CHRISTY LE (LE DIEP KIEU TRANG)
- CEO Go-Viet, Vietnam
- Former CEO Facebook Vietnam
- Former CFO and COO at Misfit Wearables
- Former Consultant at McKinsey & Company
- Former Global Markets - Institutional Sales Manager at HSBC
- Studied Master of Business Administration at MIT Sloan
- Studied Economics at University of Oxford
TUYỂN DỤNG
bài toán đầu tiên của startup là tuyển dụng. Điều này cực kỳ quan trọng. "Đây được xem là viên gạch đầu tiên đặt nền móng, xác định DNA của công ty", người quản lý Facebook Việt Nam nhấn mạnh.
nhân sự của Misfit tính đến lúc bán công ty có hơn 20 người đều là những Ph.D người Việt được đào tạo tại nước ngoài. Họ trở về từ Standford, MIT, Technion. Nếu không phải là Misfit, họ đã ở lại nước ngoài.
Cô cũng chia sẻ thêm nhờ đội ngũ này Misfit thu hút được thủ khoa, á khoa của các trường đại học hàng đầu Việt Nam. Chính nhờ văn hóa học hỏi rất mạnh, những bạn trẻ này được các anh chị đi trước dành thời gian đào tạo chưa có cơ hội đi du học nước ngoài. Đó là nguồn hấp dẫn nhất để thu hút được nhân tài được đào tạo tại Việt Nam của Misfit.
IQ VÀ SỰ CHUYỂN HÓA IQ THÀNH VALUE CHO CỘNG ĐỒNG
Điều thứ hai cô học được trong quá trình khởi nghiệp chính là về IQ. Theo đó khi còn làm cho Mckensey, Trang cho rằng IQ cực kỳ quan trọng. Nếu không có IQ khó có thể phát hiện được những công nghệ mới nhưng khi nhúng tay vào làm công việc rồi Kiều Trang mới nhận ra thực ra kỹ năng mới quan trọng.
"Việc thông minh, phát minh ra được điều gì đó cũng quan trọng nhưng kỹ năng mới là cái chuyển hóa sự thông minh thành cái gì đó có ích có nghĩa", người đứng đầu dự án Facebook Việt Nam nhấn mạnh.
20 NĂM KINH NGHIỆM NHIỀU KHI CHỈ LÀ 1 NĂM KINH NGHIỆM THỰC HIỆN 20 LẦN.
Bài học thứ ba cô muốn gửi gắm tới những người làm khởi nghiệp là số năm kinh nghiệm thực ra không quan trọng bằng sự am hiểu. Theo cô, những người trẻ hay những doanh nghiệp trẻ chắc gặp nhiều người nói với mình rằng: "Hãy nghe chú đi, bác đi, 20 năm kinh nghiệm chú biết phải làm gì". Và thực tế Trang cũng từng làm theo lời khuyên này để rồi nhận ra 20 năm kinh nghiệm đó nhiều khi chỉ là 1 năm kinh nghiệm thực hiện 20 lần.
"Vì có những người họ làm đi làm lại 1 năm đó trong cùng 1 cách. Và đây cũng là lời nhắc nhở với chính mình và team của mình là năm sau phải khác hơn năm trước còn không nó chỉ là 1 năm kinh nghiệm 20 lần", Lê Diệp Kiều Trang chia sẻ về tầm quan trọng của đổi mới.
ADAPT VỚI CULTURE CÔNG TY
Bài học thứ tư trong quá trình khởi nghiệp chính là phù hợp văn hóa công ty. Để đi được nhanh thì đội ngũ phải đồng lòng, bởi không ai trong đội ngũ giỏi và làm được hết mọi chuyện mọi lúc. Cách là của Misfit là có một nhóm cùng che chở bảo vệ cho nhau. Khi 1 team thất bại thì còn team khác thành công, tập trung đi nhanh trong thời gian ngắn.
Để xây được đội ngũ như vậy như vậy thì điều quan trọng là để những người có tiếng nói là những người có thể đẩy công ty đi về phía trước. "Thế giới này tồn tại một vấn đề: Những kẻ ngờ nghệch và ngông cuồng thường quá tự tin. Còn những người khôn ngoan hơn thì lại quá ngờ vực bản thân mình", Lê Diệp Kiều Trang dẫn chứng lời của Bertrand Russell.
Cuối cùng cô nhắc tới bài học xương máu trong quá trình làm khởi nghiệp của mình là thấm thía điều thấy tương lai rất mờ mịt không biết mình sẽ đi đến đâu, có thành công hay không, tiền bạc đổ vào không biết nó sẽ ra như thế nào. Công sức cứ dồn vào cho công kinh doanh. Nhưng điều lớn nhất của khởi nghiệp là mình được làm những điêù mình chưa có khả năng làm. Hằng ngày mình phải đối diện với những bài toán mới, những lĩnh vực mới mình chưa bao giờ làm.
