Saturday, June 29, 2019

👔...CÂU CHUYÊN ĐÓNG ĐINH CẮC-BỤP: KHÁC BIỆT VĂN HÓA GIỮA MIỀN BẮC VÀ MIỀN NAM TRONG QUẢN LÝ CON NGƯỜI

 Có rất nhiều phàn nàn cho cả hai type người bắc và nam trong quản lý. Những câu chuyện bên dưới  sẽ giúp quản lý tốt hơn vùng miền trong công ty.




CÂU CHUYỆN ĐÓNG ĐINH

  Manager nói với nhân viên: em đóng cho anh cái đinh lên tường.
Miền nam: bụp - xong - Anh còn gì kêu em làm không
Miền bắc: Tại sao anh lại đóng đinh không dùng ốc vít à? tại sao anh dùng đinh ngắn thế phải dài hơn ? tại sao anh lại nói em đóng lẽ ra phải cậu B. theo em đóng buổi sáng cho đỡ ồn .. vân vân và vân vân
Cách tiếp cận tốt nhất: Bụp- Xong - Theo em lần sau anh nên dùng đinh ngắn hơn,...
Hãy làm việc ngay lập tức như miền nam và sau đó tư duy trừu tượng như miền bắc là cách tốt nhất để phối hợp mặt mạnh và hạn chế mặt yếu của hai miền



👔
MIỀN NAM ƯA CHUỘNG ĐỔI MỚI NHƯNG HAY THAY ĐỔI THÓI QUEN. '
MIỀN BẮC THÍCH SỬ DỤNG SẢN PHẨM QUA GIỚI THIỆU NGƯỜI THÂN VÀ ÍT ĐỔI MỚI NHƯNG ĐÃ DÙNG LÀ DÙNG HOÀI


Khi VnExpress đưa bài về việc người Hà nội xếp hàng dài ở một cửa hàng phố nhỏ mua bánh trung thu, rất nhiều người miền Nam ngạc nhiên tại sao phải khổ thế. Người HN thì không hề. Tại sao? Ưu tiên và văn hóa của mỗi vùng khác nhau.

Nhà ăn gạo của một người gần nhà suốt 20 năm. Mấy lần định chuyển sang các hàng gạo ở chợ lớn như HÔm nhưng tặc lưỡi lại thôi, vì gần nhà nếu gạo mà kém là nói được với người ta. Mà mua chỗ mới chất lượng không hơn lắm, rẻ đi một tí thôi.Bánh Trung thu cũng thế, lò bánh ăn suốt hai chục năm. Sau khi người ta chuyển ra ngoại ô mình cũng bám theo đến tận nơi mua về ăn. Mọi người cứ khen bánh mesa nhưng cùng giá đấy mua bánh kia chất lượng vượt trội hơn hẳn.
👔
CẮC-BỤP  CHÍNH LÀ SẢN PHẨM CỦA MỘT HỆ THỐNG QUI TRÌNH CHUYÊN NGHIỆP .
Với mỗi công việc khi giao cho nhân viên làm thì người giao việc phải biết chắc là đã có qui trình cụ thể và nhân viên nắm bắt được điều đó - tức là đảm bảo người làm nhiệm vụ có trong tay tất cả các nguồn lực để hoàn thành nó.
Với những nhiệm vụ mới thì xây dựng qui trình mới.

Sự thật là cấp trên nhiều nơi thích giao việc kiểu đánh đố, ko training gì cả sau đó thì bình luận, chê bai...Rốt cuộc thì tốn thời gian và nguồn lực.

Để có thể xử lý tốt thông tin yêu cầu công việc, và mong muốn có kết quả theo ý mình,  dù là việc nhỏ nhất cũng cần có hướng dẫn, quy trình cơ bản để mọi người nắm được việc phải làm, cách làm đúng, thì người Nam hay Bắc cũng sẽ đạt kết quả công việc

Như câu truyện trên thì nhân viên sẽ nhớ " qui trình đóng đinh" như thế nào và cứ thế mà theo.
👔
CHƯA CÓ QUY TRÌNH ĐÚNG HAY NHÂN VIÊN CHƯA HIỂU RÕ QUY TRÌNH ĐỀU NGUY HIỂM

