Tuesday, March 5, 2019

☸☸...ĐỨC PHẬT QUAN ÂM CÓ THẬT KO?



PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY KO CÓ QUAN ÂM

Đức  Quan Thế Âm hay Quan Âm thật ra có xuất xứ từ một bồ tát nam gọi là Avalokitesvara trong Phật giáo Ấn Độ. Qua một quá trình tiến hóa, Avalokitesvara đã dần dần được những soạn giả của kinh điển chobiến thể thành một bồ tát nữ.

Không có tài liệu nào trong Phật học cho thấy Avalokitesvara xuất phát từ một nhân vật có thật.

Khảo nghiệm các hình tượng của Quan Âm trong lịch sử cho thấy sự biến thể nầy xẩy ra dần dần qua nhiều thế kỷ. Một số hình tượng của Avalokitesvara diễn tả một người đàn ông mặc áo giáp hở ngực có râu, một số hình tượng khác diễn tả một người đàn ông tướng mạo dịu dàng không khác phụ nữ mấy. Những hình tượng nầy vẫn còn thấy ở một số chùa chiềng hiện tại trong và ngoài Ấn Độ.

Sau khi Đức Thích Ca nhập Niết Bàn 750 năm, Đức Quan Thế Âm mới xuất hiện lần đầu trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa.



PHẬT GIÁO ĐẾN TRUNG HOA, QUAN ÂM XUẤT HIỆN

Sau khi Phật giáo được truyền sang Trung Hoa, Quan Âm không những là bồ tát cứu khổ cứu nạn mà còn là bồ tát mang đến sự sống, có nghĩa là ban bố con cái cho những người hiếm mọn. Vì vai trò nầy mà có nhu cầu để Quan Âm là một người đàn bà thay vì đàn ông (mới thích hợp hơn cho các vấn đề liên quan đến việc sinh sản của phụ nữ). Các hình tượng Quan Âm do đó biến đổi dần dần từ một người đàn ông hẳn hoi ra thành những hình tượng mềm mại dịu dàng với phái tính không rõ rệt. Một vài kinh sách soạn ra trong thời nầy rồi bắt đầu diễn tả Quan Âm như một phụ nữ (một "mẹ từ bi") và ý niệm nầy dần dần bắt rễ trong lịch sử Phật giáo.

Nhiều sử gia cho rằng người đã có công nhất (mặc dù chỉ gián tiếp) trong việc tạo dựng và phổ biến hình ảnh Quan Âm như một "mẹ từ bi" chính là Hoàng Hậu Võ Tắc Thiên ở thế kỷ thứ 7.

Võ Tắc Thiên là một người rất tôn sùng đạo Phật. Trong quá trình gầy tạo và củng cố địa vị là một Hoàng Đế phụ nữ duy nhất trong một nền văn hóa cực kỳ trọng nam khinh nữ Trung Hoa, Võ Tắc Thiên luôn luôn cố ý đề cao vai trò của phụ nữ trong xã hội. Một cách hữu hiệu để đạt mục đích nầy là phát động và phổ biến ý niệm Quan Âm là một phụ nữ. Ngoài ra bà cũng có tham vọng được xem là một bồ tát. Bà đã cho đúc rất nhiều tượng phật mang hình dáng của chính bà và rất nhiều tượng Quan Âm mang hình ảnh một người phụ nữ dịu hiền. Đối với Võ Tắc Thiên, việc Quan Âm là một phụ nữ rất quan trọng vì mọi người đều cần có một bồ tát cứu nạn và nếu vị bồ tát nầy là một phụ nữ thì vai trò của phụ nữ cũng sẽ được nâng cao lên trong xã hội.

Nhiều kinh sách viết soạn trong thời kỳ nầy (thừa lịnh Võ Tắc Thiên) còn truyền lại đến ngày nay đã góp phần rất lớn vào việc quảng bá hình ảnh Quan Âm là một phụ nữ.

Có kinh kể rằng Avalokitesvara là một hoàng tử sống ở miền nam Ấn Độ đã bỏ hết sự giàu sang để đi tu và nguyện thành bồ tát để cứu độ chúng sinh. Tuy vậy, trong lịch sử không hề có gì để kiểm chứng được sự hiện hữu thật sự của vị tiểu sử hoàng tử nầy.

Trong kinh Mani Kanbum (được công nhận có thể là chứa đựng những lời dạy "nguyên thủy" nhất của Phật giáo) kể rằng Avalokitesvara được “sinh ra trong một tia sáng từ con mắt phải của Phật Di Đà”. Không có tài liệu nào trong Phật học cho thấy Avalokitesvara xuất phát từ một nhân vật có thật.