"Khởi nghiệp là trường học đẩy mình đi tới và mỗi ngày luôn là một ngày học hỏi. Công việc đó thú vị hơn nhiều, ý nghĩa hơn về mặt tài chính sau này mình đạt được", Lê Diệp Kiều Trang nhắn nhủ.
LÀM GÌ CŨNG PHẢI LUÔN TÒ MÒ VÀ KO NGỪNG THỎA MÃN
Khi họ tò mò về nhiều thứ họ có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề, giải quyết một cách rốt ráo và từ nhiều hướng khác nhau. Họ luôn đặt câu hỏi và thường là những câu hỏi rất hay.
Điều nữa của người ham học hỏi là họ không có điểm dừng trong sự thỏa mãn. Điều này nói thật là điểm yếu của các bạn trẻ ở VN. Khi các bạn đạt được điều gì đó các bạn rất mau thỏa mãn. Khi dễ thỏa mãn vậy thì rất khó có thể làm được một sản phẩm xuất sắc. Có thể là sản phẩm tốt, nhưng xuất sắc thì không. Và cũng chính vì vậy năng lực của các bạn có thể giỏi nhưng sẽ không thể xuất sắc được.
Mau thỏa mãn vậy thì cũng rất khó để các bạn cạnh tranh trên mặt bằng quốc tế. Nên khi chọn, tôi sẽ luôn chọn những người ham học hỏi. Dù người đó có thể có xuất phát điểm thấp hơn nhưng đó thường sẽ là những người đi xa hơn và có đóng góp lớn nhất cho công ty.
KO NÊN CẤM HỌC SINH DÙNG MÁY TÍNH. CÔNG NGHỆ PHẢI LÀ MỘT PHẦN KO THỂ TÁCH RỜI CỦA GIÁO DỤC
Không ai biết được công nghệ và mạng xã hội sẽ thay đổi tới đâu. Tôi nghĩ 10 năm nữa thế giới mạng xã hội có thể sẽ rất khác và thậm chí thế giới trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ đưa con người tới sản phẩm khác nữa. Mình cũng chưa chắc biết được. Nếu hỏi là con tôi sẽ dùng cái gì thì về mặt cá nhân tôi rất cởi mở trong chuyện trẻ con tiếp xúc với công nghệ.
Ví dụ như hồi nhỏ mình đi học thầy cô thường cấm mình sử dụng máy tính (calculator). Giờ nghĩ lại tôi thấy chuyện đó là sai. Tôi nghĩ đúng là tới lớp 3 thì mình cần cộng trừ nhân chia bằng tay. Nhưng mà tại sao phải cộng trừ nhân chia bằng tay nhanh, giỏi khi mà sau này mình có bao giờ dùng.
Bây giờ thậm chí máy tính mình cũng không dùng mà thường chỉ dùng Excel,… Vậy tại sao phải bắt đứa nhỏ cộng trừ nhân chia nhanh. Quan điểm tôi về giáo dục thì công nghệ là một phần không thể tách rời của nhân loại.
Công nghệ sẽ đưa mình tới một thế giới khác – con mình sẽ sống thế giới rất khác chúng ta.
STARTUP KO PHẢI ĐỂ GIÀU. ĐỂ GIÀU THÌ THIẾU GÌ CÁCH, KO CẦN STARTUP
Start-up không phải phù hợp với tất cả mọi người. Có người sẽ phù hợp với start-up còn lại thì phần lớn là không phù hợp. Start-up cũng không phải là nơi làm giàu – nếu muốn kiếm tiền thì có nhiều vị trí khác: mình làm bác sĩ giỏi thì mình cũng có thể kiếm tiền rất tốt, làm ngân hàng, làm tư vấn,… thì thu nhập cũng có thể rất nhiều.Làm start-up thì tỷ lệ thành công không nhiều. Công sức bỏ ra thì rất lớn: làm ngày, làm đêm, trách nhiệm rất nhiều, rất lớn.
Nhưng thế giới start-up lại vô cùng thú vị với những người thích chủ động – đặc biệt là chủ động với sự sáng tạo của mình. Nhưng nó cũng đòi hỏi phải chịu thử thách, chịu rủi ro mà không phải ai cũng có.
Nên tôi nghĩ nếu như bạn nào đó thấy mình thật sự yêu thích sự sáng tạo và muốn sự chủ động để biến ước mơ của mình thành hiện thực thì đừng ngần ngại để bắt đầu start-up. Còn những bạn nào cảm thấy đó không phải là cái duy nhất, không phải cái quan trọng nhất thì không nên start-up. Vì các bạn có thể phù hợp hơn ở vị trí khác và các bạn sẽ chắc chắn thành công hơn rất nhiều.
.