Bụp cái xong chỉ có tác dụng khi bạn thật sự xây dựng được quy trình từ đầu đến cuối chia rõ trách nhiệm của từng vị trí, VÀ các nhân viên hiểu rõ quy trình đó. Buồn thay, điểm yếu của Việt Nam nằm ở cả hai chỗ đó: hoặc là chưa xây được quy trình đúng, hoặc là nhân viên không hiểu rõ quy trình.
Có thể là người miền Nam quen với việc làm theo quy trình nên việc tuân lệnh cần thiết hơn. Tuy nhiên, liệu quy trình đó đã đúng chưa?
đồng ý  là action louder than words. Không may thay, bụp phát xong chỉ đảm bảo là anh làm mà không phải chịu thêm trách nhiệm chứ không có nghĩa là hành động đó đúng. Anh bảo đóng đinh vào tường... tường có chỗ cứ phang vào là được, nhưng có chỗ cần những loại đinh cụ thể, thậm chí là máy bắn đinh chứ không phải người đóng thì sao.
"Ơ, tại sếp bảo tôi đóng đinh vào đó" không giải quyết được gì khi đinh đóng sai loại làm vỡ tung cả mảng tường.

👔
TRƯỚC MẶT THÌ KO HỎI, SAU LƯNG THÌ PHÊ PHÁN

chuyện thực tế xảy ra ở phòng mình. Đó là có một anh  làm việc chung phòng với mình. Lúc đầu, khi anh ta lam sai một việc, xếp mình  có nhắc nhở anh ta, bạn ấy cũng dạ dạ vâng vâng rất là good. Sau đó, mình ra ngoài hành lang uống cafe, anh ta ra và có nói với mình là cách xếp chỉ cũng có thể thây đổi theo cách này cách nọ, và hỏi mình có hay phản biện lại ý kiến của xếp không. Mình thi thật thà, có nói là cậu cũng đúng một phần, và có thể làm theo cách khác cũng được, không nhất thiết phải như xếp nói. Còn về phía mình, mình cũng phản ánh lại ý kiến của cho xếp thấy.

Và cũng từ đó, mình để ý thấy anh chang này, mỗi lần xếp nhắc nhở thường dạ dạ vâng vâng. Nhưng sau đó, ra ngoài là nói khác liền và cũng nhờ mình đồng tình. Mình nhận thấy 1 điều, ngoài mặt thì có vẻ bằng lòng, nhưng trong bụng thì muôn kích người khác phản đối lại ý kiến của xếp. Sau lần đó, mỗi lần anh ta có hỏi mình thì mình thường trả lời là xếp nói đúng đó, cậu suy nghĩ rồi làm việc đi.

👔
NHỮNG NGƯỜI PROACTIVE HƠN LUÔN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ VÀ TIN TƯỞNG CAO HƠN

minh có làm một thí nghiệm nhỏ đối với hai nhân viên của mình, xin chia sẻ cùng ACE.

- Em đóng giùm anh cái đinh lên tường

NV1: nguoi miền Nam

- Để làm gì Anh?
- Đóng chổ nào?
- Ok, em lam xong roi. Anh coi gium co duoc chua.

NV2: Người Miền Bắc
- Em đang bận tí, sao anh không nhờ thằng A ấy. Nó là nhân viên bảo trì.
- Anh ơi, đinh và búa đâu ạ?
- Sao không dùng máy khoan?...

Cuối cùng thì cái đinh cũng được đóng lên tường, nhưng cảm giác của mình thì không thoải mái lắm với cậu NV này.

👔
TẬP CHUYÊN NGHIỆP TỪ CÁI NHỎ NHẤT

Nếu anh hỏi tôi đóng cái đinh đó. Tôi sẽ yêu cầu ngược lại anh đưa ra request rồi từ đó có một MOC được thực hiện (sự thay đổi ''cái đinh ở trên tường'', một order được đưa ra và khi thực hiện work order đó cần phải có một Work permit, thực hiện work permit và đóng work order thì anh mới có cái đinh đó ở trên trường. Khi đo hậu quả không phải sếp chịu nữa mà là hệ thống (có thể là người phê duyệt MOC). Thay vì có cái đinh ngay lúc đó, có thể tới chiều, hoặc ngày mai (nếu hệ thống chạy nhanh) còn không thì 1 tuần sau mới có cái đinh để anh dùng nhé. Chúng ta phải chuyên nghiệp từ cái nhỏ nhất.

