Friday, March 23, 2018

🔥🚒...KỸ NĂNG THOÁT HIỂM ĐÁM CHÁY













 📖

CHỌN HOTEL/KARAOKE/APARTMENT : CHÚ Ý CẦU THANG THOÁT HIỂM

Có 1 lần, tớ đến 1 văn phòng môi giới bất động sản để tìm mua 1 căn hộ trong 1 tòa cao ốc. Sau khi tìm hiểu về mọi thứ, tớ hỏi tiếp đến cầu thang bộ thoát hiểm nó nằm ở đâu. Người sales tiếp thị mới chỉ vô cái cầu thang bộ nằm ở giữa tòa nhà. Lúc đó, tớ mới nói vậy thôi, chú ko mua nhà này đâu, (xong tớ lẩm bẩm tiếp trong miệng) ủa mà ko hiểu sao bên công an PCCC có thể duyệt để cấp phép cho cái toà nhà này có giấy phép xây dựng vậy !? Người sales tiếp thị làm như giả nai, nhưng gương mặt cũng có vẻ ngạc nhiên vì lý do mà tớ lại đi từ chối ko mua căn hộ với giá rẻ như thế!? Về saU, thì tớ đọc báo mới biết là, tòa nhà cao tầng đó được xây ko phép (!)

Điều lưu ý khi mà mình muốn mua 1 căn hộ nằm trong 1 tòa cao ốc là tòa nhà đó phải có cầu thang thoát hiểm nằm ở (1 trong) 2 đầu của tòa nhà (chứ cầu thang bộ để thoát hiểm ko thể nằm giữa tòa nhà như thế). Bởi vì khi cháy, khói sẽ có xu hướng cuộn vô bên trong cái “giếng trời” ấy (lúc ấy cái cầu thang bộ nằm ở giữa chính là nơi hút khói của toàn bộ tòa nhà). Còn nếu cầu thang thoát hiểm nằm ở phía rìa của tòa nhà, thì nơi đó chính là nơi có khói ít nhất của 1 tòa nhà đang bùng cháy. Người ta thường chết ngạt vì khói và vì hoảng loạn mà nhảy đại xuống đất, chứ ít ai chết vì bị cháy xém lắm! Việc dùng khăn ướt để che khói cũng là 1 kỷ năng tốt nhằm tránh cho mình chết ngạt vì khói độc! Người ta cũng cố ý thiết kế cầu thang thoát hiểm nằm ở 2 đầu của tòa nhà là vì, nếu 1 bên này bị cháy, thì mình có thể chạy bộ xuống bằng cái cầu thang an toàn bên kia!

quan sát lối thoát hiểm. Tìm biển in chữ màu xanh với dòng EXIT để chạy theo hướng đó.

Nhanh chóng ra ban công, cửa sổ để đội cứu hộ có thể quan sát thấy.

Nếu có cháy tuyệt đối không sử dụng thang máy, vì khi xảy ra cháy nổ thì điện có thể mất bất cứ lúc nào, nếu mất điện thì sẽ bị kẹt lại trong thang, lửa cháy đến sẽ rất nóng và bị khói.

📖

QUẢN LÝ PHÒNG NGỪA CHÁY NỔ

Tôi từng kinh doanh vũ trường, karaoke, nhà hàng từ những năm đầu 90. Thường đêm cuối tuần, khách hàng QB có thể lên tới cả gần ngàn người.
Vũ trường và karaoke trên tầng 2, có cầu thang rộng để khách đi lại. Tôi vẫn cho thiết kế, xây dựng 2 cầu thang thoát hiểm bên hông, sử dụng khi có sự cố.
Gần chục năm kinh doanh, nhờ Trời, 2 cầu thang phụ này chỉ dùng trong việc đi lại của nhân viên, chưa 1 lần sử dụng cho việc thoát hiểm.

Vũ trường, karaoke, do yêu cầu về trang âm, cần phải kín, sử dụng nhiều vật liệu cách âm, dễ cháy: salon gỗ, đệm mút, bọc vải, trải thảm… Nhiều thiết bị âm thanh, ánh sáng công suất lớn treo trên tường, trên trần. Dây điện, dây dẫn đi ngầm, nổi, trong tường, dưới sàn, dưới thảm, trên trần, có thể nói là khắp nơi.

Chưa nói gì đến phá hoại, chỉ sơ ý nhỏ như 1 mẩu thuốc lá, 1 sự cố chập điện, đều có thể trở thành thảm hoạ lớn cho tài sản và sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người.

Tôi cho đào một bể nước chừng hơn 2 chục khối ngay tại sân trước, bố trí 5 họng nước cứu hoả lớn, dùng trong trường hợp có cháy, nổ.

Thực ra, để được các cơ quan cấp phép chấp thuận, có nhiều cách. Có thể chạy, nộp tiền bảo kê, chí ít cũng nhận được sự dễ dãi khi kiểm tra một cách qua loa, chiếu lệ. Tôi chọn cách làm ăn nghiêm túc, lâu dài, không chọn phương án chạy.

