong tiếng Anh, những giới từ này không thể lượt bỏ.
5. Sự thiếu nhất quán về phương hướng trong tiếng Việt:
Trong tiếng Anh, hai chữ “here” (ở đây) và “there” (ở đó) được hiểu rất nhất quán: ngay trước mặt người nói hoặc ngay tại chỗ hai người đối thoại đang đứng thì dùng “here” còn ngoài phạm vi đó thì dùng “there”. Trong tiếng Việt, thay vì nói“bạn đặt nó ở đằng kia”, một người vẫn có thể chỉ tay đến một nơi khác và bảo người kia: “bạn đặt nó ở đây này!” (“Ở đây” được hiểu là nơi mà người nói chỉ tới). Nếu dịch câu này sang tiếng Anh thành “You can put it HERE”, người nghe sẽ đặt món đồ đó ngay trước mặt bạn. Hoặc khi bạn chỉ vào một tấm ảnh chụp một nơi nào đó và nói rằng: “Tôi đã từng tới đây” thì người nghe sẽ hiểu rằng bạn đã từng tới nơi trong ảnh. Còn trong tiếng Anh, bạn phải nói “tôi đã từng tới ĐÓ” vì khi bạn nói “Tôi đã từng tới ĐÂY”, người nghe sẽ hiểu rằng bạn đã từng tới nơi mà cả hai đang ngồi. Sự thiếu nhất quán giữa “đây” và “đó” trong tiếng Việt gây rất nhiều phiền phức khi diễn đạt sang tiếng Anh và gây ra sự bối rối của cả người nói lẫn người nghe và kéo theo nhiều khái niệm khác cũng bị hiểu sai. Ví dụ “this” (cái này) và “these” (những cái này) dùng để chỉ vật ngay trước mặt (tương ứng với “here”) và “that” (cái kia) và “those” (những cái kia) dùng để chỉ vật cách xa mình (tương ứng với “there”) cũng rất hay bị người Việt dùng nhầm lẫn khi nói tiếng Anh. Thử nghĩ bạn đi nước ngoài mua sắm, người bán hàng sẽ rất bối rối khi bạn không nhận cái áo mà người ấy đưa cho bạn và chỉ vào một chiếc áo khác rồi bảo: “I want THIS one please” thay vì nói rằng “I want THAT one”.
Người miền Nam thường hay nói “ở dưới quê lên tỉnh” hoặc “dưới quê lên thành phố”. Nhưng cách nói này nếu dịch sang tiếng Anh sẽ gây khó hiểu vì “ở dưới đi lên” chỉ có nghĩa khi hai nơi này có vị trí địa lý chênh lệch về độ cao vật lý. Ví dụ, bạn có thể nói từ Sài Gòn lên Đà Lạt vì Sài Gòn rõ ràng thấp hơn Đà Lạt nhưng nếu bạn nói ở Bến Tre hoặc Cần Thơ lên Sài Gòn. Thật ra cách nói này ảnh hưởng cách nói ngày xưa “thượng kinh” có nghĩa là “lên kinh đô” với hàm ý từ nơi quê mùa lạc hậu đi tới nơi văn minh hơn, sang trọng hơn. Đây là cách nói mang tính kì thị nhưng do dùng quá lâu thành quen nên chúng ta vẫn sử dụng mà không nghĩ ngợi gì nhiều về nó.
Sự thiếu nhất quán về mặt phương hướng trong tiếng Việt khiến cho những từ đáng lẽ khác nghĩa hoặc thậm chí là trái nghĩa nhưng dùng trong những ngữ cảnh nhất định lại trở thành đồng nghĩa. Ví dụ tôi nói rằng: “Cậu ấy chưa RA ĐỜI, chưa va chạm nhiều nên chưa có kinh nghiệm sống” và “Hành trang VÀO ĐỜI của anh ta chỉ có những kiến thức học được trong trường” thì “RA ĐỜI” và “VÀO ĐỜI” là hai tổ hợp từ cùng nghĩa trong khi “RA” và “VÀO” hoàn toàn trái nghĩa. “Đứng TRÊN mặt đất” và “đứng DƯỚI mặt đất” đồng nghĩa với nhau mặc dù “TRÊN” và “DƯỚI” là hai từ trái nghĩa. Tương tự “TRONG cuộc đời này” và “TRÊN đời này” là hai cụm từ đồng nghĩa nhưng “TRONG” và “TRÊN” chỉ hai vị trí khác nhau. Ngược lại, cùng một từ chỉ vị trí trong tiếng VIỆT lại có thể chỉ hai vị trí hoàn toàn khác nhau. Khi tôi nói “nón đội TRÊN đầu” chúng ta sẽ hiểu rằng chiếc nón TIẾP XÚC TRỰC TIẾP ở phần trên của đầu” nhưng “mây che TRÊN đầu” thì rõ ràng không ai hiểu rằng mây tiếp xúc trực tiếp trên đầu mà có một khoảng cách với đầu chúng ta. Trong hai ngữ cảnh này, từ “TRÊN” được thể hiện bằng hai giới từ khác nhau trong tiếng Anh với nghĩa hoàn toàn rõ ràng là “ON” dùng cho trường hợp nằm trên và tiếp xúc trực tiếp và “ABOVE” là ở trên nhưng có khoảng cách.
Tôi xin tạm thời kết thúc việc phân tích ngôn ngữ ở đây để có thể chuyển sang những yếu tố khác để chứng minh sự hời hợt trong tư duy của người Việt. Tôi cũng xin nhắc lại là tôi không có ý bôi nhọ hay bêu xấu tiếng Việt mà chỉ muốn chỉ ra những điểm chưa nhất quán hoặc chưa logic trong tiếng Việt (Ngôn ngữ nào cũng có điều này, nhưng vấn đề là nhiều hay ít). Sự thiếu chuẩn xác và logic trong tiếng Việt phần nào thể hiện tư duy chưa được sâu sắc và dễ dãi đồng thời cũng khiến cho việc suy nghĩ bằng tiếng Việt không được logic và lý tính như khi bạn tư duy bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức (với điều kiện bạn phải thành thạo những ngôn ngữ trên). Điều tôi có thể khuyên các bạn là nếu muốn học tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh cho hiệu quả, chúng ta phải hết sức lưu ý đến cách tư duy của người bản ngữ chứ đừng áp dụng cách tư duy của người Việt vào. Nếu không làm được điều này, bạn sẽ không bao giờ trở nên thông thạo được ngôn ngữ cần học
Chúng ta hay nhắc tới khái niệm “dân tộc tính”, một khái niệm nói về tập hợp những tính cách nổi bật và đặc trưng của một dân tộc. Những tính cách đặc trưng của một dân tộc phụ thuộc vào những điều kiện ngoại cảnh của môi trường sống ví dụ như địa lý, khí hậu, lịch sử, chính trị, hệ tư tưởng, văn hóa…Rất khó có thể tách rời một yếu tố ra để xem xét đơn lẻ vì mỗi yếu tố đều có những ảnh hưởng nhất định tới tính cách của dân tộc đó. Chúng có thể bổ sung cho nhau để hình thành nên một số tính cách nhưng cũng có thể khắc chế lẫn nhau. Nếu những yếu tố như địa lý, khí hậu là những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của con người thì ngược lại những yếu tố như hệ tư tưởng, kinh tế và chính trị lại do con người tạo ra và có thể thay đổi được. Điều này giải thích tại sao có những quốc gia có vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu tương đối giống nhau nhưng có những tính cách khác nhau hoặc cùng một quốc gia nhưng khi có sự thay đổi về hệ tư tưởng, tôn giáo và chính trị thì tính cách của dân tộc đó cũng thay đổi. Hôm nay tôi muốn phân tích sơ lược những yếu tố này để xem chúng đã ảnh hưởng tới tính cách của người Việt Nam ta như thế nào trong suốt chiều dài lịch sử.