Giả sử khi đóng cái đinh vào dây điện nhân viên bị GIật điện chết thì người phê duyệt MOC chịu trách nhiệm. 
Khi đóng đinh bằng búa, tường cứng đinh cong 10 cái, 5 vế lỗ trên tường (tức là thiệt hải về đinh, tường bẩn) trách nhiệm thuộc về người phê duyệt PTW (giấy phép làm việc work permit). 
Người đóng caí đinh bị ngã ngẫy tay, bụi tường bay vào mắt nhân viên khác, hay búa hoặc khoan bị dơi dập chân nhân viên đó hoặc nhân viên khác thì người phê duyệt work order, PTW, giám sát an toàn chịu trách nhiệm. 
Sau khi work order được đóng, đinh đã được sử dụng, 10 ngày sau giám sát công ty và lập một NC vì đã có quy định đinh không được đóng ở đó, khi ấy người phê duyệt MOC, work order phải chịu trách nhiệm.
 Nói chung khi không xảy ra việc gì thì OK không sao cả nhưng khi xảy ra incident thì chạy hết nếu không làm theo hệ thống thì chẳng biết từ đâu ra cái sự cố này cả mà rút kinh nghiệm
. 1000 công ty, 1000 ông magager yêu cầu đóng đính thì sự cố lại lập lại như vậy, bây giờ bị, 1 năm sau bị, 10 năm sau bị, đời con ta lại bị tiếp, cách làm việc tự do của VN tạo ra thói quen tế hại gì hơn nữa đây?

👔
MANAGER GIỎI THÌ MIỀN NÀO CŨNG XỬ  ĐƯỢC
Miền nào cũng được nếu bạn nói (Nam) hay bảo (Bắc)
"Em sắp xếp treo cái hình (Nam) hay ảnh (Bắc) này lên vị trí này cho anh, chia cao..., thấp..., trái..., phải... nhé. Trước ... giờ... phút phải xong để anh....Nếu có trở ngại em gọi lại anh hay anh ABC... không để trễ (muộn) hơn giờ đấy nhé"
Thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn và chúng ta sẽ không chê bai hay tranh cãi vùng miền, hay chuyện cây đinh ngắn dài vì cây đinh có mục đích sử dụng cụ thể rồi.

👔
THỪA NHẬN VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA RIÊNG
Việt nam có nhiều vùng miền, và ai ai cũng có niềm tự hào về văn hóa vùng miền của mình, điều này thì không thể chối cãi, phải được trân trọng và phải được công nhận.
Giao thoa văn hóa là một tất yếu trong thời kinh tế thị trường này nên buộc bạn phải đối mặt, nếu bạn là manager thì bạn phải tìm cách dung hòa sao cho công việc tiến triễn đúng ý đồ, chiến lược.
Theo cá nhân tôi đấy mới chỉ là bước đầu tiên
Bước tiếp theo và nhiều bước tiếp nữa bạn phải xây dựng văn hóa riêng cho nhóm, cho bộ phận, cho công ty, cho tập đoàn của mình.
Khi đấy, sẽ không ai bàn chuyện văn hóa vùng miền nữa, ai mới tham gia vào tổ chức này của bạn, người đấy sẽ phải "hòa" theo trong văn hóa mới này (có người gọi đó là VĂN HÓA CÔNG TY).

👔
ĐƯỢC ĐA SỐ ĐỒNG TÌNH
1. Về Con người ở đâu cũng có người thế này, thế kia. Thường thì Đao to búa lớn là miền Bắc, Nhanh nhẹn linh hoạt là Miền Nam. đôi khi người miền Bắc không nói thẳng vấn đề mà hay diễn đạt xung quanh vấn đề đó..
2. Miền Bắc luôn quái và nghĩ sâu hơn mọi vấn đề, sợ trách nhiệm. Miền Nam không sợ trách nhiệm giao việc là làm luôn (tính chuyên nghiệp).
3. Miền Bắc hay vẽ ra mọi thủ tục rắc rối nhằm tự bảo vệ mình. Miền Nam đơn giản mọi việc nhằm giải thoát mình. (Khi gặp việc mà phải làm thanh toán giữa hai bên. Miền Nam sợ nhất làm các thủ tục thanh toán lấy tiền của mấy cy miền Bắc.
4. Miền Bắc có thể nhậu từ sáng, trưa, chiều, đêm. Lúc nào cũng có thể đi nhậu Ăn nhiều,uống nhiều thời gian không kéo dài, để còn đi tăng hai.... Miền Nam chỉ nhậu chiều và đêm. Ngồi lâu uống kéo dài, nói dai, ăn ít.
5. Quản lý miền Nam tin cấp dưới nhiều hơn Quản lý miền Bắc.
6. Miền Nam cạnh tranh nhau bằng năng lực để đi lên, miền Bắc cạnh tranh nhau bằng thủ đoạn để đi lên.
7. Người miền bắc nói giỏi, người miền nam thực hành giỏi.