Friday, March 2, 2018

🏥🏥...MỘT SỐ KIẾN THỨC/KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI VIỆT NAM






(làm chuyện tài lanh biên lại comments cụ @quysu cho mọi người dễ theo dõi và thảo luận. Chúc vợ chồng cụ sức khỏe và mãi bên nhau!!)
📖

Lúc trước, khi vợ tôi chưa từng được bác sĩ chữa trị dứt điểm căn bệnh này, 2 vợ chồng cứ ôm nhau mà khóc, vì cứ ngỡ rằng, nếu ai đã lở mang căn bệnh này, đều sẽ phải chết trong vòng vài tháng nữa.

Có lẽ cũng cùng 1 tâm trạng như vậy mà tôi đã từng chứng kiến rất nhiều người, sau khi được bác sĩ (cho làm sinh thiết và) chẩn đoán mình bị ung thư, đã không tiếp tục đăng ký làm thủ tục để được nhập viện. Họ cũng nghĩ y chang như vợ chồng chúng tôi, rằng căn bệnh này ko thể chữa được. Vì vậy họ chẳng thà cắn răng về nhà nằm chờ chết, chứ nhất định ko chịu bỏ tiền ra để chữa trị.

Tiền để làm xét nghiệm sinh thiết dùng chẩn đoán có bị ung thư hay ko, ko tốn kém bao nhiêu cả. Nhưng đến khi điều trị thì lúc đó mới biết mùi đau thương.

Tôi muốn nói thêm 1 kinh nghiệm quan trọng: những ai đang đóng tiền bảo hiểm nhân thọ cho mình , mà phát hiện mình bị ung thư thì có thể báo cho công ty bảo hiểm biết để họ làm thủ tục cho mình ko cần phải đóng tiền bảo hiểm tiếp tục nữa (giống y chang như trường hợp mình đã chết vậy)
.
Sau khi làm xét nghiệm sinh thiết xong, bác sĩ thông báo rằng bệnh ung thư của mình đã đến giai đoạn di căn rồi. Di căn có nghĩa là tế bào ung thư sẽ theo máu chạy khắp nơi trong cơ thể. Đến 1 lúc nào đó mà nó tụ lại tập trung 1 chỗ thì chúng sẽ tạo bướu ở chỗ đó. Nếu mình xác định được bướu ở chỗ nào, thì phương pháp điều trị phổ biến sẽ là chiếu tia phóng xạ vào vị trí của cục bướu để đốt nó đi. Còn nếu dùng siêu âm/CT toàn thân mà ko thể phát hiện bướu nằm ở đâu, thì lúc đó người ta sẽ dùng phương pháp hóa trị.



Hóa trị có nghĩa là bác sĩ sẽ cho tiêm hóa chất đi chung với đường truyền nước biển vào cơ thể của bệnh nhân. Hóa chất sẽ theo máu chạy cùng khắp cơ thể của bệnh nhân, gặp tế bào ung thư ở đâu thì sẽ tiêu diệt chúng ở đó. Nhưng hóa chất cũng có 1 khuyết điểm khác là chúng rất “ngu”, ko thể nào phân biệt được đâu là tế bào ung thư, còn đâu là hồng cầu và bach cầu. Cho nên chúng tiêu diệt luôn cả bạch cầu. Khi ấy hệ thống miễn dịch của ngườibệnh đang được hóa trị sẽ yếu đi giống y như 1 người đang bị HIV/AIDS vậy. Nếu là phụ nữ, sẽ có cảm giác tương tự như họ đang bị ốm nghén vậy (thậm chí còn tệ hơn thế). Do đó họ thường có cảm giác muốn nôn ói và ko thiết ăn uống bất cứ món gì. Bởi vì vậy, người ta thường chết là do các liệu pháp điều trị trước khi họ chết vì tế bào ung thư hoành hành (nghĩa là người ta chết vì bị suy dinh dưỡng do ko thể ăn uống để tái tạo được năng lượng cho cơ thể).

Cũng bởi vì lý do đó mà bác sĩ khi quyết định sẽ dùng hóa trị để điều tri, sẽ vẽ nên 1 phác đồ bao gồm 5-6 đợt tiêm hóa chất (vào người bệnh nhân). Khoảng cách giữa các đợt sẽ có 1 khoảng thời gian tạm nghỉ ngơi, chừng 3 tuần, để cho cơ thể của bệnh nhân có thời gian để hồi phục rồi mới dám tiêm hóa chất vô tiếp tục. Bác sĩ nào mà bờm thì cứ tiêm hóa chất liên tục cho bệnh nhân => bệnh nhân chưa kịp nghỉ ngơi đã bị dộng thêm 1 đống hóa chất nữa => bệnh nhân sẽ chết chắc!

