Tại sao có người đi rất xa trong nghề nghiệp, có người mãi đứng 1 chỗ?
Đơn giản thôi- người thành công có 2 kỹ năng quan trọng.
Là gì?
Có 3 nhóm kỹ năng quan trọng với một người lao động:
✅ kỹ thuật (technical skills),
✅ con người (human skills),
✅ và khái niệm hoá (conceptual skills).
TECHNICAL SKILL
TECHNICAL SKILL
Kỹ năng kỹ thuật nói nôm na là các kỹ năng chuyên môn cơ bản của mỗi người để thực hiện 1 công việc nào đó. Kỹ năng kỹ thuật giúp chúng ta xử lý các công việc (things). Với thư ký, đó là các kỹ năng như đánh máy, soạn thảo văn bản, trả lời điện thoại. Với giáo viên, đó là soạn bài, giảng bài, chấm bài...Với kỹ sư là vận hành máy móc, công nghệ, xử lý số liệu.
HUMAN SKILL
HUMAN SKILL
Kỹ năng con người là các kỹ năng làm việc với người khác, làm việc nhóm. Nó bao gồm các kỹ năng cá nhân (như trí thông minh cảm xúc, học tập, nghiên cứu, tư duy phản biện, quản lý thời gian, thuyết trình, giải quyết vấn đề), kỹ năng hợp tác với người khác (như truyền thông, giao tiếp, xây dựng quan hệ, động viên người khác, thương lượng, xử lý mâu thuẫn...), và kỹ năng làm việc nhóm (xây dựng và phát triển nhóm, động viên, phân công công việc, phân quyền, hợp tác, xử lý mâu thuẫn trong nhóm, phát triển đồng đội...)
CONCEPTUAL SKILL
CONCEPTUAL SKILL
Kỹ năng khái niệm hoá là kỹ năng bậc cao, nó liên quan đến kỹ năng làm việc với các ý tưởng, khái niệm, tầm nhìn, cơ hội, và các ý niệm trừu tượng. Ví dụ xem truyện Tấm Cám có người chỉ thấy Tấm, Cám, Mẹ ghẻ; có người thấy quan hệ mẹ ghẻ- con chồng, lại thấy ác giả ác báo, lại so sánh với Lọ lem để thấy sự khác biệt và tương đồng trong cổ tích giữa các nền văn hoá. Đó là khái niệm hoá.
Thấy Trump đánh Tập, lại thấy cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp mình ở thị trường Mỹ thì đó cũng là Khái niệm hoá.
Nhìn người Nhật bán sushi, mustard, mà thấy cơ hội cho ta bán chả giò, nước mắm ra toàn thế giới, thì đó cũng là khái niệm hoá.
Người lao động ở cấp nào cũng cần 3 kỹ năng này. Cấp thấp thì cần kỹ năng kỹ thuật nhiều hơn (về tỷ lệ). Lên quản lý cấp trung thì cả kỹ thuật và con người đều quan trọng. Còn lên cấp cao thì khái niệm hoá trở nên cốt lõi.
Tại sao các sếp giỏi hay nói ý tưởng và nhìn đâu cũng thấy cơ hội?
Thấy Trump đánh Tập, lại thấy cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp mình ở thị trường Mỹ thì đó cũng là Khái niệm hoá.
Nhìn người Nhật bán sushi, mustard, mà thấy cơ hội cho ta bán chả giò, nước mắm ra toàn thế giới, thì đó cũng là khái niệm hoá.
Người lao động ở cấp nào cũng cần 3 kỹ năng này. Cấp thấp thì cần kỹ năng kỹ thuật nhiều hơn (về tỷ lệ). Lên quản lý cấp trung thì cả kỹ thuật và con người đều quan trọng. Còn lên cấp cao thì khái niệm hoá trở nên cốt lõi.
Tại sao các sếp giỏi hay nói ý tưởng và nhìn đâu cũng thấy cơ hội?
. Tất nhiên cần phân biệt với sếp chém gió, cái gì cũng chém, nhưng không có nội hàm, kiểu nghe công nghệ 4.0 thì đi đâu cũng chém, nhưng hỏi cái cụ thể, cái triển khai thì không nói được. Sếp giỏi, không chỉ giỏi ý tưởng trừu tượng mà biết cụ thể hoá nó, biết triển khai. Biết nghĩ, biết nói, và biết làm.
Quay lại chuyện đào tạo tại nhà trường và doanh nghiệp, rất nhiều quan điểm thích đào tạo nghề, ra làm được việc ngay - ý là chú trọng kỹ năng kỹ thuật. Nó quan trọng, nhưng ngắn hạn, đáp ứng cái trước mắt và bỏ cái nền tảng phát triển lâu dài. Thế nên, nhiều lao động tay nghề giỏi nhưng kém hợp tác, nói không ra hơi, viết chẳng ra chữ, làm việc trong team thì mâu thuẫn, khả năng tự học hỏi phát triển yếu, nói cái cụ thể thì hiểu, mà nhìn không ra cái hàm ý, cái phát triển.
Sếp giỏi luôn ham học hỏi vì học cái gì cũng thấy cơ hội, cũng thấy con đường. Sếp kém chẳng học gì vì học có thấy gì đâu. Là vì thiếu kỹ năng khái niệm hoá.
Quay lại chuyện đào tạo tại nhà trường và doanh nghiệp, rất nhiều quan điểm thích đào tạo nghề, ra làm được việc ngay - ý là chú trọng kỹ năng kỹ thuật. Nó quan trọng, nhưng ngắn hạn, đáp ứng cái trước mắt và bỏ cái nền tảng phát triển lâu dài. Thế nên, nhiều lao động tay nghề giỏi nhưng kém hợp tác, nói không ra hơi, viết chẳng ra chữ, làm việc trong team thì mâu thuẫn, khả năng tự học hỏi phát triển yếu, nói cái cụ thể thì hiểu, mà nhìn không ra cái hàm ý, cái phát triển.
Sếp giỏi luôn ham học hỏi vì học cái gì cũng thấy cơ hội, cũng thấy con đường. Sếp kém chẳng học gì vì học có thấy gì đâu. Là vì thiếu kỹ năng khái niệm hoá.