1
KHOẢNG CÁCH giúp nhìn ra lòng TRUNG THÀNH
Để nhận biết một người có trung thành với mình hay không, có thể dùng cách “xa lánh” một cự ly thích hợp là sẽ biết rõ. Khoảng cách là thước đo mối quan hệ tốt xấu của hai người, có thể giúp hiểu nhau hơn. Nếu như tình cảm giữa hai người đủ mạnh, có cùng mục tiêu và sự giống nhau về lý tưởng thì mối quan hệ giữa họ sẽ không bị trói buộc bởi khoảng cách và thời gian.
Ngược lại, nếu như mối quan hệ giữa hai người duy trì dựa vào lợi ích và địa vị thì lâu dần, khoảng cách sẽ kéo họ ra xa nhau, mối quan hệ cũng tự nhiên trở nên không thân thiết nữa.
///
2
THÂN CẬN giúp nhìn ra GIÁO DƯỠNG
Cố ý tiếp cận gần gũi và quan sát có thể thấy một người có phải là có giáo dưỡng hay không. Điều mà người ta gọi là “lâu ngày mới biết được lòng người” chính là hai người ở cùng một chỗ lâu ngày sẽ hiểu hết về ưu điểm, khuyết điểm và cách giáo dưỡng của đối phương. Ngay cả trong cách nói chuyện có thể quan sát lời nói của người đó có thô tục, cử động bất nhã, có lễ phép hay không sẽ biết được người đó có giáo dưỡng hay không.
Hai người kết giao nhiều năm, mối quan hệ sẽ trở nên ngang hàng bình đẳng. Trong mối quan hệ bình đẳng, lễ phép, tu dưỡng, kiến thức của một người có thể càng hiện rõ ra trước mặt đối phương. Nếu như trong kết giao nhiều năm, một người luôn cung kính, luôn khiêm tốn đối đãi với mọi người thì người đó đáng giá để kết bạn!
///
3
PHỨC TẠP giúp nhìn ra NĂNG LỰC
Dùng sự vụ phức tạp có thể nhìn ra năng lực của đối phương. Cách này phù hợp áp dụng cho người cấp trên cần xem xét, đánh giá cấp dưới. Có thể đem một công việc phức tạp nào đó giao cho người mình cần đánh giá xem người này có giải quyết hợp tình hợp lý được không, có sắp xếp được ngay ngắn rõ ràng không, từ đó đánh giá được năng lực của họ.
Người có năng lực có thể chia thành hai kiểu là năng lực và khả năng chịu áp lực. Thông thường, độ cao thấp của năng lực của một người thường thường được thể hiện ra khi họ đang phải chịu áp lực. Áp lực sẽ làm rối sự phán đoán và hành vi của một người. Nếu như ngay trong hoàn cảnh áp lực cao mà người đó vẫn nghĩ được ra phương pháp phù hợp thì đó là người có năng lực không kém.
///
4
BẤT NGỜ giúp nhìn ra MƯU TRÍ
Đột nhiên tra hỏi một sự tình nào đó sẽ giúp nhìn ra khả năng mưu trí của đối phương. Vấn đề này không cần phải quá bén nhọn, hóc búa, cũng không phải quá nhạy cảm chỉ cần khi đang nói chuyện, lập tức chuyển sang vấn đề khác để hỏi họ là có thể đủ nhận biết được người đó có phải là linh hoạt, nhanh trí hay không.
“Vấn đề bất ngờ” ngoài việc giúp nhìn ra trình độ trí lực của một người mà còn giúp nhìn ra tốc độ phản ứng và khả năng khống chế cảm xúc của người đó. Câu trả lời của đối phương trong tình trạng tiếp nhận “vấn đề bất ngờ” cũng không nhất thiết chú trọng vào đúng sai mà mấu chốt là người đó phản ứng kịp thời, đưa ra được đáp án phù hợp là được.
///
5
KHẨN CẤP giúp nhìn ra TÍN NGHĨA
Sự tình xảy ra sẽ luôn khiến mọi người vội vàng không kịp chuẩn bị, lúc này đừng ngại gọi điện thoại cho bạn bè để đề nghị được giúp đỡ. Từ đó xem họ có thể đồng ý hay không, và xem họ có làm được như lời hứa hay không.
Cách này chủ yếu để khảo sát trong hai trường hợp, một là việc đó phải nằm trong khả năng của họ, hai là bạn phải có chỗ đứng tương đối quan trọng trong lòng họ.