Sự thiếu vắng của nền thương nghiệp và hàng hải là một thiếu sót quan trọng:
Chúng ta chắc ai cũng biết những điều cơ bản về địa lý, địa hình và khí hậu Việt Nam nên tôi chỉ nhắc lại sơ lược mà đi quá chi tiết về chúng. Điều tôi muốn nói ở đây là Việt Nam mặc dù có một đường bờ biển dài 3260 km từ Bắc xuống Nam nhưng điều kì lạ là Việt Nam chưa hề phát triển ngành hàng hải và ngoại thương trong suốt lịch sử phát triển của đất nước. Ngay cả những cư dân sống dọc vùng duyên hải cũng chỉ chọn nghề chài lưới kiếm ăn chứ chưa bao giờ có khái niệm về hàng hải. Lịch sử Việt Nam không có những ghi chép về những hạm đội, những đội thương thuyền, hải tặc hay những nhà thám hiểm của người Việt. Ngay cả ngoại thương của người Việt trong lịch sử cũng chỉ hạn chế ở việc các thuyền buôn nước ngoài cập cảng ở Việt Nam để buôn bán và trao đổi chứ không có thuyền buôn của người Việt ra nước ngoài để lấy hàng hoặc buôn bán. Nếu xét trong lịch sử thế giới, những quốc gia ở Châu Âu có địa hình là đảo hoặc quần đảo hoặc có lợi thế đường bờ biển đều rất phát triển về hàng hải và ngoại thương. Người Hi Lạp từ thời cổ đại đã dong buồm đi khắp khu vực Địa Trung Hải để giao thương với Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), Ý, Ai Cập và Babylon. Hải tặc Viking ở Bắc Âu là những nhà hàng hải kiệt xuất thời Trung Cổ. Đến thời Cận Đại, những quốc gia như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã lợi dụng địa hình có nhiều bờ biển của mình để phát triển ngành hàng hải với khát vọng chinh phục thế giới để mở rộng lộ trình giao thương trên biển và tìm ra những lục địa mới để biến chúng thành thuộc địa của mình.
Và nếu xét những sản phẩm trong nước để trao đổi với các thương nhân nước ngoài ở Hội An thế kỷ XVI- XVIII, ta thấy những mặt hàng chúng ta bán phần lớn đều là ở dạng nguyên liệu thô khai thác từ thiên nhiên như trầm hương, kỳ nam, gỗ quý, sừng tê, ngà voi, đồi mồi… hoặc những sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, hồ tiêu, tơ tằm… Chỉ có hai mặt hàng thủ công mang tính chất thành phẩm được thương nhân nước ngoài ưa chuộng ở Việt Nam là các loại vải vóc được dệt từ tơ tằm và đồ gốm sứ (nhưng hai sản phẩm này vẫn không được ưa chuộng bằng đồ Trung Quốc và Nhật Bản vì không tinh xảo bằng). Ngược lại, những tàu buôn nước ngoài mang vào bán ở Hội An những sản phẩm được chế tác hoàn hảo. Một giáo sĩ Bồ Đào Nha thuộc dòng Jésuite là Valentin Corvalho, ghi lại: “Còn thuyền buôn đến từ Trung Quốc mang các thứ hàng hóa là “ sa, đoạn, gấm, vóc, vải, các vị thuốc, giấy vàng bạc, hương vòng, các thứ đồ giấy, kim tuyến, ngân tuyến, các thứ phẩm, y phục, giầy tốt, nhung, đơ ra, kính, pha lê, quạt giấy, bút, mực, kim, cốc áo, các thứ bàn ghế, các thứ đèn lồng, các thứ đồ đồng, các thứ đồ sứ đồ sành; đồ ăn uống thì các loại như lá chè, cam, chanh, lê, táo, hồng, bánh, miến, bột mì, tram muối, đầu thái, trứng muối, tương gừng, tương ngọt, đậu phụ, rau kim châm, mộc nhĩ, nấm hương…” bán rất chạy, thu được nhiều lợi nhuận, không hề bị ế đọng.Ví như các tàu buôn của thương nhân Hà Lan đến từ Surate và Coromandel đã đem theo vải vóc, chì, hỏa tiêu, …[11] Thuyền buôn đến từ nước Pháp thì bán khí giới, sắt, đồng, vải vóc, và mua trở về đường, lụa thô[12]. Thuyền đến từ Bồ Đào Nha mang theo các mặt hàng như: bàn chải, kim khâu, vòng tay, hoa tai bằng thủy tinh, mũ nón, mũ bonnet, thắt lưng, áo sơ mi và tất cả các loại áo… Đọc những dòng ghi chép trên, không biết các bạn có suy nghĩ giống tôi rằng người Việt Nam hầu như rất kém trong việc chế tạo ra những sản phẩm. Không chỉ có những sản phẩm có trình độ khoa học kỹ thuật cao mới có thể sản xuất được như pha lê, khí giới, súng ống…, những thứ gần như rất thông dụng như bàn chải, kim khâu, trứng muối mà “cũng bán rất chạy thu được nhiều lợi nhuận, không bị ế đọng” thì lạ quá. Câu hỏi tôi muốn đặt ra là tại sao người Việt Nam lại phải nhập khẩu những thứ đó qua nhiều thế kỷ mà không tự bản thân mình học cách sản xuất ra chúng. Và tại sao những gì chúng ta bán đi cho nước ngoài là những nguyên liệu thô chứ không phải là những sản phẩm được chế tác tinh xảo từ những nguyên liệu thô đó với giá cao hơn?
