Phụ nữ trước giờ luôn là người chăm lo cho tài chính gia đình nhưng không phải ai cũng khéo vun vén nên trường hợp vợ đoảng, không thể quản chi tiêu hợp lý do bệnh “ghiền” mua sắm hay lén giúp đỡ cho gia đình của riêng mình không phải hiếm. Lúc đó, các ông chồng thường phải đứng ra đảm nhận trọng trách này trong gia đình. Do đó, không quá khó để bắt gặp cảnh những ông chồng phát tiền tiêu cho vợ hàng ngày. Tuy nhiên, song song với các trường hợp vợ đoảng thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng các ông chồng một khi “tay hòm chìa khoá” thì trở nên chi li như đàn bà, mất hết vẻ đàn ông. Như trong bài “Tiền anh – tiền tôi- tiền của chúng ta”, tác giả Tố Trâm có nêu một ý: “Gặp người chồng nắm giữ và quyết định toàn bộ chi tiêu trong gia đình, người vợ thường cảm thấy khổ sở, thiếu tự tin do phải sống một cách thiếu thốn, mất đi sự thoải mái tự do. Vì thế, hình ảnh người đàn ông lý tưởng cũng dần mất đi trong mắt người vợ và tình yêu cũng theo đó mà lụi tàn”.
?
VẬY, PHỤ NỮ HAY ĐÀN ÔNG NÊN LÀ NGƯỜI GIỮ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG GIA ĐÌNH?
Trên thực tế, không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi ai là người nên giữ vai trò nhạy cảm này trong gia đình. Điều đó thật ra phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và suy nghĩ của cá nhân người trong cuộc. Ai cảm thấy mình đảm nhận được thì cứ nhận. Nếu một trong hai người cảm thấy khó khăn trong việc quán xuyến chi tiêu, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người còn lại. Xã hội hiện nay bình đẳng, phụ nữ cũng ra ngoài làm việc thì không có gì lạ khi đàn ông là người vun vén tài chính cho gia đình. Điều quan trọng nhất không phải ai làngười giữ tiền, mà là cách giữ sao cho hợp lý vì không một ông chồng hay bà vợ nào muốn mình đi làm cật lực để kiếm tiền rồi sau đó phải ngửa tay xin người bạn đời của mình từng đồng.
Vì lý do đó, các chuyên gia khuyên rằng các cặp vợ chồng nên ngồi lại và cùng bàn bạc xem đâu là giải pháp tốt nhất cho tài chính của gia đình mình.
Có hai cách mà các cặp vợ chồng thường dùng đó là:
Ví dụ như trong nhà, chồng nhận phần lo tiền học cho con và tiền điện nuớc còn vợ lo các khoản chi tiêu khác hàng ngày cho gia đình. Còn lại thì ai chi cho việc gì thì tự quản việc đấy, không ai đụng chạm vào tiền bạc của người kia.
Mặt lợi của việc này là cả hai vợ chồng đều có đóng góp vun vén vào tổ ấm và vẫn giữđược tự do chi tiêu cá nhân. Xét ra cũng rất khó kiểm soát 100% thu nhập của ngườibạn đời bởi nhiều người ngoài lương còn có thưởng, có lợi nhuận từ kinh doanh bên ngoài nên nếu người kia muốn giấu thì làm sao mà biết được nên thôi không quản làtốt nhất. Một lý do nữa là vì có nhiều người cho rằng giữ tiền của người bạn đời làkhông hợp lý. Một là gây khó khăn cho người kia khi cần chi tiêu gấp. Hai là một trong hai người giữ hết tiền thì có khi sinh thêm tật xấu. Vợ thì có thể mua sắm hay làm đẹp quá trớn, chồng thì có dễ la cà quán xá, tiêu tiền vào các thiết bị công nghệ. Nên vợ chồng tự giữ tiền có khi còn tốt hơn là một người giữ cho cả hai.
