Saturday, November 24, 2018

💌💌...SAINT VALENTINES = VA LĂN THAI









📖

Theo tài liệu nghiên cứu mới đây của cơ quan Duy trì Văn hóa Việt, Bộ Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, đăng tải trên nguyệt san Truyền thống số 17 phát hành tháng 12/1989 thì người Việt Nam chúng ta đã có lễ Valentine từ đời vua Hùng Vương thứ 8.
Nguyên thủy và cho đến bây giờ, người Việt chúng ta luôn quan niệm tình yêu phải là sự diễn tiến từ tình cảm trai gái cho đến sự gắn bó hình thành gia đình, sanh con đẻ cái để phát triển giống nòi.
Đó là quan niệm rất thực tế mà tổ tiên chúng ta đã đúc kết thành chữ Va-lăn-thai (Valentine) và tổ chức thành một ngày lễ hội rất lớn, vào những ngày đầu mùa Xuân khi hoa cỏ đương đâm chồi nảy lộc.
Vào ngày lễ này, các trai tráng và thiếu nữ tụ họp trong một khoảng đất trống thật lớn với những trò chơi đu tiên, đi trên thân gỗ tròn, bịt mắt bắt dê,… Qua các trò chơi tạo sự tiếp xúc trực tiếp này mà các thanh niên thiếu nữ lựa chọn người vừa ý để tiến xa hơn.
Chữ Valentine là từ tiếng Việt mà thành. Chúng ta nên nhớ ngôn ngữ Việt Nam là đơn âm, mỗi chữ đủ diễn tả được điều muốn nói như: ăn, ngủ, thương, yêu,… Và để rút gọn một chu kỳ biến hoá, chúng ta ghép nhiều chữ lại cùng nhau thành một câu mới: Va-lăn-thai (Valentine) được ghép lại từ chữ:
Va: tiếng Việt cổ xưa để chỉ sự va chạm, gặp gỡ hoặc tiếp xúc.
Lăn: diễn tả sự gần gũi, gắn bó hơn lên như lăn lộn, lăn lóc,…
Thai: đây là kết quả của tình yêu sau hai giai đoạn Va và Lăn. Đó là hình thành của bào thai, tượng trưng cho sự sống tương lai.
Do đó, Valentine hoàn toàn là của người Việt và có ý nghĩa sâu xa như vậy.
Sau khi sang giao dịch với nước ta, người Bồ Đào Nha đã học được ý nghĩa của lễ này và mang trở về châu Âu truyền bá và được phát triển rộng rãi trong những vùng cực Bắc, là nơi lạnh lẽo quanh năm. Nhưng chỉ đến khi người Pháp sang đô hộ nước ta, họ mới bắt chước và đặt tên theo âm đọc Việt Nam từ chữ Va-Lăn-Thai mà thành chữ Valentine ngày nay.
Chúng ta phải hãnh diện là dân tộc Việt Nam, đã cống hiến một ngày lễ rất cao đẹp cho toàn thế giới phải noi theo.“ (Hết trích)
.
p/s :1989 , thời đó dù nghèo nhưng các cụ vẫn chém ác lắm

📖