Kinh tế truyền thống của Việt Nam từ bao đời vẫn không hề thoát khỏi nền nông nghiệp lúa nước thô sơ lạc hậu. Với những lợi thế về địa hình như đồng bằng, sông ngòi và khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho việc trồng lúa nước, người Việt Nam dường như không nghĩ tới việc khai thác những lợi thế của đường bờ biển mà chỉ tập trung ở những vùng đồng bằng châu thổ để trồng lúa và xem đó như là nền kinh tế chủ đạo. Một đặc điểm nữa là người Việt Nam rất coi trọng văn hóa làng xã và gần như rất sợ phải đi xa khỏi quê nhà của mình. Một trong những nỗi sợ lớn nhất của người Việt là nỗi sợ phải đi “tha phương cầu thực” (đi kiếm ăn ở xứ khác), nhiều khi “xứ khác” này cũng chẳng phải xa xôi gì mà chỉ là làng kế bên hoặc tỉnh kế bên mà thôi. Trong tất cả các cuộc chiến ngoại xâm của Việt Nam cũng như những cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại triều đình phong kiến, điều khiến cho người dân nổi dậy chống giặc là khi làng mạc bị cướp bóc, đất đai bị chiếm, người dân không còn nhà để ở và không còn đất để cày. Tuyệt đối không có bóng dáng của một động cơ chính trị nào quan trọng hơn là mất đất mất làng, không có lý tưởng hay tư tưởng gì ở đây cả.
Văn Minh Tân Học Sách năm 1908 có viết: “Người Âu trọng du lịch, xem thường hiểm trở gian nan, đi thám hiểm Băng Dương, đi vòng quanh địa cầu, đều là những việc thường thấy. Nước ta có thế không? Lìa nhà mươi dặm đã bùi ngùi những mưa gió hoa vàng! Ở lữ thứ vài năm đã than thở quan hà đầu bạc! Nói gì đến Xiêm La, Miến Điện, Nam Chưởng, Cao Miên không ai chịu đặt chân tới; ngay đến Trung Hoa đối với ta cái gì cũng giống nhau, thế mà người Tàu thì ở nhan nhản khắp nơi kinh kỳ đô hội bên ta, còn người nước ta thì chưa một ai đặt chân đến thành Ngũ Dương (tên gọi cũ của Quảng Châu) cả.” Quốc dân độc bản năm 1907 cũng nói: “(người Việt) không nghĩ gì ngoài bát gạo hạt muối, chân không hề bước đi đâu một bước. Xa gia đình làng xóm trăm dặm là nước mắt đã ướt áo, ra khỏi ngõ mười ngày đã sốt ruột muốn về.” Cái tư tưởng “xa quê hương, nhớ mẹ hiền” rất tiêu biểu trong đời sống văn hóa người Việt ngay trong cả đời sống ngày nay khi con người đã bay lên tới Mặt Trăng. Bạn nào tinh ý sẽ thấy những bài viết thương quê, nhớ mẹ, nhớ khói bếp nhớ lũy tre làng xuất hiện rất nhiều trong văn chương hiện đại Việt Nam, nhất là trong những tác phẩm thơ văn in trong báo Xuân hoặc trong âm nhạc và sân khấu.
Dĩ nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó. Gắn bó với quê cha đất tổ không có gì là xấu nếu như điều này không kìm hãm tư duy và chí tiến thủ của người Việt sau lũy tre làng và trói buộc nó xung quanh cây đa giếng nước. Với nền kinh tế tự cung tự cấp miễn sao là không phải sợ thiếu ngày hai bữa, những người dân sống ở nông thôn sẽ không phát triển được tư duy cầu tiến chịu học học một cách sâu sắc. Những sản phẩm thủ công được làm ra lúc nhàn rỗi cũng chỉ để bán hoặc trao đổi cho những người trong làng xóm hoặc cùng lắm là làng bên nên miễn sử dụng được là xong, không cần sự cầu kỳ tinh xảo. Do không có nhu cầu thương mại với bên ngoài, những nông cụ thô sơ cứ tồn tại như thế đời này qua đời khác mà không cần cải tiến vì có thừa nông sản cũng chẳng để làm gì. Và cứ mỗi xóm mỗi làng có được một ông thầy đồ hay một cậu tú tài biết được mấy chữ trong sách Thánh Hiền thì làng ấy đã có thể tự hào sung sướng rồi, cần gì phải tìm hiểu học hỏi thêm những thứ mà Khổng Mạnh không dạy.
Cứ suy nghĩ một cách khách quan và nghiêm túc rằng giữa những dân tộc chịu đi đây đi đó, giao thương khắp nơi trên thế giới, chịu tiếp thu những luồng tư tưởng và văn hóa khác biệt, tận mắt thấy tai nghe những điều kỳ lạ và những dân tộc suốt đời chỉ quanh quẩn trong làng xóm của mình, ngoài quanh năm suốt tháng cày cấy ngoài đồng, đến khi rảnh rỗi thì lo ăn chơi cờ bạc rượu chè cùng với hội hè đình đám mà không bao giờ tiếp thu cái hay cái mới bên ngoài, dân tộc nào có tư duy phong phú và sâu sắc còn dân tộc nào có tư duy đơn giản hời hợt? Châu Âu có sự thay đổi lớn về mặt tư tưởng triết học qua các thời Phục Hưng, Khám Phá, Khai Sáng và các cuộc cách mạng công nghiệp phần lớn nhờ người Châu Âu không vừa lòng với việc ở yên một chỗ và chấp nhận những gì đang có. Từ thế kỷ XVI, Châu Âu đã có những trường đại học để dạy những môn khoa học và triết học thì các ông đồ Nho râu tóc bạc phơ của đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam vẫn chen chúc nhau tham dự kì thi mà cơ bản là không có gì thay đổi từ khi nhà Lý mở khoa thi đầu tiên cách đây 1000 năm với những “Tứ Thư Ngũ Kinh” của Khổng Mạnh để cầu chút vinh hoa hão để về bái tổ vinh quy. Đối với họ việc “thượng kinh ứng thí” thì coi như là vĩ đại và ghê gớm lắm rồi. Và những vị khoa bảng này cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ của dân số Việt Nam, còn lại tuyệt đại đa số là mù chữ và chưa hề bước ra khỏi làng mình nửa bước.
Rất nhiều người Việt Nam, nhất là những người ở tuổi cha mẹ tôi thường sẽ có những phản ứng khá mạnh mỗi khi giới trẻ có những phát biểu mang tính chỉ trích đối với những vấn đề được mặc định là “truyền thống dân tộc” đặc biệt là những chuyện liên quan đến tôn ti trật tự hoặc cúng quải giỗ chạp. Trong tâm thức của họ, những gì của ‘ông bà ta để lại” thì mặc nhiên là đúng và không được quyền lên án hoặc xem xét lại. Cũng như có rất nhiều người ngày rằm mồng một đều rất siêng ăn chay và đi chùa, những nghi thức cúng bái cầu siêu cầu an hóa vàng phóng sinh… không có gì là không rành nhưng khi chỉ lên những tượng Phật trong chùa hỏi đây là ai thì ngoài Phật Thích Ca và Phật Bà Quan Âm ra, những vị phật khác đều mù tịt. Có những người đến các ngày vía ông vía bà đều đi hành hương đền nọ miếu kia nhưng ngoài việc cầu lợi lộc cho bản thân như tình duyên gia đạo, mua may bán đắt, họ đều không quan tâm đến chuyện nơi mình mang lễ đến khấn vái thờ thần hay thờ quỷ, miễn sao là nghe người khác đồn là nơi đó linh thiêng lắm là cứ thế mà đến lễ bái nhang đèn. Nhìn chung, đời sống tinh thần và tâm linh của người Việt Nam chúng ta khá hời hợt và chứa đầy những mâu thuẫn nội tại trải qua suốt bao nhiêu năm tháng nhưng lại có rất ít những thay đổi mang tính chất bước ngoặc. Bài viết này sẽ phân tích khía cạnh tôn giáo và đời sống tinh thần của người Việt Nam.