Tuy nhiên, mặt trái của cách này là vợ chồng mất đi sự giao tiếp và gắn bó trong tình cảm vợ chồng. Vợ chồng không thể sống theo kiểu công nghiệp và phân công rõ ràng như thế bởi vợ chồng còn rất nhiều cái chung nhau như con cái, sửa chữa và sắm sửa thêm cho tổ ấm. Không thể rạch ròi từng chút một những việc nhỏ như thế được. Ngoài ra, nếu vợ chồng không quan tâm gì về thu nhập của nhau cũng có thể tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những cái xấu như cờ bạc, rượu chè hay lén gửi tiền cho nhà cha mẹ…
Cách này cũng tương tự như cách trên nhưng thay vì mỗi người nhận trách nhiệm chi trả một số khoản thì bây giờ gộp chung vào một quỹ cho tất cả các khoản. Mặt lợi mặt hại cũng tương tự như cách trên. Ngoài ra, cách này còn có thể phát sinh thêm tranh cãi quyết định ai là người giữ quỹ chung đó và tệ hơn có thể kéo theo nghi ngờ lẫn nhau khi chi tiêu không hợp lý hay thiếu minh bạch.
Vì thế, chuyên gia các vấn đề hôn nhân và gia đình Nguyễn Thị Kim Bắc (tổng đài tư vấn 1088 Bưu điện TP HCM) nhận xét, trường hợp những cặp vợ chồng mà cả hai đều độc lập, tự chủ về kinh tế, có thu nhập cao hoặc có thừa kế, người này không muốn phụ thuộc kinh tế vào người kia. Bà cho rằng, trong gia đình ai giữ tiền không phải vấn đề, một quỹ, hai quỹ không quan trọng bằng việc vợ chồng có niềm tin với nhau và có trách nhiệm với gia đình. Tương tự như ý kiến của bà Kim Bắc, tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền (Hội Khoa học Tâm lý và Giáo dục TP HCM) mặc dù không tán đồng quan điểm mỗi người một quỹ nhưng cũng đồng ý rằng quan trọng là vợ chồng thì nên có ý thức thông báo cho nhau về các khoản thu nhập đồng thời hỗ trợ giám sát lẫn nhau. Từ đó, tình cảm vợ chồng càng thêm gắn bó, giảm thiểu tối đa nguy cơ cho các tật xấu ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, cởi mở thoả thuận cách quản lý tài chính trong gia đình ngay từ đầu là điều nên làm nhằm tránh xung đột trong quá trình chung sống.
Công khai thu nhập.
Ngoài thu nhâp hang tháng, còn có những khoản thu bất ngờ như thưởng hay công việc làm them. Những khoản này người kia không thể biết được 100% nên không khó để làm “quỹ đen”. Nhưng tốt nhất là luôn công khai những khoản này, qua đó vợchồng cùng biết để tích lũy và sử dụng tài chính hiệu quả hơn.
Cần có một khoản dự phòng nho nhỏ
Khoản tiết kiệm nhỏ này rất hữu ích khi mà gia đình, con cái bất ngờ cần đến như tiền mừng hay trong trường hợp ốm đau. Lúc đó gia đình vẫn có thể xoay sở được mà không làm ảnh hưởng tới việc chi tiêu hàng ngày.
Theo dõi ngân sách thu, chi từng tuần, từng tháng.
Việc này không phải là chi li trong đời sống mà nó là kinh nghiệm thực tế để mỗi gia đình điều tiết được tài chính một cách hiệu quả hơn.
Không nên cố định chi tiêu hàng tháng, phải linh hoạt nhất là những tháng có phát sinh.
Trong chi tiêu hang ngày, cần có sự cân đối theo thời giá thị trường, vì lương không tăng, trong khi giá cả biến đổi gằng ngày, nên bắt buộc phải linh hoạt, nhưng trên tinh thần cân đong đo đếm cẩn thận.
Cần có khoản tiết kiệm.
Khoản tiết kiệm có thể nhỏ nhưng rất cần để làm đảm bảo khi về già. Có nhiều cách như mỗi tháng dành một khoản trong thu nhập của hai vợ chồng để gửi tiết kiệm, hoặc mua bảo hiểm.