Đến hết đợt tiêm hóa chất cuối cùng thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân xét nghiệm máu để đo nồng độ tế bào ung thư trong máu của bệnh nhân => nếu nồng độ tế bào ung thư vẫn còn nhiều => bác sĩ sẽ quyết định bổ dung thêm 1 đợt tiêm hóa chất khác tiếp tục => nếu nồng độ này giảm ít hơn ngưỡng cho phép, bác sĩ sẽ phán rằng tế bào ung thư đã lui về tình trạng ngủ đông, để chờ ngày phát tác tiếp tục (họ ko dám nói rằng đã chữa dứt điểm đâu) => bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân quay lại tái khám định kỳ 1 tháng/3 tháng/6 tháng để tầm soát bệnh ung thư liên tục sau đó.

Lưu ý rằng bất kỳ 1 người bình thường nào cũng mang trong mình 1 số lượng tế bào ung thư nào đó, chỉ có điều là nó có thức dậy để “quậy” ta hay không mà thôi.
📖

BỊ LUỘC THUỐC
đây là thông tin mà tôi muốn nói cho mọi người biết nhất:

Hai vợ chồng tôi đã gặp phải 1 trường hợp khó tin và cũng khó xử. Hóa chất dùng để tiêm vào người bệnh nhân ung thư có rất nhiều loại giá. Nếu bác sĩ chọn loại rẻ tiền, thì có thể hóa chất sẽ gây sưng phù tại nơi tiêm nước biển => bác sĩ sẽ chuyển sang tiêm hóa chất vào chi dưới (thay vì tiêm ở chi trên). Loại này có giá tiền vào khoảng 6-7 triệu/đợt tiêm hóa chất. Do chúng tôi có 2 loại thẻ bào hiểm y tế (như có lần tôi đã nói đến trong 1 topic khác về thẻ bảo hiểm y tế tư nhân) nên chúng tôi đề nghị bác sĩ cứ tiêm cho chúng tôi lọai hóa chất tốt nhất, ko cần biết chúng có nằm trong danh mục thuốc BHYT hay không, và cũng ko cần biết giá tiền của chúng sẽ như thế nào, miễn sao có thể trị dứt bệnh mà thôi. Loại này có giá khoảng 14-15 triệu/đợt tiêm.

Đợt đầu tiên, sau khi y tá vô hóa chất cho chúng tôi, bà xã tôi ngửi thấy ngay cái mùi rất là nồng của hóa chất nó cứ xông lên mũi rất là khó chịu (y chang như chúng ta uống rượu mạnh thì mùi rượu nó cũng xông lên mũi của chúng ta vậy). Đến đợt thứ 2, có 1 y tá khác vừa đi vô phòng bênh nhân vừa đi vừa cầm chai nước biển vừa lắc, y như muốn nói là tui đang trộn nước biển với hóa chất cho chúng nó tan đều với nhau trong chai vậy. Sau đó, bà xã tôi nói với tôi: sao em ko cảm thấy có cái mùi hóa chất nào y như đợt vừa rồi cả!!

Tôi đi ra phòng trực ban của khoa, và nói với 1 y tá khác, rằng tôi muốn xét nghiệm chai nước biển này để coi trong đó có hóa chất dùng chữa bệnh hay không? Một lát sau, cái người y tá mà lúc nãy cầm chai nước biển và lắc đều ấy vô thay cho vợ tôi 1 chai nước biển khác. Dĩ nhiên lần này, họ khui niêm của các chai hóa chất trước mặt 2 vợ chồng tôi, đồng thời cũng tiêm thuốc vô trong chai nước biển trước mặt 2 vợ chồng tụi tôi. Tôi cũng kiểm tra tổng số chai thuốc và tên của thuốc có khớp với danh sách thuốc đã tính tiền chúng tôi trong đợt đầu hay ko? Sau đó, vợ tôi mới cảm thấy mùi hóa chất bị nồng trên mũi y chang như đã từng gặp ở đợt điều trị đầu tiên vậy.

Hai vợ chồng chúng tôi bắt đầu thấy cay cay ở mũi. Rằng có rất nhiều người nông dân nghèo, họ đã suy nghĩ rất là nhiều về việc họ sẽ bán ruộng vườn nhà cửa để quay lại thành phố điều trị hay không? Hay là họ sẽ ở nằm ở nhà mà chịu chết y như trên tôi có nói. Thế mà họ (những người ăn học ít) đâu thể biết được rằng trong khi họ cứ đinh ninh rằng mình đang được chữa trị 1 các tích cực thì thực tế lại chính là họ chỉ được truyền 1 chai nước biển vô hiệu!