Nếu đi ngược về lịch sử của Việt Nam từ thời sơ khai thì người Việt cổ không có tôn giáo và hệ tư tưởng triết học mà chỉ có những tín ngưỡng dân gian bái vật và phồn thực. Đến thời kỳ Bắc thuộc trên 1000 năm, tam giáo Lão, Nho, Phật được du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam và trở thành hệ tư tưởng chính thống của người Việt và ngay cả khi giành được độc lập thì các triều đại phong kiến Việt Nam vẫn xây dựng đời sống tinh thần và chính trị xã hội Việt Nam dựa trên cái nền tảng tam giáo này từ đời nhà Đinh (thế kỷ thứ 10) đến đời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ thứ 20). Như vậy nếu tính sơ sơ thì nền tảng tư tưởng do tam giáo tạo ra đã tồn tại và bám rễ ở Việt Nam trong suốt ít nhất là 2000 năm, một khoảng thời gian cực kỳ dài. Và vì thế dù muốn dù không, chúng ta phải xét đến sự ảnh hướng của tam giáo đối với đời sống tinh thần cũng như tính cách của người Việt Nam.
Khi tôi viết những bài lên án Nho Khổng và những hậu quả nặng nề của nó để lại đối với tư duy của người Việt Nam, có rất nhiều người gửi cho tôi những tin nhắn rất dài nhằm giải thích với tôi rằng Nho giáo không xấu và Khổng Tử không có lỗi. Điều này cũng tương tự như cố gắng giải thích cho tôi nghe rằng học thuyết xã hội chủ nghĩa của Karl Marx không sai lầm và Marx không có lỗi khi chủ nghĩa xã hội của ông trở thành một con quái vật trên toàn cầu. Khách quan mà nói, bất cứ một học thuyết hay một hệ tư tưởng triết học nào trên thế giới cũng đều chứa đựng cả hai mặt tốt và xấu, tiến bộ và hạn chế. Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo hay triết học cổ đại phương Tây của Socrates, Plato và Aristotle cũng thế. Vấn đề ở chỗ là khi một hệ tư tưởng chiếm vai trò độc tôn và bảo thủ không thay đổi thì nó chắc chắn sẽ trở nên lạc hậu không hợp thời và bị lợi dụng để phục vụ cho quyền lợi của một nhóm người nào đó. Tam giáo ở Trung Quốc và ở Việt Nam trong suốt lịch sử phong kiến không có những thay đổi cốt lõi mang tính chất cách mạng mà trái lại ngày càng biến tướng tinh vi hơn để làm công cụ khóa chặt tư tưởng của con người.
Đầu tiên xin được nói về Nho giáo. Khổng Tử và Mạnh Tử là những người đặt ra nền móng của hệ tư tưởng Nho giáo có công trong việc đưa ra những quy chuẩn trong việc ứng xử xã hội cũng như nghĩa vụ của những tầng lớp khác nhau nhằm tạo ra một xã hội có trật tự thống nhất và dễ điều hành hơn khiến cho nhà nước phong kiến tập quyền có thể củng cố quyền lực tối đa. Đây là một bước tiến lớn trong lịch sử từ chế độ phong kiến sơ khai thời Ân-Chu để trở thành chế độ phong kiến chuyên chế thời Tần-Hán và các triều đại Trung Quốc sau này. Nhưng khi phong thánh Khổng Mạnh và thần thánh hóa những gì thuộc về Nho giáo (chữ Thánh Hiền, sách Thánh Hiền) thì chế độ phong kiến đã rất thành công trong việc dùng hệ tư tưởng Nho giáo này để làm người dân ngu muội và tuân phục vì những lý do sau đây:
Người miền Nam thường hay nói “ở dưới quê lên tỉnh” hoặc “dưới quê lên thành phố”. Nhưng cách nói này nếu dịch sang tiếng Anh sẽ gây khó hiểu vì “ở dưới đi lên” chỉ có nghĩa khi hai nơi này có vị trí địa lý chênh lệch về độ cao vật lý. Ví dụ, bạn có thể nói từ Sài Gòn lên Đà Lạt vì Sài Gòn rõ ràng thấp hơn Đà Lạt nhưng nếu bạn nói ở Bến Tre hoặc Cần Thơ lên Sài Gòn. Thật ra cách nói này ảnh hưởng cách nói ngày xưa “thượng kinh” có nghĩa là “lên kinh đô” với hàm ý từ nơi quê mùa lạc hậu đi tới nơi văn minh hơn, sang trọng hơn. Đây là cách nói mang tính kì thị nhưng do dùng quá lâu thành quen nên chúng ta vẫn sử dụng mà không nghĩ ngợi gì nhiều về nó.
Sự thiếu nhất quán về mặt phương hướng trong tiếng Việt khiến cho những từ đáng lẽ khác nghĩa hoặc thậm chí là trái nghĩa nhưng dùng trong những ngữ cảnh nhất định lại trở thành đồng nghĩa. Ví dụ tôi nói rằng: “Cậu ấy chưa RA ĐỜI, chưa va chạm nhiều nên chưa có kinh nghiệm sống” và “Hành trang VÀO ĐỜI của anh ta chỉ có những kiến thức học được trong trường” thì “RA ĐỜI” và “VÀO ĐỜI” là hai tổ hợp từ cùng nghĩa trong khi “RA” và “VÀO” hoàn toàn trái nghĩa. “Đứng TRÊN mặt đất” và “đứng DƯỚI mặt đất” đồng nghĩa với nhau mặc dù “TRÊN” và “DƯỚI” là hai từ trái nghĩa. Tương tự “TRONG cuộc đời này” và “TRÊN đời này” là hai cụm từ đồng nghĩa nhưng “TRONG” và “TRÊN” chỉ hai vị trí khác nhau. Ngược lại, cùng một từ chỉ vị trí trong tiếng VIỆT lại có thể chỉ hai vị trí hoàn toàn khác nhau. Khi tôi nói “nón đội TRÊN đầu” chúng ta sẽ hiểu rằng chiếc nón TIẾP XÚC TRỰC TIẾP ở phần trên của đầu” nhưng “mây che TRÊN đầu” thì rõ ràng không ai hiểu rằng mây tiếp xúc trực tiếp trên đầu mà có một khoảng cách với đầu chúng ta. Trong hai ngữ cảnh này, từ “TRÊN” được thể hiện bằng hai giới từ khác nhau trong tiếng Anh với nghĩa hoàn toàn rõ ràng là “ON” dùng cho trường hợp nằm trên và tiếp xúc trực tiếp và “ABOVE” là ở trên nhưng có khoảng cách.