Mỗi người vẫn cần có tài khoản riêng biệt nhằm chi tiêu cá nhân
Tài khoản này nên được phải công khai, thống nhất trên một số nguyên tắc nhất định mà cả hai cùng đồng thuận sau khi đã chi cho các khoản chi hàng tháng và các khoản tiết kiệm bắt buộc. Chúng sẽ dành cho chi tiêu cá nhân như gặp gỡ bạn bè, tiếp khách của mình, phụ giúp gia đình.
Phải giải quyết ngay những bất đồng về tài chính.
Trong cuộc sống hàng ngày không thể tránh khỏi những bất đồng giữa các thành viên trong gia đình về một vấn đề nào đó như chi tiêu cho cá nhân không hợp lý, minh bạch, cái gì cần được ưu tiên. Do vậy cần có sự trao đổi và thống nhất rõ ràng về tàichính giữa các thành viên trong gia đình trên nguyên tắc bình đẳng và cùng sẻ chia.
📖
Trước khi kết hôn, tôi suy nghĩ và nói chuyện với người yêu rất nhiều về chuyện này. Chúng tôi có chung nhiều quan điểm về tầm quan trọng của tiền bạc, thế nào là cuộc sống thoải mái, ngôi nhà mơ ước ra sao. Kiểu của tôi khác với cả ba kiểu trên. Tôi và chồng xác định những khoản tiêu chung trong gia đình (tiền ăn, tiền nhà, tiền điện, tiền internet, tiền đi ăn ngoài), sau đó mỗi người nhận trả một số khoản. Còn ai kiếm được bao nhiêu và tiêu bao nhiêu, người kia sẽ không xen vào.
Chúng tôi không có tài khoản tiết kiệm chung. Việc phân chia cho các khoản cố định hằng tháng cũng không phải 50-50 mà dựa vào tương quan thu nhập của hai người. Nếu người chồng kiếm được gấp đôi người vợ thì khoản đóng góp cũng cao gấp đôi, và ngược lại. Những khoản chi tiêu cho gia đình hai bên, thì chúng tôi thỏa thuận gia đình ai người đó sẽ bỏ ra. Những khoản lớn cần mua chung và sử dụng chung, hay những chuyến du lịch, hai người chia đôi, hoặc người này trả tiền máy bay thì người kia trả tiền nhà, người này trả tiền ăn thì người kia mua vé xem phim, đại loại vậy.
Tôi và chồng đã áp dụng mô hình này suôn sẻ trong hơn hai năm và thấy cách tiếp cận này có rất nhiều lợi ích:
1. Tránh được nhiều căng thẳng và mâu thuẫn không cần thiết từ vấn đề tiền bạc
Những người phụ nữ một tay cai quản chi tiêu trong gia đình tôi biết, thường hay than thở rằng chồng tiêu xài hoang phí, không biết nghĩ xa xôi cho gia đình. Trong khi đó, người chồng lại ấm ức, sao vợ mình tiêu tiền nhanh hết vậy, vừa mới đưa tháng lương mà đã lại đòi thêm. Nhiều khi chồng phải "xin" vợ tiền để mua sắm hoặc đi chơi với bạn, còn vợ thì rình rập xem chồng có quỹ đen quỹ đỏ không. Những ức chế này rất dễ gây đến hiểu nhầm, thậm chí cãi vã.
2. San sẻ trách nhiệm giữa hai người
Câu cửa miệng của nhiều phụ nữ là "đàn ông không biết nghĩ xa đâu", và hệ quả suy ra là, hễ chồng có tiền là vợ phải thu ngay đút vào túi. Có những người khác, lại tự hào khoe rằng, chồng tôi không hề quan tâm đến việc tôi chi tiêu ra sao, tôi cứ nói cần bao nhiêu là đưa bấy nhiêu. Cả hai điều này tôi đều không đồng ý, vì đối với tôi, việc quản lý tiền bạc là một trách nhiệm, cũng như nấu ăn vậy, có người thích làm có người không, nhưng đều cần thiết trong sự vận hành bình thường của một gia đình. Vì thế, tôi cũng không coi việc người chồng hoàn toàn phó thác chi tiêu cho vợ là một sự ưu ái.
