📖
Ngày nay, rất ít người Kongkong tự nhận mình là người Trung Quốc Đại Lục.
Có những người cho rằng Hồng Kông không thuộc và Trung Quốc mà là một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, trên thực tế thì Hồng Kông và Trung Quốc lại đều cùng một nước. Tuy nhiên, giữa hai bên lại có những sự khác biệt rất lớn về cả hệ thống lẫn cách vận hành bộ máy chính trị của mình. Vậy sự khác nhau giữa Hồng Kông và Trung Quốc là gì?
Những điều khác nhau giữa Hồng Kông và Trung Quốc
Hồng Kông không phải là một quốc gia như nhiều người vẫn lầm tưởng mà là một trong những khu vực bán tự trị của Trung Quốc. Hiện nay, Hồng Kông đang hoạt động theo nguyên tắc “một quốc gia, hai hệ thống”. Điều này đã được nêu trong Tuyên bố Trung – Anh vào năm 1984.
Trong suốt thế kỷ thứ 20, Trung Quốc đã có rất nhiều sự thay đổi lớn, có sự ảnh hưởng sâu sắc đến nền chính trị, đó là sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh, là cuộc nội chiến của đất nước thì Hồng Kông vẫn luôn là thuộc địa của Anh cho tới năm 1997. Có lẽ nhờ vậy mà Hồng Kông tránh được những biến động mà Trung Quốc phải gánh chịu. Cũng vì điều đó mà tạo nên sự khác biệt trong văn hóa và xã hội giữa hai lãnh thổ.
NGÔN NGỮ
Ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc là tiếng Quan Thoại Chuẩn Hiện Đại. Dựa trên phương ngữ Bắc Kinh, tiếng phổ thông đã được chấp nhận như một ngôn ngữ quốc gia phổ biến vào năm 1955. Tất cả các trường học ở Trung Quốc đều dạy tiếng phổ thông, mặc dù nhiều người Trung Quốc sử dụng ngôn ngữ địa phương (ngôn ngữ ở khu vực khác) ở nhà.
Trong khi đó, ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông là tiếng Quảng và tiếng Anh. “tiếng Quảng Đông” – một ngôn ngữ phía Nam Trung Quốc, hoàn toàn phân biệt với tiếng Quan Thoại Chuẩn Hiện Đại. Tuy vậy những gì người Hồng Kông viết thường hoàn toàn dễ đọc đối với người Trung Quốc đại lục.
CHỮ VIẾT
Một trong những điều khác nhau giữa Hồng Kông và Trung Quốc là về chữ viết. Ở Trung Quốc, họ sử dụng các ký tự đơn giản, hay còn gọi là tiếng trung Giản Thể. Trong khi đó, Hồng Kông lại dùng chữ viết truyền thống là chữ phồn thể.
Tiếng Trung Giản Thể đang được sử dụng ở Trung Quốc là một phát minh hiện đại và đã được chính phủ Trung Quốc đại lục quảng bá từ những năm 1950. Chúng dựa trên chữ phồn thể, nhưng đã được điều chỉnh để ít nét hơn, dễ học hơn. Chữ phồn thể thì khó viết và khó nhớ hơn do nhiều nét lằng nhằng hơn so với chữ Hán giản thể.
TIỀN TỆ
Hồng Kông và Trung Quốc sử dụng hai đồng tiền khác nhau. Hồng Kông tiếp tục sử dụng đồng đôla Hồng Kông (HKD), được chốt theo hệ thống tỷ giá hối đoái liên kết với đồng đô la Mỹ. Trong khi đó Trung Quốc Đại Lục sử dụng đồng nhân dân tệ (Yuan, kí hiệu là CN, CHN). Đặc biệt, các thương gia ở Hồng Kông hầu như không chấp nhận đồng nhân dân tệ.
INTERNET
Trung Quốc có hệ sinh thái Internet riêng biệt nhờ vào hệ thống “Tường lửa” mà chính phủ Trung Quốc sử dụng. Đến Trung Quốc, Weibo và WeChat là 2 phương tiện mạng xã hội bạn có thể dùng để liên lạc, trao đổi. Để truy cập các trang web nước ngoài bị chặn như Facebook, Gmail, Youtube, Google… từ Trung Quốc đại lục, bạn phải sử dụng mạng VPN. Nếu bạn đi du lịch thì có thể kết hợp thuê cục phát wifi từ Việt Nam hoặc mua Sim 4G Trung Quốc (nhận tại nhà ở Việt Nam). Hoặc bạn có thể theo dõi hướng dẫn cách truy cập Facebook, Gmail ở Trung Quốc.
Ngược lại, nếu bạn ở Hồng Kông thì việc truy cập Internet hoàn toàn dễ dàng. Người dân Hồng Kông hiếm khi sử dụng các trang web và ứng dụng truyền thông xã hội của Trung Quốc trừ khi họ cần phải tiến hành kinh doanh hoặc nói chuyện với bạn bè ở Trung Quốc đại lục. WeChat là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất ở Hồng Kông bên cạnh đó là Facebook, Twitter, Gmail, Instagram và Snapchat cũng phổ biến rộng rãi. Không những vậy, mạng internet ở Hồng Kông lướt với tốc độ nhanh nhất thế giới. Chỉ có youtube thì hơi chậm.