Tôi xin tạm thời kết thúc việc phân tích ngôn ngữ ở đây để có thể chuyển sang những yếu tố khác để chứng minh sự hời hợt trong tư duy của người Việt. Tôi cũng xin nhắc lại là tôi không có ý bôi nhọ hay bêu xấu tiếng Việt mà chỉ muốn chỉ ra những điểm chưa nhất quán hoặc chưa logic trong tiếng Việt (Ngôn ngữ nào cũng có điều này, nhưng vấn đề là nhiều hay ít). Sự thiếu chuẩn xác và logic trong tiếng Việt phần nào thể hiện tư duy chưa được sâu sắc và dễ dãi đồng thời cũng khiến cho việc suy nghĩ bằng tiếng Việt không được logic và lý tính như khi bạn tư duy bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức (với điều kiện bạn phải thành thạo những ngôn ngữ trên). Điều tôi có thể khuyên các bạn là nếu muốn học tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh cho hiệu quả, chúng ta phải hết sức lưu ý đến cách tư duy của người bản ngữ chứ đừng áp dụng cách tư duy của người Việt vào. Nếu không làm được điều này, bạn sẽ không bao giờ trở nên thông thạo được ngôn ngữ cần học
Chúng ta hay nhắc tới khái niệm “dân tộc tính”, một khái niệm nói về tập hợp những tính cách nổi bật và đặc trưng của một dân tộc. Những tính cách đặc trưng của một dân tộc phụ thuộc vào những điều kiện ngoại cảnh của môi trường sống ví dụ như địa lý, khí hậu, lịch sử, chính trị, hệ tư tưởng, văn hóa…Rất khó có thể tách rời một yếu tố ra để xem xét đơn lẻ vì mỗi yếu tố đều có những ảnh hưởng nhất định tới tính cách của dân tộc đó. Chúng có thể bổ sung cho nhau để hình thành nên một số tính cách nhưng cũng có thể khắc chế lẫn nhau. Nếu những yếu tố như địa lý, khí hậu là những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của con người thì ngược lại những yếu tố như hệ tư tưởng, kinh tế và chính trị lại do con người tạo ra và có thể thay đổi được. Điều này giải thích tại sao có những quốc gia có vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu tương đối giống nhau nhưng có những tính cách khác nhau hoặc cùng một quốc gia nhưng khi có sự thay đổi về hệ tư tưởng, tôn giáo và chính trị thì tính cách của dân tộc đó cũng thay đổi. Hôm nay tôi muốn phân tích sơ lược những yếu tố này để xem chúng đã ảnh hưởng tới tính cách của người Việt Nam ta như thế nào trong suốt chiều dài lịch sử.
Sự thiếu vắng của nền thương nghiệp và hàng hải là một thiếu sót quan trọng:
Chúng ta chắc ai cũng biết những điều cơ bản về địa lý, địa hình và khí hậu Việt Nam nên tôi chỉ nhắc lại sơ lược mà đi quá chi tiết về chúng. Điều tôi muốn nói ở đây là Việt Nam mặc dù có một đường bờ biển dài 3260 km từ Bắc xuống Nam nhưng điều kì lạ là Việt Nam chưa hề phát triển ngành hàng hải và ngoại thương trong suốt lịch sử phát triển của đất nước. Ngay cả những cư dân sống dọc vùng duyên hải cũng chỉ chọn nghề chài lưới kiếm ăn chứ chưa bao giờ có khái niệm về hàng hải. Lịch sử Việt Nam không có những ghi chép về những hạm đội, những đội thương thuyền, hải tặc hay những nhà thám hiểm của người Việt. Ngay cả ngoại thương của người Việt trong lịch sử cũng chỉ hạn chế ở việc các thuyền buôn nước ngoài cập cảng ở Việt Nam để buôn bán và trao đổi chứ không có thuyền buôn của người Việt ra nước ngoài để lấy hàng hoặc buôn bán. Nếu xét trong lịch sử thế giới, những quốc gia ở Châu Âu có địa hình là đảo hoặc quần đảo hoặc có lợi thế đường bờ biển đều rất phát triển về hàng hải và ngoại thương. Người Hi Lạp từ thời cổ đại đã dong buồm đi khắp khu vực Địa Trung Hải để giao thương với Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), Ý, Ai Cập và Babylon. Hải tặc Viking ở Bắc Âu là những nhà hàng hải kiệt xuất thời Trung Cổ. Đến thời Cận Đại, những quốc gia như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã lợi dụng địa hình có nhiều bờ biển của mình để phát triển ngành hàng hải với khát vọng chinh phục thế giới để mở rộng lộ trình giao thương trên biển và tìm ra những lục địa mới để biến chúng thành thuộc địa của mình.
Và nếu xét những sản phẩm trong nước để trao đổi với các thương nhân nước ngoài ở Hội An thế kỷ XVI- XVIII, ta thấy những mặt hàng chúng ta bán phần lớn đều là ở dạng nguyên liệu thô khai thác từ thiên nhiên như trầm hương, kỳ nam, gỗ quý, sừng tê, ngà voi, đồi mồi… hoặc những sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, hồ tiêu, tơ tằm… Chỉ có hai mặt hàng thủ công mang tính chất thành phẩm được thương nhân nước ngoài ưa chuộng ở Việt Nam là các loại vải vóc được dệt từ tơ tằm và đồ gốm sứ (nhưng hai sản phẩm này vẫn không được ưa chuộng bằng đồ Trung Quốc và Nhật Bản vì không tinh xảo bằng). Ngược lại, những tàu buôn nước ngoài mang vào bán ở Hội An những sản phẩm được chế tác hoàn hảo. Một giáo sĩ Bồ Đào Nha thuộc dòng Jésuite là Valentin Corvalho, ghi lại: “Còn thuyền buôn đến từ Trung Quốc mang các thứ hàng hóa là “ sa, đoạn, gấm, vóc, vải, các vị thuốc, giấy vàng bạc, hương vòng, các thứ đồ giấy, kim tuyến, ngân tuyến, các thứ phẩm, y phục, giầy tốt, nhung, đơ ra, kính, pha lê, quạt giấy, bút, mực, kim, cốc áo, các thứ bàn ghế, các thứ đèn lồng, các thứ đồ đồng, các thứ đồ sứ đồ sành; đồ ăn uống thì các loại như lá chè, cam, chanh, lê, táo, hồng, bánh, miến, bột mì, tram muối, đầu thái, trứng muối, tương gừng, tương ngọt, đậu phụ, rau kim châm, mộc nhĩ, nấm hương…” bán rất chạy, thu được nhiều lợi nhuận, không hề bị ế đọng.Ví như các tàu buôn của thương nhân Hà Lan đến từ Surate và Coromandel đã đem theo vải vóc, chì, hỏa tiêu, …[11] Thuyền buôn đến từ nước Pháp thì bán khí giới, sắt, đồng, vải vóc, và mua trở về đường, lụa thô[12]. Thuyền đến từ Bồ Đào Nha mang theo các mặt hàng như: bàn chải, kim khâu, vòng tay, hoa tai bằng thủy tinh, mũ nón, mũ bonnet, thắt lưng, áo sơ mi và tất cả các loại áo… Đọc những dòng ghi chép trên, không biết các bạn có suy nghĩ giống tôi rằng người Việt Nam hầu như rất kém trong việc chế tạo ra những sản phẩm. Không chỉ có những sản phẩm có trình độ khoa học kỹ thuật cao mới có thể sản xuất được như pha lê, khí giới, súng ống…, những thứ gần như rất thông dụng như bàn chải, kim khâu, trứng muối mà “cũng bán rất chạy thu được nhiều lợi nhuận, không bị ế đọng” thì lạ quá. Câu hỏi tôi muốn đặt ra là tại sao người Việt Nam lại phải nhập khẩu những thứ đó qua nhiều thế kỷ mà không tự bản thân mình học cách sản xuất ra chúng. Và tại sao những gì chúng ta bán đi cho nước ngoài là những nguyên liệu thô chứ không phải là những sản phẩm được chế tác tinh xảo từ những nguyên liệu thô đó với giá cao hơn?