Chồng tôi chịu trách nhiệm chi trả tiền đi chợ và nắm rất rõ số tiền mua thức ăn của hai người trong một tháng trung bình là bao nhiêu. Thậm chí, chỉ cần nhìn qua giỏ mua đồ là có thể đoán được gần chính xác số tiền sẽ phải trả. Những người chồng mỗi tháng phải chi trả tiền điện nước, tiền nhà, hoặc tiền học cho con..., chắc chắn sẽ không bao giờ nhiếc móc vợ "sao không biết vun vén, khéo ăn thì no, khéo co thì ấm như người ta?".
3. Tăng đối thoại và hợp tác
Một người bạn nhận xét rằng, cách của tôi không phù hợp với những người đàn ông tiêu xài hoang phí. Ví dụ người chồng chỉ làm tròn trách nhiệm với những khoản đã thỏa thuận mỗi tháng, rồi sau đó mỗi ngày đi mời bạn bè nhậu nhẹt, không để dành chút nào, thì làm sao có tiền cho những khoản lớn như mua nhà?
Tôi biết quá nhiều người phụ nữ o bế con trai và làm thay chồng tất cả mọi việc, rồi lại than mệt, than bất công, than khổ. Nhưng từ trong suy nghĩ "đàn ông không thể giữ tiền", họ đã coi nhẹ và tước đi quyền làm người trưởng thành có ý thức của chồng mình. Tại sao cùng là người, cùng có cái đầu biết nghĩ mà vợ thì biết chắt chiu, còn chồng thì không? Thường thì câu trả lời rất đơn giản, vì chồng biết vợ đã chắt chiu hộ mình rồi.
Với câu hỏi của bạn, tôi nói, nếu hai người đã thỏa thuận cùng đạt mục tiêu mua nhà thì họ nên cùng phấn đấu. Nếu quả thật người chồng vô trách nhiệm đến mức không thể để dành được một chút nào thì người vợ phải xem lại cuộc hôn nhân. Không ai thay đổi được người khác và cứ suốt đời lo lắng thay, chắt bóp thay, thì đó là mối quan hệ mẹ - con, đâu phải quan hệ ngang bằng của vợ chồng.
4. Tôn trọng tự do cá nhân
Một cô bạn khác của tôi đã bâng quơ nhận xét chồng là "thanh niên nên vẫn còn thích lúc nào cũng phải có tiền trong túi". Tôi phì cười, thấy bạn mình thật vô lý. Thanh niên hay người già, ai chẳng tự tin hơn khi có tiền trong túi. Bản thân tôi sẽ không hề vui khi đồng tiền mình kiếm ra lại bị người khác tước đoạt.
Khi tôi mới đi làm, mẹ tôi luôn giục giã tôi đưa tiền lương để giữ hộ. Tất nhiên tôi từ chối thẳng thừng và cảm thấy mình không được tin tưởng. Tôi đã đủ lớn để biết lo cho tương lai và cuộc sống của mình, tại sao mẹ vẫn cho rằng tôi sẽ chi tiêu tùy hứng, không có ý thức dành dụm? Khi bị cự tuyệt, mẹ tôi rất phiền lòng, cũng vì đã quen với việc kiểm soát mọi nguồn tiền trong nhà, cứ luôn miệng ca cẩm rằng tôi không đưa vì sợ mẹ tiêu mất. Việc một đứa con không chịu đưa tiền lương cho mẹ, cũng không cho mẹ biết mình kiếm được bao nhiêu, đối với mẹ tôi, vừa là một sự đề phòng, vừa là không ngoan. Còn đối với tôi, chỉ đơn giản là tôi không muốn bị kiểm soát và cần được tôn trọng.
Một chị bạn đã ly hôn, nói với tôi: "Sau vài năm đau khổ vật vã và oán trách người chồng cũ, chị rút ra rằng, trước khi trông mong ai làm điều gì đó cho mình, hãy tự làm trước đã. Mình phải vui thì mới làm người khác vui được". Nếu muốn đi xem phim mà rủ chồng không đi, thì hãy tự đi hoặc rủ bạn mình đi cùng, thay vì ngồi đó hậm hực vì chồng không chiều theo ý. Như vậy mình vừa không được xem phim, mà cả hai lại bực mình.