VĂN HÓA
Có lẽ do ảnh hưởng dưới thời Anh cai trị nên Hồng Kông được xem là khá hiện đại và có xu hướng “phương Tây” hơn nhiều so với Trung Quốc trong con mắt của người đời. Thế nhưng, trên thực tế Hồng Kông lại có xu hướng tin vào những điều mê tín dị đoan hơn khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ. Người Hồng Kông rất tin vào thuật phong thủy và các lễ hội dân gian. Do đó, cho tới ngày nay người Hồng Kông vẫn còn giữ được nhiều tín ngưỡng truyền thống.
Mặc dù trước đây Trung Quốc cũng rất tin vào văn hóa mê tín nhưng trong thế kỷ 20, dưới sự phát triển mang tính cách mạng của đất nước, các trí thức Trung Quốc đại lục đã bác bỏ đi những quan điểm Nho giáo, phong kiến và mê tín dị đoan. Từ đó đến nay, rất nhiều phong tục truyền thống đã bị cấm đoán và loại bỏ hoàn toàn.
TIẾNG ANH
Rất dễ dàng để bạn tìm thấy người nói tiếng Anh ở Hồng Kông. Tất cả các biển báo đường phố, tài liệu chính thức, các dịch vụ của chính phủ, cũng như hầu hết các thực đơn nhà hàng và trang web đều là song ngữ. Ngoài ra, các trường học địa phương ở Hồng Kông duy trì tiêu chuẩn giảng dạy tiếng Anh tương đối cao. Nhiều người ở tầng lớp thượng lưu thì đi du học ở nước ngoài tại các nước như Anh, Úc, Mỹ hoặc Canada.
Ngược lại, người nói thành thạo tiếng Anh ở Trung Quốc là rất hiếm có. Nếu bạn dự định ở lại Trung Quốc trong một khoảng thời gian tương đối thì bạn cần phải chọn học một số tiếng phổ thông cơ bản.
LỊCH SỬ
Trải qua thế kỷ 20 rất khác nhau…
Hai hệ thống của 2 vùng này có sự khác biệt nhau rất rõ ràng. Nguyên nhân có thể là do hai vùng trải qua thế kỷ 20 theo những cách rất khác nhau.
Vào năm 1912, triều đại nhà Thanh sau nhiều thập kỷ suy yếu thì cũng đã chính thức sụp đổ. Thêm vào đó, trong nước lại diễn ra cuộc nội chiến và chiến tranh Trung – Nhật. Liên tiếp những sóng gió nối tiếp nhau đã khiến đất nước lâm vào tình trạng ngày càng kiệt quệ. Tuy nhiên, chỉ sau đó không lâu, vào thập niên 70, Trung Quốc lại đạt lại mức trung bình và bắt đầu tiến hành hàng loạt những cải cách về kinh tế. Chính điều này đã giúp cho Trung Quốc thoát khỏi khó khăn, người dân không còn phải sống trong cảnh nghèo đói và định hình được cho sự nghiệp phát triển trong tương lai của đất nước.
Thế nhưng, trong thời gian này, Hồng Kông lại đang là thuộc địa của Anh, tiếp nhận những chính sách, văn hóa và cả làn sóng những người nhập cư từ Trung Quốc trốn chạy khỏi biến động đất nước. Vào năm 1941, 1945, Hồng Kông cũng chịu sự chiếm đóng của Nhật Bản nhưng chủ yếu vẫn là không bị ảnh hưởng từ những nỗi kinh hoàng hỗn loạn mà Trung Quốc phải đối mặt.
Vào những năm 1950, 1960, nền kinh tế của Hồng Kông bắt đầu phát triển thần tốc, đưa thành phố trở thành một trung tâm tài chính và công nghiệp. Năm 1997, Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc, lúc này nó đã là một lãnh thổ bán tự trị với nền kinh tế vô cùng phát triển. Cũng bởi vì vậy mà nền kinh tế tư bản của Hồng Kông cùng hệ thống pháp lý độc lập được duy trì tại chỗ chứ không phụ thuộc vào Trung Quốc đại lục.
THÊM VÀO ĐÓ
Hồng Kông không có một bộ máy quân sự độc lập, nó dựa vào Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Hồng Kông có lực lượng cảnh sát độc lập với Trung Quốc.
Công dân Hồng Kông có hộ chiếu riêng của mình. Công dân Trung Quốc có nhu cầu đến Hồng Kông và ngược lại thì phải xin visa.
Hồng Kông là một trung tâm tài chính quốc tế, kinh tế thị trường tự do, dựa trên hệ thống tư bản, trong khi Trung Quốc dựa trên hệ thống cộng sản – mặc dù gần đây nó đã bắt đầu mở cửa và đi theo hướng chủ nghĩa tư bản.
Hồng Kông có hệ thống điều hành độc lập, tư pháp và lập pháp.
Hồng Kông không thể có đại diện độc lập trong các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc.
Hồng Kông không thể có quan hệ ngoại giao độc lập với các nước khác.
Với những thông tin trên chúng tôi vừa cung cấp có lẽ các bạn đã hiểu được sự khác nhau giữa Hồng Kông và Trung Quốc là gì, thể hiện qua những mặt nào rồi.
Tuy nhiên, hiện nay, cả Hồng Kông lẫn Trung Quốc đều có nền kinh tế, xã hội vô cùng phát triển dù đã trải qua nhiều khó khăn và biến động