Kinh tế truyền thống của Việt Nam từ bao đời vẫn không hề thoát khỏi nền nông nghiệp lúa nước thô sơ lạc hậu. Với những lợi thế về địa hình như đồng bằng, sông ngòi và khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho việc trồng lúa nước, người Việt Nam dường như không nghĩ tới việc khai thác những lợi thế của đường bờ biển mà chỉ tập trung ở những vùng đồng bằng châu thổ để trồng lúa và xem đó như là nền kinh tế chủ đạo. Một đặc điểm nữa là người Việt Nam rất coi trọng văn hóa làng xã và gần như rất sợ phải đi xa khỏi quê nhà của mình. Một trong những nỗi sợ lớn nhất của người Việt là nỗi sợ phải đi “tha phương cầu thực” (đi kiếm ăn ở xứ khác), nhiều khi “xứ khác” này cũng chẳng phải xa xôi gì mà chỉ là làng kế bên hoặc tỉnh kế bên mà thôi. Trong tất cả các cuộc chiến ngoại xâm của Việt Nam cũng như những cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại triều đình phong kiến, điều khiến cho người dân nổi dậy chống giặc là khi làng mạc bị cướp bóc, đất đai bị chiếm, người dân không còn nhà để ở và không còn đất để cày. Tuyệt đối không có bóng dáng của một động cơ chính trị nào quan trọng hơn là mất đất mất làng, không có lý tưởng hay tư tưởng gì ở đây cả.
Văn Minh Tân Học Sách năm 1908 có viết: “Người Âu trọng du lịch, xem thường hiểm trở gian nan, đi thám hiểm Băng Dương, đi vòng quanh địa cầu, đều là những việc thường thấy. Nước ta có thế không? Lìa nhà mươi dặm đã bùi ngùi những mưa gió hoa vàng! Ở lữ thứ vài năm đã than thở quan hà đầu bạc! Nói gì đến Xiêm La, Miến Điện, Nam Chưởng, Cao Miên không ai chịu đặt chân tới; ngay đến Trung Hoa đối với ta cái gì cũng giống nhau, thế mà người Tàu thì ở nhan nhản khắp nơi kinh kỳ đô hội bên ta, còn người nước ta thì chưa một ai đặt chân đến thành Ngũ Dương (tên gọi cũ của Quảng Châu) cả.” Quốc dân độc bản năm 1907 cũng nói: “(người Việt) không nghĩ gì ngoài bát gạo hạt muối, chân không hề bước đi đâu một bước. Xa gia đình làng xóm trăm dặm là nước mắt đã ướt áo, ra khỏi ngõ mười ngày đã sốt ruột muốn về.” Cái tư tưởng “xa quê hương, nhớ mẹ hiền” rất tiêu biểu trong đời sống văn hóa người Việt ngay trong cả đời sống ngày nay khi con người đã bay lên tới Mặt Trăng. Bạn nào tinh ý sẽ thấy những bài viết thương quê, nhớ mẹ, nhớ khói bếp nhớ lũy tre làng xuất hiện rất nhiều trong văn chương hiện đại Việt Nam, nhất là trong những tác phẩm thơ văn in trong báo Xuân hoặc trong âm nhạc và sân khấu.
Dĩ nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó. Gắn bó với quê cha đất tổ không có gì là xấu nếu như điều này không kìm hãm tư duy và chí tiến thủ của người Việt sau lũy tre làng và trói buộc nó xung quanh cây đa giếng nước. Với nền kinh tế tự cung tự cấp miễn sao là không phải sợ thiếu ngày hai bữa, những người dân sống ở nông thôn sẽ không phát triển được tư duy cầu tiến chịu học học một cách sâu sắc. Những sản phẩm thủ công được làm ra lúc nhàn rỗi cũng chỉ để bán hoặc trao đổi cho những người trong làng xóm hoặc cùng lắm là làng bên nên miễn sử dụng được là xong, không cần sự cầu kỳ tinh xảo. Do không có nhu cầu thương mại với bên ngoài, những nông cụ thô sơ cứ tồn tại như thế đời này qua đời khác mà không cần cải tiến vì có thừa nông sản cũng chẳng để làm gì. Và cứ mỗi xóm mỗi làng có được một ông thầy đồ hay một cậu tú tài biết được mấy chữ trong sách Thánh Hiền thì làng ấy đã có thể tự hào sung sướng rồi, cần gì phải tìm hiểu học hỏi thêm những thứ mà Khổng Mạnh không dạy.
Cứ suy nghĩ một cách khách quan và nghiêm túc rằng giữa những dân tộc chịu đi đây đi đó, giao thương khắp nơi trên thế giới, chịu tiếp thu những luồng tư tưởng và văn hóa khác biệt, tận mắt thấy tai nghe những điều kỳ lạ và những dân tộc suốt đời chỉ quanh quẩn trong làng xóm của mình, ngoài quanh năm suốt tháng cày cấy ngoài đồng, đến khi rảnh rỗi thì lo ăn chơi cờ bạc rượu chè cùng với hội hè đình đám mà không bao giờ tiếp thu cái hay cái mới bên ngoài, dân tộc nào có tư duy phong phú và sâu sắc còn dân tộc nào có tư duy đơn giản hời hợt? Châu Âu có sự thay đổi lớn về mặt tư tưởng triết học qua các thời Phục Hưng, Khám Phá, Khai Sáng và các cuộc cách mạng công nghiệp phần lớn nhờ người Châu Âu không vừa lòng với việc ở yên một chỗ và chấp nhận những gì đang có. Từ thế kỷ XVI, Châu Âu đã có những trường đại học để dạy những môn khoa học và triết học thì các ông đồ Nho râu tóc bạc phơ của đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam vẫn chen chúc nhau tham dự kì thi mà cơ bản là không có gì thay đổi từ khi nhà Lý mở khoa thi đầu tiên cách đây 1000 năm với những “Tứ Thư Ngũ Kinh” của Khổng Mạnh để cầu chút vinh hoa hão để về bái tổ vinh quy. Đối với họ việc “thượng kinh ứng thí” thì coi như là vĩ đại và ghê gớm lắm rồi. Và những vị khoa bảng này cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ của dân số Việt Nam, còn lại tuyệt đại đa số là mù chữ và chưa hề bước ra khỏi làng mình nửa bước.