Tôi vẫn bỏ tiền đi học tiếng Pháp, mua cây treo cửa sổ. Còn chồng thì bỏ tiền đầu tư để được xem Ngoại hạng Anh. Không ai phải lén lút bỏ tiền riêng, hay sợ sệt người kia tra hỏi "mua hết bao nhiêu thế?".
Chúng tôi đóng góp cho gia đình theo khả năng của mình, và duy trì không gian cá nhân để còn thở và còn yêu nhau.
Vì lý do đó, các chuyên gia khuyên rằng các cặp vợ chồng nên ngồi lại và cùng bàn bạc xem đâu là giải pháp tốt nhất cho tài chính của gia đình mình.
Có hai cách mà các cặp vợ chồng thường dùng đó là:
1
TIỀN AI NẤY GIỮ, MỖI NGƯỜI TỰ QUẢN CHI TIÊU CÁ NHÂN VÀ MỖI NGƯỜI LÃNH TRÁCH NHIỆM CHI CẢ CHO MỘT SỐ KHOẢN TRONG GIA ĐÌNH.
Mặt lợi của việc này là cả hai vợ chồng đều có đóng góp vun vén vào tổ ấm và vẫn giữđược tự do chi tiêu cá nhân. Xét ra cũng rất khó kiểm soát 100% thu nhập của ngườibạn đời bởi nhiều người ngoài lương còn có thưởng, có lợi nhuận từ kinh doanh bên ngoài nên nếu người kia muốn giấu thì làm sao mà biết được nên thôi không quản làtốt nhất. Một lý do nữa là vì có nhiều người cho rằng giữ tiền của người bạn đời làkhông hợp lý. Một là gây khó khăn cho người kia khi cần chi tiêu gấp. Hai là một trong hai người giữ hết tiền thì có khi sinh thêm tật xấu. Vợ thì có thể mua sắm hay làm đẹp quá trớn, chồng thì có dễ la cà quán xá, tiêu tiền vào các thiết bị công nghệ. Nên vợ chồng tự giữ tiền có khi còn tốt hơn là một người giữ cho cả hai.
Tuy nhiên, mặt trái của cách này là vợ chồng mất đi sự giao tiếp và gắn bó trong tình cảm vợ chồng. Vợ chồng không thể sống theo kiểu công nghiệp và phân công rõ ràng như thế bởi vợ chồng còn rất nhiều cái chung nhau như con cái, sửa chữa và sắm sửa thêm cho tổ ấm. Không thể rạch ròi từng chút một những việc nhỏ như thế được. Ngoài ra, nếu vợ chồng không quan tâm gì về thu nhập của nhau cũng có thể tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những cái xấu như cờ bạc, rượu chè hay lén gửi tiền cho nhà cha mẹ…
2
MỖI NGƯỜI TỰ QUẢN CHI TIÊU CÁ NHÂN VÀ MỖI NGƯỜI ĐÓNG GÓP VÀO QUỸ CHUNG CHO CÁC KHOẢN CHI TRONG GIA ĐÌNH.
Vì thế, chuyên gia các vấn đề hôn nhân và gia đình Nguyễn Thị Kim Bắc (tổng đài tư vấn 1088 Bưu điện TP HCM) nhận xét, trường hợp những cặp vợ chồng mà cả hai đều độc lập, tự chủ về kinh tế, có thu nhập cao hoặc có thừa kế, người này không muốn phụ thuộc kinh tế vào người kia. Bà cho rằng, trong gia đình ai giữ tiền không phải vấn đề, một quỹ, hai quỹ không quan trọng bằng việc vợ chồng có niềm tin với nhau và có trách nhiệm với gia đình. Tương tự như ý kiến của bà Kim Bắc, tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền (Hội Khoa học Tâm lý và Giáo dục TP HCM) mặc dù không tán đồng quan điểm mỗi người một quỹ nhưng cũng đồng ý rằng quan trọng là vợ chồng thì nên có ý thức thông báo cho nhau về các khoản thu nhập đồng thời hỗ trợ giám sát lẫn nhau. Từ đó, tình cảm vợ chồng càng thêm gắn bó, giảm thiểu tối đa nguy cơ cho các tật xấu ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng.