(Ngay cả Phật Di Đà cũng chỉ là một nhân vật tưởng tượng; ngoại trừ những câu chuyện huyền bí trong một số kinh điển thì không sử gia nào có thể xác định được tiểu sử thật sự của Phật Di Đà).

Chỉ có một điều duy nhất tất cả kinh sách đồng ý là Avalokitesvara biểu tượng cho từ bi và trí tuệ, nổi tiếng nhất là đặc tính cứu độ chúng sinh.

Hiện tượng "mẹ từ bi" xảy ra trên khắp thế giới trong nhiều tôn giáo. Đây là một nhu cầu cần thiết của tín đồ, họ cần có một đấng thiêng liêng nhiều phép thuật thần thông và dịu hiền chăm lo cứu độ họ qua những tai biến trong cuộc đời. Một trong những hiện thân phổ biến rộng rãi của Quan Âm có 11 đầu, ngàn tay, ngàn mắt. Vì tín đồ cần có một người có thể nhìn thấy mọi sự việc và can thiệp giúp đỡ mọi người, mọi nơi, mọi lúc nên họ đã tạo dựng ra một bồ tát thích ứng với nhu cầu của họ.


ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ

Đức Phật A Di Đà là một vị vua trong truyền thuyết theo kinh điển Phật giáo Đại Thừa, người đã từ bỏ vương quốc của mình để trở thành một tu sĩ Phật giáo và có tên là Dharmakara, có nghĩa là “Kho Chứa Pháp”. Nhiều Phật tử thuộc trường phái Tịnh Độ thường xuyên niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để nương tựa thân mình vào Phật A Di Đà để Ngài dẫn họ về cõi Tây Phương Cực Lạc sau khi chết.


Thật sự là khó để phân biệt Đức Phật A Di Đà và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vì cả hai đều được miêu tả như là sở hữu tất cả các thuộc tính giống nhau. Phật A Di Đà có thể thường được phân biệt bởi Mudra (biểu tượng hay cử chỉ nghi lễ) của mình: Phật A Di Đà thường được mô tả, 2 bàn tay co lại và chạm vào nhau (như trong bức tượng A Di Đà ở Kamakura, Nhật Bản) khi ở tư thế ngồi. Trong tư thế đứng, Phật A Di Đà để tay trái ngang ngực còn tay phải ngửa ra và thả lỏng để đón nhận mọi chúng sinh.
Ý nghĩa của Mudra này là kết nối với tất cả chúng sinh, bàn tay mở rộng cho thấy rằng lòng từ bi A Di Đà được hướng đến những giống loài thấp nhất. Phật A Di Đà thường được miêu tả cùng với 2 vị trợ thủ: Bồ Tát Quán Thế Âm, người xuất hiện bên phải của Ngài và Bồ Tát Đại Thế Chí, người xuất hiện trên trái của Ngài.


TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC – CÕI TỊNH ĐỘ A DI ĐÀ 

Trong các phiên bản của kinh điển được biết đến rộng rãi ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản, lời nguyện thứ 18 của Đức Phật A Di Đà nói rằng, bất kỳ chúng sanh trong vũ trụ mong muốn được sinh ra trong cõi Tịnh Độ A Di Đà và kêu gọi tên Ngài sẽ được đảm bảo tái sinh ở đó.

Lời nguyện thứ 19 của Phật A Di Đà hứa rằng, cùng với Bồ Tát và các Phật tử may mắn khác, sẽ xuất hiện trước mặt những người gọi tên Ngài vào lúc chết. Sự cởi mở này và việc chấp nhận tất cả mọi giống loài đã làm cho niềm tin Tịnh Độ là một trong những ảnh hưởng quan trọng trong Phật giáo Đại thừa.

Phật giáo Tịnh Độ bắt đầu phổ biến ở phía tây bắc Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan, từ đó nó lan sang Trung Á và Trung Quốc, và từ Trung Quốc sang Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các kinh điển tiếp tục giải thích rằng, Phật A Di Đà sau khi tích lũy công đức vĩ đại qua vô số kiếp, cuối cùng đạt được Phật quả và vẫn còn sống trong khu đất của mình, nơi đó được gọi là Cõi Tây Phương Cực Lạc, nơi tuyệt đẹp, tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Các học thuyết cơ bản liên quan đến Phật A Di Đà và lời thề của Ngài được tìm thấy trong kinh Vô Lượng Thọ.

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA NÓI VỀ QUÁN THẾ ÂM

Lúc Phật đang thuyết pháp, Vô Tận Ý Bồ-tát từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch tay áo bên phải, quỳ gối chân phải, bạch Phật rằng:

- Thế tôn, do nhân duyên gì mà Quán Thế Âm Bồ-tát được gọi là Quán Thế Âm?