Rất nhiều người Việt Nam, nhất là những người ở tuổi cha mẹ tôi thường sẽ có những phản ứng khá mạnh mỗi khi giới trẻ có những phát biểu mang tính chỉ trích đối với những vấn đề được mặc định là “truyền thống dân tộc” đặc biệt là những chuyện liên quan đến tôn ti trật tự hoặc cúng quải giỗ chạp. Trong tâm thức của họ, những gì của ‘ông bà ta để lại” thì mặc nhiên là đúng và không được quyền lên án hoặc xem xét lại. Cũng như có rất nhiều người ngày rằm mồng một đều rất siêng ăn chay và đi chùa, những nghi thức cúng bái cầu siêu cầu an hóa vàng phóng sinh… không có gì là không rành nhưng khi chỉ lên những tượng Phật trong chùa hỏi đây là ai thì ngoài Phật Thích Ca và Phật Bà Quan Âm ra, những vị phật khác đều mù tịt. Có những người đến các ngày vía ông vía bà đều đi hành hương đền nọ miếu kia nhưng ngoài việc cầu lợi lộc cho bản thân như tình duyên gia đạo, mua may bán đắt, họ đều không quan tâm đến chuyện nơi mình mang lễ đến khấn vái thờ thần hay thờ quỷ, miễn sao là nghe người khác đồn là nơi đó linh thiêng lắm là cứ thế mà đến lễ bái nhang đèn. Nhìn chung, đời sống tinh thần và tâm linh của người Việt Nam chúng ta khá hời hợt và chứa đầy những mâu thuẫn nội tại trải qua suốt bao nhiêu năm tháng nhưng lại có rất ít những thay đổi mang tính chất bước ngoặc. Bài viết này sẽ phân tích khía cạnh tôn giáo và đời sống tinh thần của người Việt Nam.
Nếu đi ngược về lịch sử của Việt Nam từ thời sơ khai thì người Việt cổ không có tôn giáo và hệ tư tưởng triết học mà chỉ có những tín ngưỡng dân gian bái vật và phồn thực. Đến thời kỳ Bắc thuộc trên 1000 năm, tam giáo Lão, Nho, Phật được du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam và trở thành hệ tư tưởng chính thống của người Việt và ngay cả khi giành được độc lập thì các triều đại phong kiến Việt Nam vẫn xây dựng đời sống tinh thần và chính trị xã hội Việt Nam dựa trên cái nền tảng tam giáo này từ đời nhà Đinh (thế kỷ thứ 10) đến đời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ thứ 20). Như vậy nếu tính sơ sơ thì nền tảng tư tưởng do tam giáo tạo ra đã tồn tại và bám rễ ở Việt Nam trong suốt ít nhất là 2000 năm, một khoảng thời gian cực kỳ dài. Và vì thế dù muốn dù không, chúng ta phải xét đến sự ảnh hướng của tam giáo đối với đời sống tinh thần cũng như tính cách của người Việt Nam.
Khi tôi viết những bài lên án Nho Khổng và những hậu quả nặng nề của nó để lại đối với tư duy của người Việt Nam, có rất nhiều người gửi cho tôi những tin nhắn rất dài nhằm giải thích với tôi rằng Nho giáo không xấu và Khổng Tử không có lỗi. Điều này cũng tương tự như cố gắng giải thích cho tôi nghe rằng học thuyết xã hội chủ nghĩa của Karl Marx không sai lầm và Marx không có lỗi khi chủ nghĩa xã hội của ông trở thành một con quái vật trên toàn cầu. Khách quan mà nói, bất cứ một học thuyết hay một hệ tư tưởng triết học nào trên thế giới cũng đều chứa đựng cả hai mặt tốt và xấu, tiến bộ và hạn chế. Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo hay triết học cổ đại phương Tây của Socrates, Plato và Aristotle cũng thế. Vấn đề ở chỗ là khi một hệ tư tưởng chiếm vai trò độc tôn và bảo thủ không thay đổi thì nó chắc chắn sẽ trở nên lạc hậu không hợp thời và bị lợi dụng để phục vụ cho quyền lợi của một nhóm người nào đó. Tam giáo ở Trung Quốc và ở Việt Nam trong suốt lịch sử phong kiến không có những thay đổi cốt lõi mang tính chất cách mạng mà trái lại ngày càng biến tướng tinh vi hơn để làm công cụ khóa chặt tư tưởng của con người.
Đầu tiên xin được nói về Nho giáo. Khổng Tử và Mạnh Tử là những người đặt ra nền móng của hệ tư tưởng Nho giáo có công trong việc đưa ra những quy chuẩn trong việc ứng xử xã hội cũng như nghĩa vụ của những tầng lớp khác nhau nhằm tạo ra một xã hội có trật tự thống nhất và dễ điều hành hơn khiến cho nhà nước phong kiến tập quyền có thể củng cố quyền lực tối đa. Đây là một bước tiến lớn trong lịch sử từ chế độ phong kiến sơ khai thời Ân-Chu để trở thành chế độ phong kiến chuyên chế thời Tần-Hán và các triều đại Trung Quốc sau này. Nhưng khi phong thánh Khổng Mạnh và thần thánh hóa những gì thuộc về Nho giáo (chữ Thánh Hiền, sách Thánh Hiền) thì chế độ phong kiến đã rất thành công trong việc dùng hệ tư tưởng Nho giáo này để làm người dân ngu muội và tuân phục vì những lý do sau đây:
1. Đã là Thánh nhân thì cái gì liên quan tới họ đều đúng, cấm cãi, chỉ được ca ngợi và học theo chứ không được phê phán hoặc phản biện. Điều này khiến Tứ Thư Ngũ Kinh được tôn sùng suốt hai ngàn năm mà không hề có một lời chỉ trích hoặc phê bình từ những người gọi là có học.
2. Nho giáo đề cao tính tôn ti trật tự theo kiểu dưới phải phục tùng trên mà không được quyền chống đối hoặc phản kháng cho dù trên có như thế nào đi nữa (thần tử phục tùng vua, con cái phục tùng cha mẹ, học trò phục tùng thầy, vợ phục tùng chồng). Mặc dù đạo quân thần, sư đồ, phu phụ và phụ tử trên lý thuyết đều mang tính hai chiều nhưng trên thực tế những kẻ ngồi chiếu trên nếu có cư xử không phải đạo hoặc thậm chí là bá đạo cũng đều được giơ cao đánh khẽ chứ không bị trừng trị thẳng tay như trong trường hợp những kẻ chiếu dưới lỗi đạo.