Tóm lại, câu trả lời tốt nhất ở đây là cả hai cùng giữ.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, cởi mở thoả thuận cách quản lý tài chính trong gia đình ngay từ đầu là điều nên làm nhằm tránh xung đột trong quá trình chung sống.
Công khai thu nhập.
Ngoài thu nhâp hang tháng, còn có những khoản thu bất ngờ như thưởng hay công việc làm them. Những khoản này người kia không thể biết được 100% nên không khó để làm “quỹ đen”. Nhưng tốt nhất là luôn công khai những khoản này, qua đó vợchồng cùng biết để tích lũy và sử dụng tài chính hiệu quả hơn.
Cần có một khoản dự phòng nho nhỏ
Khoản tiết kiệm nhỏ này rất hữu ích khi mà gia đình, con cái bất ngờ cần đến như tiền mừng hay trong trường hợp ốm đau. Lúc đó gia đình vẫn có thể xoay sở được mà không làm ảnh hưởng tới việc chi tiêu hàng ngày.
Theo dõi ngân sách thu, chi từng tuần, từng tháng.
Việc này không phải là chi li trong đời sống mà nó là kinh nghiệm thực tế để mỗi gia đình điều tiết được tài chính một cách hiệu quả hơn.
Không nên cố định chi tiêu hàng tháng, phải linh hoạt nhất là những tháng có phát sinh.
Trong chi tiêu hang ngày, cần có sự cân đối theo thời giá thị trường, vì lương không tăng, trong khi giá cả biến đổi gằng ngày, nên bắt buộc phải linh hoạt, nhưng trên tinh thần cân đong đo đếm cẩn thận.
Cần có khoản tiết kiệm.
Khoản tiết kiệm có thể nhỏ nhưng rất cần để làm đảm bảo khi về già. Có nhiều cách như mỗi tháng dành một khoản trong thu nhập của hai vợ chồng để gửi tiết kiệm, hoặc mua bảo hiểm.
Mỗi người vẫn cần có tài khoản riêng biệt nhằm chi tiêu cá nhân
Tài khoản này nên được phải công khai, thống nhất trên một số nguyên tắc nhất định mà cả hai cùng đồng thuận sau khi đã chi cho các khoản chi hàng tháng và các khoản tiết kiệm bắt buộc. Chúng sẽ dành cho chi tiêu cá nhân như gặp gỡ bạn bè, tiếp khách của mình, phụ giúp gia đình.
Phải giải quyết ngay những bất đồng về tài chính.
Trong cuộc sống hàng ngày không thể tránh khỏi những bất đồng giữa các thành viên trong gia đình về một vấn đề nào đó như chi tiêu cho cá nhân không hợp lý, minh bạch, cái gì cần được ưu tiên. Do vậy cần có sự trao đổi và thống nhất rõ ràng về tàichính giữa các thành viên trong gia đình trên nguyên tắc bình đẳng và cùng sẻ chia.
Tài chính thường là nguyên nhân khiến cho hôn nhân đổ vỡ nhưng chỉ cần vợ chồng cởi mở trao đổi và tin tưởng nhau thì vấn đề nhạy cảm này không thể thể làm rạn nứt tình cảm vợ chồng được.
📖
3
ĐÓNG GÓP CHO GIA ĐÌNH THEO KHẢ NĂNG CỦA MÌNH, VÀ DUY TRÌ KHÔNG GIAN CÁ NHÂN ĐỂ CÒN THỞ VÀ CÒN YÊU NHAU.
Chúng tôi không có tài khoản tiết kiệm chung. Việc phân chia cho các khoản cố định hằng tháng cũng không phải 50-50 mà dựa vào tương quan thu nhập của hai người. Nếu người chồng kiếm được gấp đôi người vợ thì khoản đóng góp cũng cao gấp đôi, và ngược lại. Những khoản chi tiêu cho gia đình hai bên, thì chúng tôi thỏa thuận gia đình ai người đó sẽ bỏ ra. Những khoản lớn cần mua chung và sử dụng chung, hay những chuyến du lịch, hai người chia đôi, hoặc người này trả tiền máy bay thì người kia trả tiền nhà, người này trả tiền ăn thì người kia mua vé xem phim, đại loại vậy.