Hai vợ chồng chúng tôi quyết định có nên tố cáo người y tá với bác sĩ (bệnh viện) hay ko …. vì dầu sao thì người y tá này cũng ác quá mà. Nếu cứ để cho họ tiếp tục hành nghề như thế, thì sẽ còn có rất nhiều người bệnh khác sẽ tiếp tục bị “chôm” thuốc theo cái kiểu y chang như thế. Nếu chúng tôi im lặng có nghĩa là chúng tôi đồng lõa với tội ác. Còn nếu chúng tôi tố cáo, thì người ta sẽ bị mất việc…

Tôi thì quyết định là sẽ tố cáo người này. Tôi nói với vợ rằng, tôi ko muốn sau khi mình chết, mình sẽ bị Diêm Vương xử phạt mình. Còn vợ tôi thì nghĩ khác. Bả cho rằng nếu mình tố cáo, sẽ làm ầm ỉ cả bệnh viện, sẽ ảnh hưởng đến vị bác sĩ giỏi kia (vì bà xã tôi cho rằng vị bác sĩ kia đã cứu sống mình, nên bả hàm ơn người bác sĩ này dữ lắm). Vì vậy chúng tôi, chỉ đề nghị vị bác sĩ này hãy xem lại qui trình cấp phát thuốc sao cho nó chặt chẽ hơn mà thôi. Nghĩa là y tá phải tiêm hóa chất vào chai nước biển trước mặt của bệnh nhân đồng thời cũng phải cho bệnh nhân đối chiếu với danh sách thuốc do bác sĩ ký tên và ký nhận ngay sau khi y tá vừa tiêm hóa chất xong. Dĩ nhiên tụi tôi cũng ko hề nêu tên người y tá “đen” kia nữa. Vì nghĩ rằng với qui trình chặt chẽ vừa rồi, thì ít ra người y tá đó ko còn thực hiện được nhiều “phi vụ” thêm nữa.

mỗi một đợt tiêm hóa chất sẽ có nhiều loại được tiêm vào cơ thể của bệnh nhân, chứ ko hẳn chỉ có 1 loại duy nhất.

📖

Tôi cũng muốn mở ngoặc ra để nói thêm 1 chút như vầy. Ở bài post “luộc thuốc”, tôi ko hề nêu tên của một bệnh viện/bác sĩ/ý tá cụ thể nào cả. Nhưng rất có thể sẽ có thêm 1 ý kiến nào đó cho rằng tôi đang vu khống và nói xấu về ngành y hiện nay ở VN.

Do đó tôi cũng muốn nói thêm rằng, tôi cũng đã từng kể câu chuyện “luộc thuốc” ở trên cho 1 người anh họ của tôi , đang làm bác sĩ trong 1 bệnh viện lớn, nghe lại. Tôi chưa kể hết câu chuyện, thì ông anh họ đó, đã có thể kể tiếp y chang cái đoạn kết khúc sau rồi. Có nghĩa là đối với anh đó, chuyện bị luộc thuốc như thế, giống y như là chuyện “thường ngày ở huyện” vậy (và dĩ nhiên anh ta ko hề nghi ngờ là tôi đang làm chuyện “vẽ rắn thêm chân”.

có 3 phương pháp để điều trị chính trong điều trị bệnh ung thư đó là phẩu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị và hóa trị. Ở trên tôi chỉ nói chi tiết hơn về giai đoạn hóa trị mà thôi. Các bác sĩ sẽ tùy theo từng ca cụ thể mà sẽ quyết định sẽ dùng phương pháp nào , hay là sẽ kết hợp nhiều hơn 2 phương pháp điều trị cho cùng 1 ca bệnh.

Vợ tôi cũng có đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ hằng năm tại cơ quan (Hòa Hảo), nhưng mà vẫn ko thể phát hiện bệnh ung thư sớm. Các bạn hãy coi chừng mỗi khi có triệu chứng chảy máu khác thường (ung thư tử cung), hoặc là đau nhức bất thường (tại ngực hay bụng,…) thì phải nên đi siêu âm để chẩn đoán kỹ hơn. Nếu siêu âm thấy đó là 1 cục bướu có giới hạn rõ ràng => bướu lành. Giới hạn ko rõ ràng => bướu ác (vì tế bào ung thư nổi lung tung chỗ) . Xét nghiệm chọc mô làm sinh thiết sẽ là 1 trong những xét nghiệm cuối cùng để “phán”.

Thường thì mổ cắt bỏ khối u sẽ là giải pháp đầu tiên. Sau khi cắt bỏ phần thịt thừa đó, người ta sẽ làm sinh thiết để biết bệnh đã ở giai đoạn mấy. Các bạn lưu ý là cho dù đã là di căn thì vẫn có thể chữa khỏi đấy nhé, bằng cách hóa trị như trên có nói. Chứ đừng có bi quan mà bỏ ko thèm chữa bệnh. Vấn đề quan trọng là bạn có đủ ý chí để vượt qua thời kỳ mà cơ thể bị “khó ở” trong người hay ko.


📖


LINKHAY/QUYSU