Ngày xưa, có một người lái buôn cùng với vợ và hai đứa con sống trong một ngôi làng. Gia đình ông lái buôn có một cuộc sống khá sung túc. Họ có một con gà mái với bộ lông mướt và đẹp mỗi ngày đẻ ra một trái trứng. Đây không phải trứng bình thường mà là trứng vàng.
Tuy nhiên, ông lái buôn vẫn không hài lòng. Ông muốn trở nên giàu có nhanh hơn. Ông muốn có tất cả trứng vàng trong bụng con gà liền một lúc. Ông nghĩ nếu đem con gà mái giết đi thì sẽ lấy được rất nhiều trứng vàng. Vì thế, ông quyết định giết con gà.
Ngày hôm sau, khi con gà mái vừa đẻ ra một trái trứng vàng, ông lái buôn liền bắt lấy nó mổ bụng. Nhưng ông chẳng thấy trái trứng nào trong bụng con gà cả. Ông chợt nhận ra đã phạm một lỗi lầm lớn và từ nay ông sẽ không còn có được một trái trứng vàng mỗi ngày nữa.
Cuộc sống của ông lái buôn đang từ chỗ khá giả dần trở nên nghèo khó, khổ sở và cuối cùng đi đến chỗ phải ăn xin.
Bài học cũ: Càng tham muốn lấy thật nhiều trứng gà mà ko ngại giết gà
vì lợi ích trước mắt, ko nghĩ đến lợi ích lâu dài
ĂN XỔI Ở THÌ
Một số người bảo rằng người Việt Nam ăn xổi ở thì, không có cái nhìn dài hạn. Thật ra, cái tính ăn xổi ở thì là đặc sản của con người nói chung chứ không có riêng gì người Việt. Khoa học hành vi gọi cái này là chiết khấu theo thời gian (temporal discounting). Đại ý là cái gì ở hiện tại thì có giá trị cao hơn là ở tương lai về mặt tâm lý. $1000 hôm nay có giá hơn $1000 vào 1 năm sau. Vậy $1000 hôm hay tương đương với bao nhiêu vào 1 năm sau về mặt tâm lý? Cái đó phụ thuộc vào chiết khấu tâm lý cao hay thấp. Chiết khấu càng cao thì giá trị tương đương ở tương lai càng thấp, cần có số tiền càng cao ở tương lai để tương đương với hiện tại.
Cái chiết khấu này cao hay thấp không liên quan đến dân tộc tính mà liên quan đến mức độ rủi ro của môi trường. Môi trường càng rủi ro thì mức chiết khấu tâm lý càng cao. Ví dụ như ở xã hội A, mọi thứ ổn định, niềm tin vào xã hội cao thì chiết khấu tâm lý thấp (ví dụ 10%), $1100 vào 1 năm sau tương đương với $1000 bây giờ về mặt tâm lý. Xã hội B rối ren, luật pháp không bảo vệ người dân, cái gì có hôm nay có thể mất vào ngày mai… thì chiết khấu tâm lý cao (ví dụ 100%), phải $2000 vào 1 năm sau mới tương đương được với $1000 hiện tại về tâm lý.
Giả sử lãi xuất ngân hàng là 20%/năm. Người ở xã hội A sẵn sàng gởi ngân hàng để 1 năm sau nhận $1200, lớn hơn giá trị tâm lý của $1000 bây giờ là $1100 vào 1 năm sau, do đó họ sẽ có cái nhìn dài hạn hơn, đầu tư cái hiện tại cho tương lai. Người ở xã hội B đương nhiên sẽ xài hết $1000 ở hiện tại vì giá trị tâm lý của nó vào 1 năm sau đến $2000, lớn hơn số tiền mà họ có thể nhận được 1 năm sau nếu gởi ngân hàng là $1200, do đó họ sẽ có cái gì xào cái đó mà không đầu tư cho tương lai.