Tôi và chồng đã áp dụng mô hình này suôn sẻ trong hơn hai năm và thấy cách tiếp cận này có rất nhiều lợi ích:
1. Tránh được nhiều căng thẳng và mâu thuẫn không cần thiết từ vấn đề tiền bạc
Những người phụ nữ một tay cai quản chi tiêu trong gia đình tôi biết, thường hay than thở rằng chồng tiêu xài hoang phí, không biết nghĩ xa xôi cho gia đình. Trong khi đó, người chồng lại ấm ức, sao vợ mình tiêu tiền nhanh hết vậy, vừa mới đưa tháng lương mà đã lại đòi thêm. Nhiều khi chồng phải "xin" vợ tiền để mua sắm hoặc đi chơi với bạn, còn vợ thì rình rập xem chồng có quỹ đen quỹ đỏ không. Những ức chế này rất dễ gây đến hiểu nhầm, thậm chí cãi vã.
2. San sẻ trách nhiệm giữa hai người
Câu cửa miệng của nhiều phụ nữ là "đàn ông không biết nghĩ xa đâu", và hệ quả suy ra là, hễ chồng có tiền là vợ phải thu ngay đút vào túi. Có những người khác, lại tự hào khoe rằng, chồng tôi không hề quan tâm đến việc tôi chi tiêu ra sao, tôi cứ nói cần bao nhiêu là đưa bấy nhiêu. Cả hai điều này tôi đều không đồng ý, vì đối với tôi, việc quản lý tiền bạc là một trách nhiệm, cũng như nấu ăn vậy, có người thích làm có người không, nhưng đều cần thiết trong sự vận hành bình thường của một gia đình. Vì thế, tôi cũng không coi việc người chồng hoàn toàn phó thác chi tiêu cho vợ là một sự ưu ái.
Chồng tôi chịu trách nhiệm chi trả tiền đi chợ và nắm rất rõ số tiền mua thức ăn của hai người trong một tháng trung bình là bao nhiêu. Thậm chí, chỉ cần nhìn qua giỏ mua đồ là có thể đoán được gần chính xác số tiền sẽ phải trả. Những người chồng mỗi tháng phải chi trả tiền điện nước, tiền nhà, hoặc tiền học cho con..., chắc chắn sẽ không bao giờ nhiếc móc vợ "sao không biết vun vén, khéo ăn thì no, khéo co thì ấm như người ta?".
3. Tăng đối thoại và hợp tác
Một người bạn nhận xét rằng, cách của tôi không phù hợp với những người đàn ông tiêu xài hoang phí. Ví dụ người chồng chỉ làm tròn trách nhiệm với những khoản đã thỏa thuận mỗi tháng, rồi sau đó mỗi ngày đi mời bạn bè nhậu nhẹt, không để dành chút nào, thì làm sao có tiền cho những khoản lớn như mua nhà?
Tôi coi hôn nhân là một sự hợp tác giữa hai người trưởng thành với trách nhiệm và quyền lợi tương đương, tờ đăng kí kết hôn là một bản hợp đồng được hai bên ký với nhau, có sự làm chứng của nhà nước. Vì là sự hợp tác, mọi mục tiêu chung đều nên được hai bên đồng thuận và cùng nhau cố gắng. Khi người vợ cho rằng chồng mình không có khả năng tiết kiệm, không có đủ sự tự chủ để từ chối lời mời của bạn bè, không có đủ suy nghĩ để tính toán mỗi tháng mình cần để dành bao nhiêu thì sau mấy năm sẽ mua được nhà, thì người vợ ấy hoặc đã chọn sai người để lấy, hoặc đã thất bại trong việc đối thoại với chồng, hoặc đã tự hạ thấp chồng mình, coi người đàn ông đấy không đủ phẩm chất và năng lực của một người trưởng thành.
Tôi biết quá nhiều người phụ nữ o bế con trai và làm thay chồng tất cả mọi việc, rồi lại than mệt, than bất công, than khổ. Nhưng từ trong suy nghĩ "đàn ông không thể giữ tiền", họ đã coi nhẹ và tước đi quyền làm người trưởng thành có ý thức của chồng mình. Tại sao cùng là người, cùng có cái đầu biết nghĩ mà vợ thì biết chắt chiu, còn chồng thì không? Thường thì câu trả lời rất đơn giản, vì chồng biết vợ đã chắt chiu hộ mình rồi.