///
6
TIỀN BẠC giúp nhìn ra PHẨM HẠNH
Tiền tài là cách trực tiếp để khảo nghiệm năng lực ý chí và phẩm hạnh của một người. Đồng thời cũng là khâu thường xuyên xảy ra vấn đề nhất giữa quan hệ giữa con người với con người. Không ít mối bạn bè tốt bởi vì vay tiền trường kỳ không trả hoặc không có khả năng hoàn lại mà dẫn đến tuyệt giao.
Tiền tài tuy là vật ngoài thân nhưng lại là vật đảm bảo cuộc sống yên ổn căn bản của mỗi người. Cho nên, dù là bạn bè tốt thì tiền tài vẫn phải tính toán rõ ràng.
///
7
HOẠN NẠN giúp nhìn ra CHÂN TÌNH
Đời người có lúc lên lúc xuống. Ở vào lúc hoạn nạn đừng ngại tâm sự chia sẻ với bạn bè. Nếu là người bạn chân chính, họ sẽ lắng nghe và cho bạn ý kiến mang tính xây dựng, đề nghị giúp đỡ thật lòng chứ không bắt đầu xa lánh bạn.
Người ta nói, có hoạn nạn mới thấy chân tình. Một người lúc ở trên đỉnh vinh quang sẽ có vô số người ở bên cạnh mình, nhưng ở vào thời khắc hoạn nạn mới biết đâu là người chân tình. Đây cũng là người bạn tốt, có tiết tháo.
///
8
RƯỢU giúp nhìn ra LỄ NGHI, TƯ THÁI
Một người khi uống rượu vào sẽ khiến năng lực kiểm soát bị giảm xuống. Mỗi người sau khi uống rượu sẽ có những biểu hiện không giống nhau. Vì vậy, dùng rượu có thể nhìn ra suy nghĩ và phẩm đức của đối phương.
Theo Soundofhope
Mai Trà biên dịch
📖
Sử gia Tư Mã Thiên viết về Trang Tử khá vắn tắt: "Trang tử, người đất Mông, tên Chu, làm quan lại ở Vườn Sơn (Tất Viên)" sau đó sống ẩn dật cho đến cuối đời. Nhưng điều chắc chắn là Trang Tử sống cùng thời với Mạnh Tử và Huệ Thi thời Lương Huệ Vương và Tề Tuyên Vương. Đất Mông được xác định nằm trong đất Tống, thuộc tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) ngày nay. Trang Tử là một trong những nhà tư tưởng đặc biệt vào loại hạng nhất thời ấy, rất giỏi kể chuyện, có sức tưởng tượng vô cùng phong phú.
Cũng theo Tư Mã Thiên, Trang Tử là tác giả bộ Nam Hoa kinh gồm hơn mười vạn câu (thập dư vạn ngôn) để châm biếm cái học của Khổng Tử và xiển minh học thuật của Lão Tử. Miêu tả tính chất thoát tục của Trang, Sử ký Tư Mã Thiên có đoạn viết:
Uy vương nước Sở nghe nói Trang Chu là bậc hiền tài bèn sai sứ đem vàng lụa đến mời đón hứa cho làm tướng. Trang Chu cười nói với sứ giả rằng:
"Nghìn vàng là lợi to, khanh tướng là ngôi quý đấy. Nhưng ông không thấy con bò lúc tế giao hay sao? Nó được ăn mấy năm, được mặc đồ vóc thêu để đưa vào nhà thái miếu. Lúc bấy giờ, muốn làm con lợn nhỏ có được không ? Ông đi ngay cho, đừng làm bẩn đến ta. Ta chỉ chơi đùa trong nơi ngòi vũng để tự vui, không để cho kẻ có nước trói buộc, trọn đời không ra làm quan để thoả chí ta."
Chí khí của bậc hiền triết Trang Tử cũng giống như căn bản nền tảng tư tưởng Đạo gia: ẩn dật mà khoáng đạt, quay trở về cuộc sống hòa hợp với tự nhiên, không muốn tham dự vào tranh quyền đoạt lợi, xa lánh những hệ lụy cuộc đời. Gần như đối lập với đạo Khổng mang bản thể trần tục, ưa thực tế, trọng thực nghiệm và đặc biệt tôn trọng chủ nghĩa nhân văn, Trang Tử kế tiếp truyền thống tư tưởng của Lão Tử, phát triển thành một hệ phái mà sau này người ta thường gọi một cách vắn tắt là Lão-Trang.
Khác với Lão Tử cuối cùng vì chán ngán xã hội Trung Hoa đương thời đã vượt cửa ải Hàm Cốc, mất tích về phương Tây; với Trang Tử, người đời thường nhắc đến "Trang Chu mộng hồ điệp" như một huyền thoại.