THỬ THÁCH MỚI VỚI FACEBOOK VÀ GO VIET
Và rồi, sau khi đã “setup” xong mọi thứ ở một chỗ này thì có vẻ như Kiều Trang lại bắt đầu thấy cần phải chinh phục cái gì mới mẻ hơn khi tháng 3/2018, cô tuyên bố trên Facebook cá nhân về việc rời khỏi Fossil Việt Nam và đến cuối tháng 3/2018, Facebook đã xác nhận cựu CEO Fossil Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang sẽ đảm đương vị trí Giám đốc Facebook Việt Nam và làm việc tại trụ sở Singapore.
Sau 9 tháng làm việc tại Facebook Việt Nam, Lê Diệp Kiều Trang lại đang tự đặt mình vào một thử thách mới khi gia nhập Go-Viet khi mà đây thực sự là một “chiến trường” tại Việt Nam và ngay cả ông lớn như Uber cũng đã ngậm ngùi “tháo giáp đầu hàng”.
Về với Go-Viet, Kiều Trang liệu có trở thành vị CEO trẻ tài ba để chiếm được thị phần và cạnh trang với các đối thủ “hàng khủng”. Theo đó chính thức ra mắt từ tháng 9 năm 2018, Go-Viet hiện đã trở thành một trong những ứng dụng đặt xe, giao hàng phổ biến tại Việt Nam. Dù vậy, ứng dụng này vẫn gặp không ít khó khăn trong cuộc cạnh tranh với các ứng dụng khác, đặc biệt là Grab. Vào cuối tháng 3 vừa qua, Go-Viet đã đối diện với cuộc khủng hoảng nhân sự khi Tổng giám đốc Nguyễn Vũ Đức và Phó Tổng giám đốc Nguyễn Bảo Linh đã đồng loạt từ chức.
Trước đó, Go-Jek từng cho hay chỉ sau 6 tuần ra mắt, Go-Viet đã có 1,5 triệu lượt tải và đạt 35% thị phần tại TP HCM nhưng nếu không có một chiến lược marketing đặc biệt, ngoài cạnh tranh về giá thì Go-Viet khó “đi đường trường” vì khả năng “đốt tiền” chưa thể so với các đối thủ, trước mắt là Grab.
Ngoài ra, một thử thách không nhỏ là Go-Viet phải phải sớm hoàn thiện hệ sinh thái của mình bằng việc phát triển thêm Go-Car (nền tảng gọi xe ô tô), Go-Food (giao đồ ăn) và Go-Pay (ví điện tử) hay loạt dịch vụ khác như gọi phục vụ làm đẹp tại nhà, gọi nhân viên massage, đi chợ hộ, dọn nhà… Tuy nhiên, đến nay việc xúc tiến các nền tảng trên vẫn còn mờ mịt.
Trong đó, riêng Về Go-Car, Go-Việt gia nhập Việt Nam ngay lúc các vấn đề về hạ tầng giao thông mà Grab gây ra đang vào mức đỉnh điểm, kẹt xe và ô nhiễm tồi tệ ở mức kỷ lục. Hơn nữa, đề án thí điểm vận tải hành khách bằng hợp đồng điện tử (Đề án 24) cũng vừa kết thúc sau 2 năm khiến Go-Việt không thể xin được giấy phép cho Go-Car.
Về Go-Pay, Go-Việt nếu muốn hoạt động trong mảng thanh toán, họ phải xin được giấy phép từ Ngân hàng nhà nước hoặc bắt tay với doanh nghiệp đã được cấp phép. Grab đã phải trải qua nhiều năm trời mới có thể bắt tay thành công với Moca để cung cấp dịch vụ Grabpay by Moca. Không dễ cho Go-Việt mở được Go-Pay trong thời gian sớm.
Dù trong chặng đường "đốt tiền" để cạnh tranh với Grab, đã có nhiều lúc Go-Viet tỏ ra đuối sức. Nhưng tương quan thị trường cho thấy Go-Viet đã thu hút được một lượng khách hàng, tài xế nhất định và rõ ràng là một đối thủ mà Grab phải dè chừng. Đảm nhận vị trí CEO trong tình thế đó, liệu những hành trang mà Lê Diệp Kiều Trang tích lũy được từ những công ty trước có giúp Go-Viet thoát khỏi “thế khó” và sớm hái được quả ngọt?
Dù thành công hay thất bại đang chờ Kiều Trang ở phía trước còn là một ẩn số nhưng chính sự dám dấn thân và thử thách chính bản thân mình của cô khi tưởng như đã "có trong tay tất cả" sẽ là nguồn động viên chính là nguồn động viên cho các bạn trẻ đã, đang và sẽ khởi nghiệp. Việc sẵn sàn đón nhận khó khăn của Kiều Trang khiến chúng ta phần nào liên tưởng đến tinh thần "Không bao giờ là thất bại, tất cả chỉ là thử thách" của nhà sáng lập, chủ tịch tập đoàn Huyndai (Hàn Quốc) Chung Ju Yung.