Phật bảo: “Nếu có vô lượng vô biên chúng sinh, đã chịu tất cả khổ, nghe được Quán Thế Âm Bồ-tát, nhất tâm xưng danh, thì Quán thế Âm Bồ-tát sẽ quán được âm thanh khiến giải thoát”.

Theo thế gian thì âm thanh phải dùng tai nghe, chẳng thể dùng mắt thấy, nhưng người kiến tính triệt để rồi lục căn hổ dụng, tức dùng mắt nghe được, dùng lỗ tai xem thấy. Chữ Quán là dùng con mắt để nghe âm thanh, ấy là sự dụng của tự tính, nên ba chữ Quán Thế Âm là chỉ về tự tính của mình, chứ chẳng phải thật có một vị Bồ-tát tên Quán Thế Âm.

Quán Thế Âm Bồ-tát, nghe được xưng danh đến cứu giúp: chẳng những thế giới này, kể cả hằng hà sa số vô lượng vô biên vi trần thế giới, hễ chúng sinh nào cầu cứu cũng sẽ được cứu. Ví như đài phát thanh hiện nay có làn sóng mạnh, dù máy Radio nhỏ, nếu bắt đúng theo làn sóng cũng có thể thâu được. Sức dụng Tự tính của mình cũng vậy, khắp hư không pháp giới, nếu sự tu của chúng ta quét trống rỗng tất cả, ngũ uẩn giai không, đến cái Không tướng hiện ra, tự tính tự hiện, tức tự tính mình cứu mình, chứ chẳng phải Quán Thế Âm Bồ-tát hay một người nào khác.

Phải biết Quán Thế Âm Bồ-tát là dùng con mắt để nghe chứ không phải dùng lỗ tai, nếu chúng ta dùng con mắt nghe được mới là Quán Thế Âm, đạt đến cảnh giới này tất cả khổ đều được giải thoát.

Ở trên đã nói, ba chữ Quán Thế Âm là tự tính của mình, mọi người đều sẵn đủ, sức dụng thần thông biến hóa chẳng kém hơn Phật, nên gọi Phật tính. Sở dĩ Phật phát huy ra hết mà chúng ta chỉ có thể phát huy được một ít, chưa bằng một phần triệu, do phát huy chậm nên gọi là nghiệp lực; nếu được phát huy hết, gọi là thần thông lực.


KẾT LUẬN:

  • ------------------------------------------------------------------------------------------------
  • Quán thế Âm và Đại Thế Chí bồ tác là 2 đệ tử của Phật A Di Đà. Mà cõi Phật A Di Đà là ở chỗ khác ko phải ở cõi (Ta Bà) mà Trái Đất đang hiện hữu, nên ko kiếm đc nguồn gốc của Quán Thế Âm bồ táT.
  • ------------------------------------------------------------------------------------------------
  • Phật giáo nguyên thủy thì coi Phật Thích Ca Mâu Ni là tổ tôn để thờ cúng, nhưng sau đó trải qua vài nghìn năm thì Phật giáo được truyền xuất ra rất nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, có 1 quá trình cải tổ rất lớn, và sau đó đã phát sinh ra nhiều tín ngưỡng đa Phật khác. Họ cũng có phương thức cách thức và 1 bộ quá trình hoàn chỉnh để tu luyện theo môn của họ, nên mình nghĩ Phật A Di Đà k phải là tưởng tưởng đâu. Và còn rất nhiều vị như: Phật Dược Sư, Đại Nhật Như Lai, v.v. Mỗi vị Phât đều có một thế giới, Phật A Di Đà thì có thế giới Cực Lạc.
  • ------------------------------------------------------------------------------------------------
  • đạo Phật trong quá trình phát triển du nhập vào Châu Á đã pha trộn thêm đạo Lão và đạo Khổng. Thật ra nguyên bộ phim Tây Du Kí toàn yêu quái và tiên thánh này nọ được viết trên quan điểm tu tiên của đạo Lão.  Cho nên bản thân bộ phim Tây Du Kí cũng không phải mang thuần tuý tư tưởng Phật giáo mà cũng đã pha trộn rồi. Dùng tư tưởng đạo Lão kể câu chuyện Phật giáo.
  • ------------------------------------------------------------------------------------------------
  • tin là có hay là ko nằm ở niềm tin nội tâm của mỗi người.
  • ------------------------------------------------------------------------------------------------
  • Niềm tin được nâng cấp thành Đức tin sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cộng đồng



CLIP SƯ THẦY PHẬT GIAO NGUYÊN THỦY NÓI VỀ QUAN ÂM