Một số người bảo rằng người Việt Nam ăn xổi ở thì, không có cái nhìn dài hạn. Thật ra, cái tính ăn xổi ở thì là đặc sản của con người nói chung chứ không có riêng gì người Việt. Khoa học hành vi gọi cái này là chiết khấu theo thời gian (temporal discounting). Đại ý là cái gì ở hiện tại thì có giá trị cao hơn là ở tương lai về mặt tâm lý. $1000 hôm nay có giá hơn $1000 vào 1 năm sau. Vậy $1000 hôm hay tương đương với bao nhiêu vào 1 năm sau về mặt tâm lý? Cái đó phụ thuộc vào chiết khấu tâm lý cao hay thấp. Chiết khấu càng cao thì giá trị tương đương ở tương lai càng thấp, cần có số tiền càng cao ở tương lai để tương đương với hiện tại.
Cái chiết khấu này cao hay thấp không liên quan đến dân tộc tính mà liên quan đến mức độ rủi ro của môi trường. Môi trường càng rủi ro thì mức chiết khấu tâm lý càng cao. Ví dụ như ở xã hội A, mọi thứ ổn định, niềm tin vào xã hội cao thì chiết khấu tâm lý thấp (ví dụ 10%), $1100 vào 1 năm sau tương đương với $1000 bây giờ về mặt tâm lý. Xã hội B rối ren, luật pháp không bảo vệ người dân, cái gì có hôm nay có thể mất vào ngày mai… thì chiết khấu tâm lý cao (ví dụ 100%), phải $2000 vào 1 năm sau mới tương đương được với $1000 hiện tại về tâm lý.
Giả sử lãi xuất ngân hàng là 20%/năm. Người ở xã hội A sẵn sàng gởi ngân hàng để 1 năm sau nhận $1200, lớn hơn giá trị tâm lý của $1000 bây giờ là $1100 vào 1 năm sau, do đó họ sẽ có cái nhìn dài hạn hơn, đầu tư cái hiện tại cho tương lai. Người ở xã hội B đương nhiên sẽ xài hết $1000 ở hiện tại vì giá trị tâm lý của nó vào 1 năm sau đến $2000, lớn hơn số tiền mà họ có thể nhận được 1 năm sau nếu gởi ngân hàng là $1200, do đó họ sẽ có cái gì xào cái đó mà không đầu tư cho tương lai.
Tóm lại là,
nếu chiết khấu tâm lý cao hơn lãi suất thật (xã hội B) thì người ta sẽ ăn xổi ở thì.
Nếu chiết khấu tâm lý thấp hơn lãi xuất thật (xã hội A) thì người ta sẽ đầu tư dài hạn.
Thế nên, việc kêu gào chỉ trích người Việt ăn xổi ở thì chẳng có tác dụng gì cả mà chỉ mang tính đổ thừa và nguỵ biện. Muốn thay đổi điều này, phải làm sao cho xã hội ổn định, luật pháp bảo vệ người dân và sở hữu của họ. Tự nhiên là chiết khấu tâm lý sẽ giảm và con người sẽ có cái nhìn dài hạn hơn, sẵn sàng đầu tư cho tương lai hơn.
Hãy ngừng đổ thừa và bắt tay vào hành động.
.
T/g: HỒ ĐẮC NGUYÊN NGÃ
Thế nên, việc kêu gào chỉ trích người Việt ăn xổi ở thì chẳng có tác dụng gì cả mà chỉ mang tính đổ thừa và nguỵ biện. Muốn thay đổi điều này, phải làm sao cho xã hội ổn định, luật pháp bảo vệ người dân và sở hữu của họ. Tự nhiên là chiết khấu tâm lý sẽ giảm và con người sẽ có cái nhìn dài hạn hơn, sẵn sàng đầu tư cho tương lai hơn.
Hãy ngừng đổ thừa và bắt tay vào hành động.
.
T/g: HỒ ĐẮC NGUYÊN NGÃ