Với câu hỏi của bạn, tôi nói, nếu hai người đã thỏa thuận cùng đạt mục tiêu mua nhà thì họ nên cùng phấn đấu. Nếu quả thật người chồng vô trách nhiệm đến mức không thể để dành được một chút nào thì người vợ phải xem lại cuộc hôn nhân. Không ai thay đổi được người khác và cứ suốt đời lo lắng thay, chắt bóp thay, thì đó là mối quan hệ mẹ - con, đâu phải quan hệ ngang bằng của vợ chồng.
4. Tôn trọng tự do cá nhân
Một cô bạn khác của tôi đã bâng quơ nhận xét chồng là "thanh niên nên vẫn còn thích lúc nào cũng phải có tiền trong túi". Tôi phì cười, thấy bạn mình thật vô lý. Thanh niên hay người già, ai chẳng tự tin hơn khi có tiền trong túi. Bản thân tôi sẽ không hề vui khi đồng tiền mình kiếm ra lại bị người khác tước đoạt.
Khi tôi mới đi làm, mẹ tôi luôn giục giã tôi đưa tiền lương để giữ hộ. Tất nhiên tôi từ chối thẳng thừng và cảm thấy mình không được tin tưởng. Tôi đã đủ lớn để biết lo cho tương lai và cuộc sống của mình, tại sao mẹ vẫn cho rằng tôi sẽ chi tiêu tùy hứng, không có ý thức dành dụm? Khi bị cự tuyệt, mẹ tôi rất phiền lòng, cũng vì đã quen với việc kiểm soát mọi nguồn tiền trong nhà, cứ luôn miệng ca cẩm rằng tôi không đưa vì sợ mẹ tiêu mất. Việc một đứa con không chịu đưa tiền lương cho mẹ, cũng không cho mẹ biết mình kiếm được bao nhiêu, đối với mẹ tôi, vừa là một sự đề phòng, vừa là không ngoan. Còn đối với tôi, chỉ đơn giản là tôi không muốn bị kiểm soát và cần được tôn trọng.
Vì thế tôi không hiểu nổi những người vợ muốn kiểm soát tiền của chồng mình. Cũng có nhiều người nói rằng chúng tôi quá rạch ròi và như thế sẽ "không tình cảm". Tôi không đánh đồng chuyện tiêu tiền chung với tình cảm mặn mà. Tôi và chồng tôi coi nhau là "bạn đời", nghĩa là hai người bạn cùng nhau xây dựng một cuộc đời chung, nên chúng tôi không phải xin phép hay giấu diếm nhau nếu muốn mua một món đồ gì đó. Chúng tôi đủ tin tưởng lẫn nhau để hiểu rằng, khi người kia mua, đó là một quyết định về tài chính đã được cân nhắc và nằm trong khả năng, chứ không phải sự hồ đồ hay ngẫu hứng của một đứa trẻ chưa biết suy xét.
Một chị bạn đã ly hôn, nói với tôi: "Sau vài năm đau khổ vật vã và oán trách người chồng cũ, chị rút ra rằng, trước khi trông mong ai làm điều gì đó cho mình, hãy tự làm trước đã. Mình phải vui thì mới làm người khác vui được". Nếu muốn đi xem phim mà rủ chồng không đi, thì hãy tự đi hoặc rủ bạn mình đi cùng, thay vì ngồi đó hậm hực vì chồng không chiều theo ý. Như vậy mình vừa không được xem phim, mà cả hai lại bực mình.
Tôi vẫn bỏ tiền đi học tiếng Pháp, mua cây treo cửa sổ. Còn chồng thì bỏ tiền đầu tư để được xem Ngoại hạng Anh. Không ai phải lén lút bỏ tiền riêng, hay sợ sệt người kia tra hỏi "mua hết bao nhiêu thế?".
Chúng tôi đóng góp cho gia đình theo khả năng của mình, và duy trì không gian cá nhân để còn thở và còn yêu nhau.