📖
MÔ HÌNH KINH TẾ
bán giá 0đ để phá mọi ngần ngại, rào cản khi mua hàng;
giá 0đ cho phép tiếp cận mọi loại khách hàng: từ người chỉ muốn bỏ 0đ mà vẫn được đi chơi cho tới người thừa tiền, nhưng thích tự chi tiêu: đều bị 0đ hấp dẫn.
Nhóm khách hàng này không giống mấy ông sang chảnh, chỉ thích sung sướng hoặc làm màu. nhóm khách hàng này giống người đi du lịch bụi, họ không tìm kiếm sự thoải mái, sung sướng.
CÁCH THU KHI ÁP DỤNG TOUR 0 ĐỒNG
Với giá 0đ, khi khách sang tới nơi, sẽ thu phí bằng cách khác bù lại cho chi phí đi lại (đã bán giá 0đ) như thông qua: vé tham quan, đi thêm, mua thêm, ăn thêm, …
Vì khi họ sang tới nơi rồi thì họ phải tiêu, không phải ai cũng tiêu như nhau, mà tùy tâm, tùy túi tiền, nhưng hầu như ai cũng có sẵn tiền mang theo và phải tiêu theo khả năng hoặc bộc phát. Điều này cho phép bán tối đa khả năng đáp ứng nhu cầu.
kích cầu nhờ phá ngưỡng giá đầu vào + giảm chi phí nhờ quy mô + hiệu quả kinh tế tối đa nhờ việc thu max theo từng người, cho sản lượng cao hơn , tối ưu hóa capacity. ví dụ 1 chuyến xe, 1 hướng dẫn viên trước là 10 người, nay phục vụ 20 người . trước là 1 đoàn, nay có thể đưa rước 3 đoàn trong cùng một khoảng thời gian.
Như vậy, Vấn đề là cách thu mà thôi: thu kiểu cơm tù, lừa bán hàng rẻ giá cao hay có dịch vụ tốt khiến người ta phải mở túi.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ KHI ÁP DỤNG TOUR 0 ĐỒNG
Tour 0đ là sáng tạo độc đáo của nhân dân VN, đặc biệt là 500 anh em Hạ Long và TQ . Nó xảy ra tốt nhất ở Hạ Long vì khoảng cách gần, chi phí đi lại thấp. Bỏ tiền ra mua vé máy bay thì hết mẹ cảm giác sướng vì ko phải “o đồng” nữa
một chút hiệu ứng tiêu cực là nó giảm trải nghiệm của khách hàng như ở Nha Trang, Phan Thiết, nhưng sẽ khắc phục được bằng cách quy hoạch khéo.
một số quốc gia khác như Thái Lan, Hàn Quốc đã giám tối đa chi phí đi lại để hút khách du lịch bằng cách trợ giá hoặc xây riêng sân bay cho hàng không giá rẻ, với phí sân bay chỉ 7usd thay vì 15usd như quy tắc chung của thế giới. Cứ vợt khách sang tới nơi đã rồi sẽ thu lại sau để bù lại chi phí đi lại, mỗi dịch vụ như khách sạn, ăn uống, vui chơi chỉ cần tăng thêm 20% thì tha hồ bù đắp chi phí trợ giá đi lại.
NHÀ QUẢN LÝ CƯ XỬ THẾ NÀO VỚI TOUR 0 ĐỒNG
Nhóm khách hàng Tour 0đ không hề va chạm với các nhóm khách hàng khác, nên nó thuộc loại gia tăng giá trị và hoạt động kinh tế.
nếu áp đặt thành kiến kiểu cũ thì tour 0 đồng trở thành cơm tù. Còn nếu diễn biến tích cực nó sẽ ngon lành.
Nên Chấp nhận hết những cái đúng, cái hay của tour 0 đồng mang lại của nó rồi tìm cách fix những chỗ còn hạn chế.