3. Nho giáo đề cao đạo học của Khổng Mạnh nhưng coi thường thậm chí bài xích và triệt tiêu những hệ tư tưởng triết học khác để chiếm vị trí độc tôn về mặt tư tưởng. Điều này khiến cho người theo Nho giáo trở nên kiêu căng và ngu dốt vì tưởng rằng những gì mình biết là chân lý và có thái độ khinh rẻ những tư tưởng tiến bộ. Chính vì thái độ ếch ngồi đáy giếng đó mà nhà Thanh của Trung Quốc và nhà Nguyễn của Việt Nam đã nếm mùi thất bại cay đắng trước kỹ thuật quân sự hiện đại của phương Tây dẫn đến việc mất nước.
4. Nho giáo coi rẻ khoa học và thương nghiệp vốn là những yếu tố nền tảng để phát triển đất nước. Điều này khiến cho toàn bộ nền kinh tế của những nước Nho giáo đều trông cậy vào nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp lỗi thời lạc hậu. Trong khi đó tầng lớp Nho sĩ với vốn kiến thức vô dụng của mình lại được xã hội coi trọng trong khi họ chính là thành phần ăn bám.
5. Nền giáo dục khoa cử Nho giáo không coi trọng việc tìm ra cái mới mà coi trọng việc lục tìm trích dẫn điển xưa tích cũ (cổ nhân có câu…), không coi trọng tính ứng dụng mà thích những thứ sáo rỗng phù phiếm (ngâm vịnh ca ngợi phong hoa tuyết nguyệt nhưng lại rất kém về những thường thức đời sống…), không thích việc tìm ra chân lý mà thích việc lấy lòng bề trên bằng việc ca ngợi công đức của vua, của cha mẹ của thầy…Đó là những bức tường về mặt tư tưởng giam cầm những người theo Nho học khiến cho họ tưởng rằng mình là người hiểu biết nhưng thật ra rất ngu dốt và thủ cựu.
6. Nho giáo đề cao thuyết “thiên mệnh” cho rằng chỉ có một dòng họ có quyền làm chủ đất nước và cai trị muôn dân. Thuyết thiên mệnh đánh tráo khái niệm “quốc gia” với khái niệm “triều đình”, “dân tộc” với “hoàng tộc”. Người dân trung thành với quốc gia và dân tộc đồng nghĩa phải trung thành với triều đình và hoàng tộc.
7. Nho giáo trọng nam khinh nữ khiến cho nguồn lực về con người bị lãng phí vô cùng nghiêm trọng vì phụ nữ không được học hành, không được làm việc mà chỉ nghĩ tới chuyện tam tòng tứ đức, biến bản thân mình thành máy đẻ và nô lệ phục dịch cho gia đình nhà chồng mà còn coi đó là những điều đáng tự hào.
8. Nho giáo phức tạp hóa những phép cư xử giữa người với người vốn cần sự chân thành và thân mật trở và biến nó thành những lễ nghi cầu kỳ phiền phức khiến con người rất dễ vướng vào những cái bẫy mang tên “lễ nghĩa” hoặc dùng lễ nghĩa để che giấu cảm xúc thật bên trong. Về lâu về dài, việc tuân thủ theo lễ nghĩa mang tính chất thủ tục nhưng không phải xuất phát từ tình cảm thật khiến con người trở nên khách sáo và đạo đức giả.
9. Nho giáo dùng danh lợi và bổn phận trói buộc con người khiến con người xem việc dùng chữ nghĩa kiếm chút công danh và bổng lộc về vun đắp cho gia tộc là lẽ sống của cuộc đời. Khái niệm “chí làm trai” của Nho giáo chỉ để cập tới việc học hành đỗ đạt làm quan vinh quy bái tổ phụng sự triều đình tuyệt đối không nhắc đến việc tìm hiểu, khám phá, sáng tạo và tìm kiếm chân lý.
Trong xã hội phong kiến ngày xưa, việc “học chữ Thánh hiền” được xem là đặc quyền đặc lợi chứ không phải là quyền bình đẳng của con người. Điều này dẫn đến việc đại đa số dân chúng đều mù chữ, còn một số rất ít những kẻ có tí chữ nghĩa thì hợm hĩnh kiêu căng, cậy mình đọc được Tứ Thư Ngũ Kinh thì coi như đã ôm hết trí tuệ thiên hạ vào lòng, xem việc bán mạng trung thành với triều đình là hoài bão ý chí lớn lao của nam nhi, xem việc có một chức quan trong triều, xây được cái nhà từ đường cho to và cưới năm thê bảy thiếp về đẻ con đàn cháu đống là sở nguyện của một đời người. Có thể nói, Nho học gần như là một thứ đặc quyền đặc lợi dành cho những kẻ cai trị. Còn đối với dân đen chiếm số đông trong xã hội, những người một chữ bẻ đôi cũng không biết thì chuyện hiểu sâu xa lời giảng của Khổng Mạnh là không tưởng. Nho giáo được phổ biến trong dân gian bằng ca dao tục ngữ, truyện Nôm và những tuồng hát hầu hết lấy từ những điển tích cổ của Trung Quốc ca ngợi tam tòng tứ đức và tam cương ngũ thường hoặc qua những ông thầy đồ biết được dăm ba chữ lẻ về gõ đầu trẻ trong làng mà dân làng hết sức nể sợ. Đối với đại đa số dân đen, Nho giáo được hiểu đơn giản qua một số khái niệm mặc định sau:
1. Chuyện quốc gia đại sự là của triều đình chứ thứ dân không có quyền lên tiếng mà phải cam phận con sâu cái kiến. Vua tốt thì dân nhờ, vua ngu thì dân chịu. Phản lại vua và phản lại triều đình là phản lại quốc gia và dân tộc.
2. Đã là dân thì phải phục tùng vua quan, đã là con thì phải phục tùng cha mẹ, đã là học trò thì phải phục tùng thầy, và đã là vợ thì phải phục tùng chồng. Bất cứ hành động hoặc suy nghĩ nào trái lại với tư tưởng nói trên đều là đại nghịch bất đạo.
3. Con người sống trên đời phải biết lo an cư lạc nghiệp và an phận thủ thường, miễn sao ngày có hai bữa cơm, tối về có chỗ chui ra chui vào là đủ.
4. Mục đích sống lớn nhất của người đàn ông là thăng quan tiến chức, trung thành với triều đình, lo tròn chữ hiếu với cha mẹ và sinh con trai nối dõi.
5. Mục đích sống lớn nhất của người đàn bà là lấy chồng, sinh con trai nối dõi cho chồng và quán xuyến gia đình nhà chồng.
6. Mục đích lớn nhất của việc học hành là biết tuân phục và để lập công danh chứ không phải để nâng cao hiểu biết và giải phóng về mặt tư tưởng.
Với hơn 2000 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, những khái niệm về nhân quyền, dân chủ, quyền bình đẳng, tự do hay phản biện dường như vẫn còn rất xa lạ đối với đại đa số người Việt đặc biệt là những người dân sống ở nông thôn. Một trăm năm ảnh hưởng của văn hóa phương Tây vẫn là quá ít so với 2000 năm Nho Khổng. Hãy nhìn lại xã hội Việt Nam ngày nay để so sánh xem những tư tưởng này vẫn còn đó hay đã mất?