Lý do:

  • - qui mô đầu tư, với những trang thiết bị chuyên dụng đắt tiền, là tài sản lớn, không cho phép dễ dãi, làm ẩu; 
  • - vũ trường, karaoke là loại kinh doanh có điều kiện, là nơi tập trung đông, ồn ào, tính mạng con người, không phải chuyện đùa.
Tôi qui định bắt buộc với cơ sở kinh doanh của mình:
  • - giám đốc, các phó giám đốc thay nhau trực hàng đêm. Các trưởng bộ phận kinh doanh, kĩ thuật, bảo vệ phải thường xuyên kiểm tra các nguy cơ dẫn đến cháy, nổ và xây dựng phương án xử lý sự cố. 
  • - tất cả nhân viên phục vụ được hướng dẫn kĩ năng đối phó với sự cố cháy, nổ và có trách nhiệm hướng dẫn khách.
  • - hàng ngày, kiểm tra bình cứu hoả cá nhân, bể chứa nước và các họng cứu hoả.
Điều này không chỉ là nhận thức, trình độ, mà còn là trách nhiệm, là đạo đức của người kinh doanh.

Kinh doanh vũ trường, karaoke, phải tự ý thức được tính chất đặc thù và những rủi ro tiềm ẩn. Khi chưa đủ điều kiện kinh doanh lại trông vào sự dễ dãi được hiểu thực chất là bảo kê của chính quyền, việc sẽ xảy ra cháy nổ là đương nhiên.
Chỉ là lúc nào, ngày nào, giờ nào.

.📖

CHÁY CHUI VÀO TOILET LÀ TỰ SÁT
“Khi cháy đừng chạy vào nhà vệ sinh vì nơi đây được xây kín, ít không khí không có lối thoát, lại là nơi khuất rất khó cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy tìm, cứu” - .

một đám cháy bao trùm cả tòa nhà, dù anh có nhảy xuống bể bơi trong tòa nhà đó hay “cố thủ” trong nhà tắm thì cũng dễ bị ngạt, chết.

“Trong hoàn cảnh đó (cháy), anh phải càng tỉnh táo. Chỉ có sự tỉnh táo mới mang lại sống sót cao. Tuy nhiên, có một thực tế là hầu hết những người đã vào quán Karaoke là uống rượu hoặc bia mà như vậy thì trí nhớ sẽ giảm tới 50%, lúc ấy sẽ không minh mẫn và khiến cho khả năng sống sót giảm đi”


📖

HỌC DIỄN TẬP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY NGAY KHI CÓ CƠ HỘI

Nếu bạn đang làm việc trong 1 tòa nhà cao tầng, ắt hẳn bạn sẽ phải tham gia ít nhất 1 lần 1 buổi thực tập báo cháy giả. Khi đó, bạn sẽ được hướng dẫn phương pháp làm sao để có thể thoát ra được 1 đám cháy đang bùng lên. Ngoài ra, cũng có thể bạn sẽ phải tham gia 1 khóa huấn luyện về PCCC từ 1 sĩ quan cảnh sát PCCC. Cuối khóa huấn luyện, ngoài viêc thi lý thuyết, bạn sẽ phải thi bằng cách thực tập rút chốt bình chữa cháy và cầm vòi chữa chữa xáy vô 1 đám cháy giả. Nếu thi đậu, bạn sẽ được cấp 1 chứng chỉ đã hoàn thành khóa học (cơ bản), và với cái chứng chỉ đó, bạn đã có thể xin giấy phép để mở 1 cửa hàng bán bình gas (muốn kinh doanh cái nghề này, bạn phải có cái “bằng” đó).


📖


BÒ TRÊN SÀN NẾU CÓ KHÓI
Thực tế, nhiều người tử vong trong đám cháy là do ngạt khói.

Nếu lối thoát hiểm có nhiều khói bao trùm thì nên sử dụng khăn, quần áo hoặc các loại bằng chất liệu cotton nhúng nước và trùm lên mặt, mũi để tránh hít phải khói độc.

Bên cạnh đó, nên bò khom người ở những nơi có nhiều khói để có thể lấy dưỡng khí vì thường khói sẽ bay ở trên cao.


📖

KO QUAY LẠI ĐÁM CHÁY ĐỂ HÓNG
Khi ra ngoài được, bạn nên tìm một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.

Nếu quay lại đám cháy cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm.


📖

NẾU CHƯA THOÁT RA ĐƯỢC
  • - Chọn một phòng có cửa sổ nếu có thể.
  • - Hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính.
  • - Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ.
  • - Hãy ghi nhớ số điện thoại khẩn cấp.
  • - Dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn.

📖

TỔNG HỢP TỪ TRITHUCTRE, LINKHAY, FACEBOOK