Những người cứng nhắc khuôn mẫu sẽ lập tức chửi Tour 0đ là lừa đảo, bóc lột, du lịch khổ sở. Họ nên hiểu rằng: khách người ta chọn cách đó, cho nên hãy tìm cách mà phục vụ để khách mở túi
có thể lúc đầu dùng chính sách hạn chế Trung quốc làm tour 0 đồng, chỉ cho VN làm . Sau này anh em VN đủ lông đủ cánh thì mở cửa 100% cho ai giỏi thì làm bất chấp anh là Tàu hay Miên
KẾT
Tour 0đ là sáng tạo của nhân dân, nó xuất hiện đúng theo quy luật cung cầu. Nên để Thị trường quyết định. Bản chất của nó không sai, chỉ có đúng hay sai do cách thu. Nếu thu bằng dịch vụ hấp dẫn thì người ta sẵn sàng mở túi. Nhà báo và chính quyền phải suy nghĩ về điều đó chứ không phải coi Tour 0đ là tệ nạn.
📖
NGÔ TẤN, HONGLAMSG & TELEGROUP LINKHAY
- Mỗi năm nước ta xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc với trị giá hơn 5 tỷ USD, nếu không xuất khẩu sang Trung Quốc thì số nông sản này xuất đi đâu? Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thế giới, nếu không nhập từ Trung Quốc thì nhập từ đâu khác với chất lượng, giá cả phù hợp hơn?
- Trong lĩnh vực du lịch cũng vậy, các hãng hàng không, khách sạn, nhà hàng, các công ty lữ hành, các điểm tham quan, các điểm mua sắm ở nước ta mỗi năm thu được nhiều tỷ USD từ nguồn khách du lịch Trung Quốc, nguồn thu này đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của nước ta, sao lại bài xích?
- Mặc dù có những vấn đề nhất định với du khách Trung Quốc, nhưng với quy mô 135 triệu lượt người đi du lịch nước ngoài, chi tiêu du lịch 261 tỷ USD trong năm 2016 (tăng 3 lần so với 2011), du khách Trung Quốc được mọi quốc gia chú trọng phát triển du lịch trên thế giới chào đón, cạnh tranh thu hút. Mỹ, Úc cấp visa du lịch thời hạn 10 năm cho người Trung Quốc. Pháp rút thời hạn xét duyệt và cấp visa du lịch cho người Trung Quốc xuống 48 giờ.
- Mặc dù là nước giáp Trung Quốc và số lượng du khách Trung Quốc sang nước ta tăng mạnh trong thời gian gần đây, Việt Nam vẫn chưa lọt vào top các điểm đến của du khách Trung Quốc. Thái Lan mặc dù không có biên giới với Trung Quốc nhưng năm 2017 đã đón gần 10 triệu du khách Trung Quốc. Top 10 về lượng du khách Trung Quốc theo thứ tự là Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Maldives, Indonesia, Singapore, Úc, Ý, Malaysia.
- Tâm lý "chuộng Tây, bài Tàu" đã và đang tồn tại trong không ít người Việt Nam, kể cả trong vấn đề du lịch. Không ít người mặc định rằng du khách "Tây" tiêu nhiều tiền ở Việt Nam hơn du khách "Tàu", trong khi, xét về mặt bằng chung, sự thật là ngược lại.
- Phần đông du khách "Tây" vào Việt Nam đang là "Tây ba-lô", rất tiết kiệm tiền khi đi du lịch, trong khi du khách "Tàu" tiêu tiền du lịch nhiều và họ mua sắm hàng hóa mang về nước cũng nhiều.
- Nhà báo thường nhìn một chiều, người làm dụ lịch thực sự chả bài xích gì cả đâu , chỉ có điều là sang đông quá các điểm đến đều over load.
- Đợt rồi ra tết khách TQ đổ sang, đi đâu cũng như đánh trận.
- Mình muốn năm nay đón 16tr lượt khách thì phải đầu tư thêm cho các điểm đến, nhiều chỗ xem, nhiều chỗ chơi hơn.
- Chứ đến rồi đi như đánh trận đợt rồi khách đến 1 lần nó chạy hết mẹ.
- bình luận nguyên cả thái độ chung của ông trong bài, cũng như cách lập luận của nhiều người, tìm cách bài xích khách Tây để nâng khách Tầu lên. Không cần thiết phải vậy, là đã là khách thì mình nâng cả hai.
- Anh 2 lần đi tầu qua đêm trên Hạ Long thì tầu toàn khách Tây với Nhật là chính, Việt Nam và Tầu hầu như không có, vậy nên ý kiến khách quan của người trong nghề chỉ là góc khách hàng họ đang bán thôi, còn của người bán hàng khác cụ thể chủ tầu anh từng đi sẽ khác rất nhiều, tất nhiên là phải trọng khách Tây hơn.